ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 1430/QĐ-UBND
|
Bình Định, ngày 29 tháng 04 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC CHĂN
NUÔI VÀ THÚ Y TRỰC THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
cấp huyện;
Căn cứ Thông tư số
15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng
dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 4814/QĐ-UBND
ngày 31/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
thành lập Chi cục Chăn nuôi và Thú y trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Bình Định;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 86/TTr-SNN ngày 12/01/2016 và đề
nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 310/TTr-SNV ngày 26/4/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Chăn nuôi và Thú y trực
thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y triển khai các hoạt
động của Chi cục theo đúng Quy định này và các quy định của pháp luật khác có
liên quan.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký và thay thế Quyết định số 1472/QĐ-CTUBND ngày 12/7/2010 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Chi cục Thú y.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở
Nội vụ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
và Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Cục Chăn nuôi;
- Cục Thú y;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- PVP NN;
- Lưu: VT, K10, K12, K13.
|
CHỦ
TỊCH
Hồ Quốc Dũng
|
QUY ĐỊNH
CHỨC
NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y THỰC
THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1430/QĐ-UBND ngày 29/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Chương I
VỊ TRÍ, CHỨC
NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 1. Vị trí
và chức năng
1. Chi cục Chăn nuôi và Thú y (sau
đây gọi tắt là Chi cục) là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức
năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi
pháp luật về chăn nuôi và thú y (riêng thú y thủy sản thực hiện theo hướng dẫn
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên địa bàn tỉnh.
2. Chi cục Chăn nuôi và Thú y có trụ
sở, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản
lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật; đồng
thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Chăn nuôi, Cục Thú y trực thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 2. Nhiệm vụ
và quyền hạn
1. Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn trình cấp có thẩm quyền ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương
trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy
trình, quy phạm, định mức kinh tế-kỹ thuật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm
vi quản lý.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án,
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế-kỹ thuật
về chăn nuôi, thú y đã được phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
3. Trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản cá biệt
về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
4. Về hướng dẫn
sản xuất chăn nuôi:
a) Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn sản xuất chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh,
khắc phục hậu quả thiên tai đối với chăn nuôi; xây dựng, tổ chức thực hiện và tổng kết, đánh giá kế hoạch sản xuất chăn nuôi hàng
năm;
b) Xây dựng quy hoạch chăn nuôi gắn với
hệ thống giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm và bảo quản sản phẩm chăn nuôi tại địa phương;
c) Xây dựng và tổ chức thực hiện các
quy trình về chăn nuôi áp dụng trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, thanh tra cơ sở sản
xuất được cấp giấy chứng nhận VietGAP và hoạt động đánh giá, chứng nhận VietGAP
của tổ chức chứng nhận về chăn nuôi được chỉ định theo thẩm quyền; giải quyết khiếu nại liên quan đến chứng nhận VietGAP về chăn
nuôi trên địa bàn theo quy định của pháp luật; tập huấn VietGAP cho các tổ
chức, cá nhân sản xuất, sơ chế trên địa bàn;
d) Tổ chức triển khai chương trình, kế
hoạch hoạt động sản xuất đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực
chăn nuôi;
đ) Đề xuất kế hoạch xây dựng và phát
triển các vùng chăn nuôi an toàn;
e) Giám sát, kiểm tra và hướng dẫn việc
thực hiện quy chế quản lý cơ sở sản xuất chăn nuôi an toàn; tiêu chuẩn và quy
chuẩn kỹ thuật sản xuất chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm.
5. Về quản lý giống
vật nuôi:
a) Triển khai thực hiện quy hoạch, kế
hoạch phát triển giống vật nuôi phù hợp với quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương;
b) Tham gia quản lý quỹ gen vật nuôi,
vi sinh vật dùng trong chăn nuôi theo quy định của pháp luật;
c) Tham gia quản lý khảo nghiệm giống
vật nuôi theo quy định;
d) Thực hiện công tác quản lý theo
quy định về danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh; danh mục
nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn; danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm
xuất khẩu trên địa bàn;
đ) Đôn đốc, hướng dẫn thực hiện việc
chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, công bố tiêu chuẩn cơ
sở lĩnh vực giống vật nuôi trong phạm vi địa phương;
e) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký, ra thông
báo tiếp nhận công bố hợp quy, lập sổ theo dõi và quản lý
hồ sơ công bố hợp quy lĩnh vực giống vật nuôi thuộc phạm
vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
g) Cấp giấy chứng
nhận lưu hành tự do (CFS) đối với giống vật nuôi (bao gồm phôi, tinh, con giống
vật nuôi); môi trường pha chế, bảo quản tinh, phôi vật nuôi để xuất khẩu;
h) Tổ chức thực hiện kế hoạch, quản
lý, sử dụng quỹ dự phòng thiên tai, dịch bệnh đối với giống vật nuôi trên địa
bàn tỉnh theo quy định;
i) Tổ chức thực hiện kế hoạch hàng
năm về giám định, bình tuyển đàn gia súc giống trên địa bàn; hướng dẫn cơ quan
chuyên ngành cấp huyện tổ chức thực hiện việc giám định,
bình tuyển đàn gia súc giống trên địa bàn.
6. Về quản lý thức
ăn chăn nuôi:
a) Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển
và sử dụng thức ăn chăn nuôi tại địa phương sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt;
hướng dẫn sử dụng thức ăn chăn nuôi có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường;
b) Tổ chức thực hiện các chính sách
khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao chất lượng,
nâng cao khả năng cạnh tranh của thức ăn chăn nuôi, chương trình nâng cao năng
suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh thức ăn chăn nuôi của địa phương;
c) Giám sát hoạt động khảo nghiệm thức
ăn chăn nuôi trong phạm vi địa phương;
d) Đôn đốc, hướng dẫn thực hiện việc
chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, công bố tiêu chuẩn cơ
sở lĩnh vực thức ăn chăn nuôi trong phạm vi địa phương; tiếp nhận hồ sơ đăng
ký, ra thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, lập sổ theo dõi và quản lý hồ sơ công
bố hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi trên địa bàn;
đ) Quản lý các mặt hàng thức ăn chăn
nuôi trong danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam trong phạm
vi địa phương theo quy định;
e) Tổ chức thực hiện quản lý các chất
cấm sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thức
ăn chăn nuôi tại địa phương;
g) Cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do
(CFS) đối với thức ăn chăn nuôi để xuất khẩu.
7. Về môi trường
chăn nuôi:
a) Tổ chức thực hiện chương trình, kế
hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi; định kỳ tổ chức đánh
giá hiện trạng môi trường trong chăn nuôi;
b) Tổ chức thẩm định, trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trong chăn nuôi trên địa
bàn theo quy định của pháp luật;
c) Xây dựng và hướng dẫn thực hiện
các biện pháp xử lý chất thải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi;
d) Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc
thực hiện công tác kiểm soát môi trường trong chăn nuôi;
đ) Giám sát, kiểm tra việc thực hiện
tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia về môi trường trong sản xuất chăn nuôi tại địa
phương;
e) Đôn đốc, hướng dẫn thực hiện việc
chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, công bố tiêu chuẩn cơ sở lĩnh vực môi trường chăn nuôi, các chế phẩm sinh học phục vụ
chăn nuôi trong phạm vi địa phương; tiếp nhận hồ sơ đăng ký, ra thông báo tiếp
nhận công bố hợp quy, lập sổ theo dõi và quản lý hồ sơ
công bố hợp quy lĩnh vực môi trường chăn nuôi, các chế phẩm sinh học phục vụ
chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
8. Phòng, chống dịch bệnh động vật,
thủy sản (sau đây gọi chung là dịch bệnh động vật):
a) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các dự án, chương trình khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật; chương
trình kiểm soát bệnh lây từ động vật sang người; kế hoạch phòng, chống dịch bệnh
động vật và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện;
b) Kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột
xuất các bệnh động vật thuộc danh mục các bệnh phải kiểm tra theo quy định của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các cơ sở chăn nuôi, sản xuất con giống
trên địa bàn tỉnh (trừ các cơ sở chăn nuôi do Trung ương quản lý, cơ sở giống
quốc gia, cơ sở giống có vốn đầu tư nước ngoài);
c) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực
hiện kế hoạch tiêm vắc xin phòng các bệnh bắt buộc theo quy định của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Thực hiện việc chẩn đoán, xét nghiệm
và điều trị bệnh cho động vật; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về
phòng, chống dịch bệnh động vật; điều tra, giám sát, phát hiện dịch bệnh động vật;
hướng dẫn khoanh vùng, xử lý ổ dịch, tiêu độc khử trùng,
phục hồi môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sau khi hết dịch bệnh;
đ) Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống
dịch bệnh động vật; hướng dẫn mạng lưới thú y xã, phường, thị trấn (sau đây gọi
là thú y cấp xã) giám sát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các ổ dịch mới và kiểm soát các ổ dịch cũ;
e) Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố dịch
và công bố hết dịch bệnh động vật theo quy định pháp luật;
g) Phối hợp với
cơ quan quản lý chuyên ngành về kiểm lâm trực thuộc Sở Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn trong việc thẩm định điều kiện vệ sinh thú y và giám sát tình
hình dịch bệnh của các cơ sở nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh;
h) Giám sát hoạt động của các cá
nhân, tổ chức hành nghề thú y trên địa bàn tỉnh và báo cáo về hoạt động hành
nghề thú y theo quy định;
i) Yêu cầu cá nhân, tổ chức hành nghề
thú y cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh động vật
và huy động các cá nhân, tổ chức hành nghề thú y trên địa bàn tỉnh tham gia
tiêm vắc xin phòng bệnh cho động vật, tham gia chống dịch bệnh động vật theo
quy định;
k) Quản lý, sử dụng vật tư, hóa chất
phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật từ nguồn dự trữ quốc gia, địa
phương và các nguồn khác.
9. Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch
bệnh động vật:
a) Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt dự án, chương trình, kế hoạch xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
trên địa bàn tỉnh;
b) Thực hiện trách nhiệm của cơ quan
quản lý nhà nước về thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
10. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động
vật; kiểm soát giết mổ; kiểm tra vệ sinh thú y:
a) Thực hiện việc kiểm dịch động vật,
sản phẩm động vật lưu thông trong nước; kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm
động vật vận chuyển tại các Trạm Kiểm dịch đầu mối giao thông; quản lý, giám
sát động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu sau thời gian cách ly kiểm dịch;
b) Kiểm dịch động vật, sản phẩm động
vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu,
quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tại các cửa khẩu được ủy quyền theo quy định của
pháp luật;
c) Tổ chức thực hiện việc kiểm soát
giết mổ động vật; quản lý, giám sát các cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo
quản, kinh doanh sản phẩm động vật phục vụ tiêu dùng trong nước;
d) Kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản
phẩm động vật ở dạng tươi sống, sơ chế và chế biến lưu thông trên thị trường;
thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động
vật; chất thải động vật tại các cơ sở chăn nuôi tập trung, cách ly kiểm dịch,
thu gom, giết mổ động vật và các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh sản
phẩm động vật thuộc phạm vi quản lý;
đ) Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y
và cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động
vật theo ủy quyền của Cục Thú y; các cơ sở chăn nuôi tập
trung; cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống (trừ các cơ sở chăn nuôi do Trung
ương quản lý, cơ sở giống quốc gia); cơ sở giết mổ động vật; cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm động vật phục vụ
tiêu dùng trong nước; cơ sở, cửa hàng kinh doanh động vật, sản phẩm động vật ở
dạng tươi sống và sơ chế; cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất
thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động vật; cơ sở, khu tập trung, cách ly kiểm
dịch động vật, sản phẩm động vật;
e) Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y;
hướng dẫn, giám sát việc thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện việc vệ sinh, khử
trùng tiêu độc nơi tập trung động vật, sản phẩm động vật tham gia hội chợ, triển
lãm, biểu diễn thể thao, nghệ thuật;
g) Hướng dẫn, giám sát việc thực hiện
hoặc trực tiếp thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc đối với các cơ sở có
hoạt động liên quan đến thú y, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng động vật,
sản phẩm động vật, chất thải động vật; xử lý động vật, sản phẩm động vật không
đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y; xử lý chất thải, phương tiện vận chuyển, các vật dụng
có liên quan đến động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu
chuẩn vệ sinh thú y;
h) Cấp và thu hồi trang sắc phục kiểm
dịch động vật; thu hồi thẻ kiểm dịch viên động vật, biển hiệu kiểm dịch động vật
theo quy định;
i) Phối hợp với
các cơ quan, đơn vị thuộc Cục Thú y thẩm định địa điểm, điều kiện vệ sinh thú y
trong quá trình xây dựng cơ sở giết mổ động vật, sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo
quản sản phẩm động vật phục vụ xuất khẩu; cơ sở, khu cách ly kiểm dịch động vật
xuất, nhập khẩu.
11. Quản lý thuốc thú y, chế phẩm
sinh học, vi sinh vật, hóa chất (sau đây gọi là thuốc thú y) dùng trong thú y,
trừ các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản:
a) Quản lý việc kinh doanh, sử dụng
thuốc thú y trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
b) Hướng dẫn sử dụng các loại thuốc
thú y để phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho động vật; thông báo danh mục
thuốc thú y được phép lưu hành, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng theo quy định của
pháp luật;
c) Thẩm định điều kiện vệ sinh thú y đối
với cơ sở thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y và giám sát quá trình thử nghiệm,
khảo nghiệm thuốc thú y theo quy định;
d) Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh thuốc thú y đối với cửa hàng, đại lý kinh doanh thuốc thú
y trên địa bàn tỉnh;
đ) Xử lý thuốc thú y giả, kém chất lượng,
cấm sử dụng, không có trong danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt
Nam, không có nhãn mác hoặc có nhãn mác nhưng không đúng theo quy định của pháp
luật.
12. Quản lý phí, lệ phí; cấp, thu hồi
các loại chứng nhận, chứng chỉ hành nghề thú y sau đây:
a) Tiêm phòng, xét nghiệm (bao gồm cả
xét nghiệm phi lâm sàng), chẩn đoán bệnh, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe
động vật;
b) Phẫu thuật động vật;
c) Kinh doanh thuốc thú y;
d) Các hoạt động tư vấn, dịch vụ khác
có liên quan đến thú y;
đ) Cấp, thu hồi các loại giấy chứng
nhận về thú y theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức quản lý việc thu, nộp và sử
dụng phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
13. Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ, chế độ, chính sách và pháp luật cho công chức, viên chức,
nhân viên chăn nuôi, thú y cấp xã và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên
quan đến chăn nuôi, thú y trên địa bàn tỉnh.
14. Tổ chức thực hiện các dịch vụ kỹ
thuật chăn nuôi, thú y theo quy định của pháp luật.
15. Tổ chức thực hiện các hoạt động hợp
tác quốc tế, xúc tiến thương mại về chăn nuôi, thú y theo quy định; nghiên cứu,
triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, thú y; thẩm định
chuyên ngành các chương trình, dự án về chăn nuôi, thú y trên địa bàn theo quy
định của pháp luật.
16. Thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành về chăn nuôi, thú y theo quy định của pháp luật. Giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực chăn
nuôi, thú y.
17. Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình
hình sản xuất chăn nuôi, thú y theo hướng dẫn của Cục Chăn nuôi, Cục Thú y.
18. Tổ chức thực hiện công tác cải
cách hành chính; quản lý tổ chức, biên chế, vị trí việc làm, công chức, viên chức,
tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo phân cấp của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật.
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo
quy định của pháp luật và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.
Chương II
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ
BIÊN CHẾ
Điều 3. Tổ chức
bộ máy
1. Lãnh đạo Chi cục: Chi cục Chăn
nuôi và Thú y có Chi cục trưởng và không quá 02 Phó Chi cục trưởng.
a) Chi cục trưởng là người đứng đầu
Chi cục, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục và việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn được giao;
b) Phó Chi cục trưởng giúp Chi cục
trưởng phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Chi cục
trưởng; được thay mặt Chi cục trưởng giải quyết công việc
thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của
Chi cục trưởng khi được Chi cục trưởng ủy quyền; chịu
trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được
phân công hoặc ủy quyền;
c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động,
luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ,
chính sách đối với Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng thực hiện theo quy định của
pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ, công chức của Ủy ban
nhân dân tỉnh.
2. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ:
- Phòng Hành chính, tổng hợp;
- Phòng Thanh tra, pháp chế;
- Phòng Quản lý giống và kỹ thuật
chăn nuôi;
- Phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn
nuôi;
- Phòng Quản lý dịch bệnh.
3. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc
Chi cục:
- Trạm Chăn nuôi và Thú y thành phố
Quy Nhơn;
- Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tuy
Phước;
- Trạm Chăn nuôi và Thú y thị xã An
Nhơn;
- Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Phù
Cát;
- Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Phù Mỹ;
- Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Hoài
Nhơn;
- Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Hoài
Ân;
- Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tây
Sơn;
- Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Vĩnh
Thạnh;
- Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Vân
Canh;
- Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện An
Lão;
- Trạm Chuẩn đoán xét nghiệm và điều
trị bệnh động vật;
- Trạm Kiểm dịch động vật Cù Mông.
4. Đơn vị sự nghiệp tự trang trải
toàn bộ kinh phí hoạt động: Trạm Vật tư thuốc thú y.
5. Tùy theo đặc
điểm, yêu cầu nhiệm vụ và khối lượng công việc của Chi cục ở mỗi thời kỳ, nếu xét
thấy cần thiết Chi cục trưởng có thể sắp xếp, kiện toàn, thành lập mới, tổ chức
lại các phòng chuyên môn nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp cho phù hợp trên cơ
sở đề án được Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Giám đốc Sở Nội
vụ đồng ý bằng văn bản.
6. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối
quan hệ công tác và trách nhiệm của người đứng đầu các phòng chuyên môn, nghiệp
vụ, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục do Chi cục trưởng quy định
7. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động,
luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ,
chính sách đối với các chức danh cấp trưởng, cấp phó của các phòng chuyên môn
nghiệp vụ, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục thực hiện theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Biên chế
công chức, số lượng người làm việc
1. Biên chế công chức, số lượng người
làm việc (biên chế sự nghiệp) của Chi cục nằm trong tổng biên chế công chức, số
lượng người làm việc của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Ủy ban nhân dân tỉnh giao hàng năm.
Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ và khối lượng
công việc, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y lập kế hoạch biên chế báo
cáo, đề xuất Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
2. Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi
và Thú y căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và
danh mục vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công chức, viên chức đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt để phân bổ biên chế cho các phòng chuyên môn nghiệp vụ và
các đơn vị trực thuộc trong tổng số biên chế được giao.
3. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý
công chức, viên chức, người lao động của Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện
theo quy định của Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức và các quy định hiện
hành khác của Nhà nước.
Chương III
MỐI QUAN HỆ CÔNG
TÁC
Điều 5. Chế độ
làm việc
1. Chi cục Chăn nuôi và Thú y làm việc
theo chế độ thủ trưởng.
2. Chi cục trưởng là người chịu trách
nhiệm điều hành mọi hoạt động của Chi cục theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
được giao. Chi cục trưởng có trách nhiệm báo cáo với Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Cục Chăn nuôi và Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về tổ chức hoạt động của Chi cục; xin ý kiến về những vấn đề vượt
quá thẩm quyền.
Điều 6. Mối quan
hệ công tác
1. Đối với Cục Chăn nuôi và Cục Thú y
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chi cục Chăn nuôi và Thú y chịu sự
chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
a) Chi cục Chăn nuôi và Thú y là tổ
chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chịu sự chỉ
đạo, quản lý, kiểm tra, thanh tra về tổ chức, biên chế và công tác của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
b) Chi cục Chăn nuôi và Thú y có mối
quan hệ phối hợp với các phòng chuyên môn nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện các nhiệm vụ có liên quan theo
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo quy chế làm việc của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Đối với các cơ quan chuyên môn,
các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh và các cơ quan chức năng khác của tỉnh: Chi
cục Chăn nuôi và Thú y có trách nhiệm phối hợp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ
quản lý nhà nước về chăn nuôi và thú y trên địa bàn tỉnh theo phân công và ủy
quyền của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Đối với Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp
chặt chẽ và thường xuyên với Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố; các cơ quan hữu quan trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố để thực
hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành và thực thi pháp luật về chăn
nuôi và thú y thuộc phạm vi, trách nhiệm, thẩm quyền theo phân công và ủy quyền
của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo quy định của pháp
luật.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 7. Trách nhiệm thi hành
Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và
Thú y chịu trách nhiệm tổ chức triển khai các hoạt động của Chi cục theo đúng nội
dung của Quy định này và các quy định khác của Nhà nước có liên quan đến hoạt động
của Chi cục.
Điều 8. Sửa đổi,
bổ sung quy định
Trong quá trình hoạt động nếu có khó
khăn, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung về chức năng, nhiệm vụ
của đơn vị, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y có trách nhiệm tổng hợp
báo cáo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.