Quyết định 143/QĐ-LĐTBXH năm 2010 ban hành Chương trình công tác lĩnh vực lao động, người có công và xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 143/QĐ-LĐTBXH
Ngày ban hành 26/01/2010
Ngày có hiệu lực 26/01/2010
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký Nguyễn Thị Kim Ngân
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Văn hóa - Xã hội

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI  
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 143/QĐ-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI NĂM 2010

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị quyết 03/NQ-CP ngày 15/01/2010 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010;
Căn cứ Quyết định 1898/QĐ-TTg ngày 18/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010; Quyết định số 1908/QĐ-TTg ngày 19/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2010;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình công tác lĩnh vực lao động, người có công và xã hội năm 2010.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3 (để thực hiện);
- Các đ/c Thứ trưởng (để chỉ đạo thực hiện)
- Thường trực Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Trung ương Đảng, Đảng ủy Khối cơ quan Trung ương (để báo cáo)
- Cắc Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Ban chỉ đạo các Vùng (để phối hợp chỉ đạo thực hiện).
- UBTWMTTQ Việt Nam, các tổ chức Chính trị - Xã hội (để phối hợp chỉ đạo thực hiện).
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (để phối hợp chỉ đạo thực hiện).
- Lưu VP, KHTC.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Kim Ngân

 

CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC

LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI NĂM 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 143/QĐ-LĐTBXH ngày 26 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Năm 2010, với mục tiêu cùng cả nước phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm (2006 - 2010) và tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn tiếp theo. Căn cứ Nghị quyết 03/NQ-CP ngày 15/01/2010 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010; Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 18/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010; Quyết định số 1908/QĐ-TTg ngày 19/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Chương trình công tác lĩnh vực lao động, người có công và xã hội năm 2010 với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

1. Tạo việc làm cho 1.600 ngàn người, trong đó: tạo việc làm trong nước 1.515 ngàn người; xuất khẩu lao động 85 ngàn người. Tỷ lệ thất nghiệp lao động trong độ tuổi khu vực thành thị dưới 4,7%. Cơ cấu lao động: nông, lâm, ngư nghiệp 50%; công nghiệp và xây dựng 21%; dịch vụ 29%. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động; cải thiện điều kiện làm việc, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tranh chấp lao động.

2. Tuyển mới dạy nghề cho 1.748.000 người, trong đó trung cấp nghề, cao đẳng nghề 360.400 người; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 30%.

3. 90% hộ gia đình chính sách người có công có mức sống bằng, hoặc cao hơn mức sống bình quân dân cư nơi cư trú; xây mới 5.000 nhà, sửa chữa, nâng cấp 10.000 nhà tình nghĩa; hoàn thành cơ bản kiên cố hóa nhà ở cho đối tượng chính sách; 92% số xã, phường cả nước làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ, người có công; huy động quỹ đền ơn đáp nghĩa 150 tỷ đồng.

4. Giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước xuống dưới 9,5%; tỷ lệ hộ nghèo tại 62 huyện nghèo dưới 40% (theo chuẩn hiện hành).

5. Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đã ban hành cho đối tượng bảo trợ xã hội; cải thiện, nâng cao mức sống cho đối tượng, tạo điều kiện để đối tượng khó khăn, yếu thế vươn lên hòa nhập cộng đồng. Hỗ trợ kịp thời, bảo đảm ổn định đời sống nhân dân vùng bị thiên tai, dịch bệnh, mất mùa.

6. Thực hiện các quyền của trẻ em, tạo môi trường an toàn, lành mạnh để trẻ em được phát triển toàn diện, ngăn chặn, đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em: 80% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được bảo vệ, chăm sóc; 55% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em; 100% trẻ em dưới 6 tuổi được tiếp cận các dịch vụ y tế không phải trả tiền.

7. Tạo điều kiện và cơ hội để phụ nữ tham gia bình đẳng trong tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội và gia đình; tỷ lệ nữ trong tổng số lao động được tạo việc làm mới đạt 50%, trong tuyển mới dạy nghề đạt 43%.

8. Giáo dục, chữa bệnh cho 3 ngàn đối tượng mại dâm; dạy nghề, tạo việc làm, hoàn lương cho 2 ngàn người. Cai nghiện, phục hồi 50 ngàn người nghiện ma túy, trong đó cai nghiện mới 20 ngàn người; dạy nghề, tạo việc làm sau cai cho 6 ngàn người. Xây dựng, chuyển hóa thêm 1 ngàn xã, phường lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm.

II. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Xây dựng và triển khai thực hiện đồng bộ Luật, văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, dự án về lao động, người có công và xã hội

1.1. Các đơn vị thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung nghiên cứu: hoàn thiện trình Quốc hội thông qua dự án Luật người khuyết tật, xây dựng trình dự án Bộ Luật lao động (sửa đổi); trình Chính phủ ban hành 13 Nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 12 Quyết định; ban hành theo thẩm quyền và phối hợp ban hành 58 Thông tư và Thông tư liên tịch (có Quyết định riêng).

Giao Vụ pháp chế chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng, sửa đổi và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo tiến bộ quy định.

1.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Pháp luật về lao động, người có công và xã hội bằng nhiều hình thức đến người dân, doanh nghiệp.

[...]