BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1415/QĐ-LĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 06 tháng 11
năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT MỞ RỘNG HỢP PHẦN DỰ ÁN "PHÒNG TRÁNH LÂY TRUYỀN HIV/AIDS
TRONG NAM HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ"
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP
ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số
64/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý
và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài;
Căn cứ Quyết định số
74/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn viện trợ nước ngoài thuộc Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ thư tài trợ của Tổ chức
Save the Children USA tại Việt Nam;
Xét đề nghị của Tổng cục Dạy nghề
tại công văn số 1625/TCDN-DAHIV ngày 21/9/2009, số 1802/TCDN-DAHIV ngày
21/10/2009 về việc đề xuất mở rộng hợp phần dự án "Phòng tránh lây truyền
HIV/AIDS trong nam học sinh tại các trường dạy nghề";
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế
hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt mở rộng hợp phần dự án "Phòng tránh lây truyền HIV/AIDS trong nam
học sinh tại các trường dạy nghề" (văn kiện dự án kèm theo) với các
nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu dự án: Góp phần giảm thiểu sự lây truyền HIV/AIDS trong nam học sinh tại các
trường dạy nghề ở Việt Nam.
2. Các hoạt động chính:
- Xây dựng các tài liệu thông tin,
giáo dục, truyền thông cho chương trình dự phòng HIV, phổ biến kết quả và nhân
rộng mô hình của dự án.
- Tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo
viên và nam học sinh tại các trường dạy nghề về chương trình dự phòng HIV.
- Thực hiện các hoạt động nhằm giảm
thiểu sự lây truyền HIV/AIDS trong nam học sinh tại các trường dạy nghề, gồm:
thành lập câu lạc bộ, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, tổ
chức các sự kiện truyền thông, đối thoại cộng đồng, truyền thông nhóm nhỏ, tham
quan học tập, tổ chức các hội thi v.v.
3. Thời gian thực hiện: đến hết tháng 9/2010.
4. Địa bàn thực hiện: Các trường dạy nghề đóng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh, tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng và tỉnh Nghệ An.
5. Nhà tài trợ: từ Quỹ chương trình cứu trợ khẩn cấp về
phòng chống HIV/AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR) thông qua Tổ chức Pact/Việt
Nam và Tổ chức Save the Children.
6. Tổng kinh phí: 400.000 USD (Bốn trăm nghìn đô la Mỹ) tương đương: 7.432.200.000 đồng
(tỷ giá hạch toán 1USD = 16.516 đồng theo thông báo tỷ giá hạch toán ngoại tệ
tháng 11 năm 2008 số 340/TB-BTC ngày 30/10/2008), trong đó:
- Tổ chức Save the Children trực tiếp
quản lý, chi tiêu: 170.000 USD.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
(Tổng cục Dạy nghề) trực tiếp quản lý, chi tiêu: 230.000 USD.
Điều 2. Giao
Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề ký kết thỏa thuận với
Nhà tài trợ; tổ chức, quản lý thực hiện dự án theo đúng cam kết với nhà tài trợ
và các quy định hiện hành của Việt Nam.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Tổng
cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Thủ trưởng các đơn
vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Lưu VP, Vụ KHTC.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Đàm Hữu Đắc
|
VĂN KIỆN DỰ ÁN
(Kèm
theo Quyết định số 1415/QĐ-LĐTBXH ngày 06/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
1. Tên dự án: Phòng tránh lây truyền HIV/AIDS trong thanh thiếu niên Việt Nam: Thay đổi
quan điểm về giới và các hành vi nguy cơ
2. Tên hợp phần dự án hợp tác giữa Tổ chức Save the
Children và Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội: Phòng tránh lây truyền HIV/AIDS trong nam học sinh tại các trường dạy
nghề tại Việt Nam
3. Địa điểm thực hiện hợp
phần dự án: Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh, tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng và tỉnh Nghệ An.
4. Đơn vị tài trợ: PEPFAR/USAID thông qua Pact/ Vietnam
5. Cơ quan thực hiện hợp phần dự án:
Tổ chức Save the Children (SC)
Địa chỉ liên lạc: Số 6 Đặng Văn Ngữ, nhà E3, Khu Ngoại giao đoàn Trung Tự, Đống Đa, Hà
Nội
Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội
Địa chỉ liên lạc: 37B Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Hà Nội
6. Tổng giá trị hợp phần dự
án: 400.000 USD, trong đó ngân sách do Tổng cục Dạy
nghề (TCDN) trực tiếp quản lý và chi trả là 230.000 USD, ngân sách còn lại,
170.000 USD, sẽ tài trợ cho các hoạt động mà hai bên cùng hợp tác thực hiện
nhằm đạt được các mục tiêu chung đã đề ra của hợp phần dự án và sẽ do SC
chi trả.
7. Thời gian thực hiện hợp phần dự án: Từ ngày ký kết Bản ghi nhớ đến
15 tháng 9 năm 2010.
NỘI DUNG CHI TIẾT
1. Mô tả tóm tắt Hợp phần
dự án:
Tổ chức Save the Children cùng với
Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục thực hiện
chương trình truyền thông thay đổi hành vi dành cho nhóm thanh niên đang học
tại các trường dạy nghề. Tổ chức Save the Children và Tổng cục Dạy nghề sẽ sử
dụng một chương trình giáo dục thông qua truyền thông trực tiếp để tập huấn cho
Giảng viên chủ chốt và sau đó là đồng đẳng viên - là học sinh, sinh viên đang
học tại các trường dạy nghề. Các đồng đẳng viên sẽ xây dựng và điều hành các
buổi sinh hoạt thường kỳ tại câu lạc bộ cho một nhóm các bạn thành viên chủ chốt. Những bạn này sau đó sẽ đi tiếp cận các thanh thiếu niên khác để
cung cấp các thông tin và tài liệu nhằm giúp họ có được những hành vi có lợi
cho sức khỏe và phòng tránh HIV. Các bạn này cũng thực hiện việc chuyển tuyến
dịch vụ và cung cấp bao cao su theo yêu cầu. Các đồng đẳng viên cũng hỗ trợ
thực hiện các sự kiện truyền thông nhỏ tại trường. Bên cạnh đó, các cuộc đối thoại
cộng đồng với giáo viên, cán bộ y tế, cha mẹ học sinh,... sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho thanh niên có thể thiết lập và duy trì những hành vi có lợi.
Năm thứ tư sẽ tiếp tục thực hiện các
hoạt động giống như những năm trước, tuy nhiên sẽ thay mới một số trường ở Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh và mở rộng ở Hải Phòng và một số trường ở tỉnh mới Nghệ
An.
Một hoạt động quan trọng cần thực
hiện trong giai đoạn này là hai bên cùng nhau chuẩn bị cho quá trình thể chế
hóa hoạt động giáo dục phòng chống HIV/AIDS vào trong hệ thống trường nghề,
nhằm đảm bảo tính bền vững của hoạt động này.
2. Sự cần thiết phải có Hợp
phần dự án:
Lý do khiến hoạt động của dự án trở
nên cần thiết chính là việc giúp cho học sinh, sinh viên trong các trường nghề
có thể phòng tránh được HIV, có được cuộc sống lành mạnh và khỏe mạnh, cũng như
có thái độ bình đẳng giới hơn và có thêm nhiều kỹ năng sống. Nếu so sánh với
thanh niên cùng lứa trên thế giới, tuổi trung bình của thanh thiếu niên Việt
Nam có quan hệ tình dục lần đầu tiên là khá cao (20 tuổi), nhưng số liệu lại
cho thấy khi nam thanh niên bắt đầu quan hệ tình dục cũng là lúc họ phải đối
mặt với nguy cơ lây truyền HIV/AIDS. Bên cạnh đó, nam thanh niên lại chiếm tỉ
lệ lớn nhất trong số những người tiêm chích ma túy ở Việt Nam. Và các quan điểm
về giới có mối quan hệ rất mật thiết với các hành vi nguy cơ của nam giới.
Trước thực tế đó, với mục đích giảm sự lây truyền HIV/AIDS trong thanh thiếu
niên, tổ chức Save the Children USA không ngừng nỗ lực xây dựng các can thiệp
nhằm đẩy mạnh việc thực hiện những
hành vi có lợi cho sức khỏe trong thanh thiếu niên tại Việt Nam (15-24 tuổi).
Mục tiêu của việc tiếp tục hoạt động
của dự án giai đoạn 2009-2010 là mở rộng số trường tham gia và hưởng lợi từ dự
án và tiếp tục quá trình đưa giáo dục phòng tránh HIV vào hệ thống trường nghề
tại Việt Nam như một hoạt động ngoại quá thường kỳ để khuyến khích thanh thiếu niên tiếp tục học và thực hành các kỹ năng sống cũng như các hành vi có lợi cho sức khỏe.
3. Các mục tiêu của Hợp
phần dự án:
Mục tiêu dài hạn: Ngăn
chặn tốc độ lây truyền HIV/AIDS trong thanh thiếu niên tại Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể: Nâng
cao nhận thức, thái độ và các kỹ năng liên quan đến vấn đề giới và dự phòng HIV;
- Nâng cao tính sẵn có và khả năng
tiếp cận tới nguồn thông tin dự phòng HIV có chất lượng;
- Tăng cường sự hỗ trợ của cộng đồng
giúp thanh thiếu niên có được những hành vi lành mạnh;
- Hướng dẫn chi tiết về việc đưa giáo
dục phòng tránh HIV vào hệ thống trường nghề ở Việt Nam.
4. Các
kết quả của Hợp phần dự án:
- Giáo trình phòng chống HIV cho hoạt
động ngoài giờ dành cho nam và nữ sinh viên trường nghề sẽ được thử nghiệm ở ít
nhất 18 trường;
- Đội ngũ đồng đẳng viên tại mỗi
trường được lựa chọn sẽ được đào tạo và hoạt động hiệu quả;
- Ít nhất 18 trường sẽ được chọn sẽ
là mô hình cho các trường khác học tập và mong muốn áp dụng chương trình này
cho sinh viên của họ;
- Các tài liệu truyền thông sẽ được
giới thiệu và phân phát cho sinh viên tại các trường nghề tham gia hoạt động dự
án;
- Các sự kiện truyền thông nhỏ được
thiết kế và thực hiện với sự tham gia của thanh niên nhằm nâng cao năng lực cho
sinh viên tại trường.
- Các cuộc đối thoại cộng đồng được
thực hiện và nhận được sự ủng hộ của cộng đồng;
- Các hoạt động dự án được ghi chép và
chia sẻ rộng rãi để làm tiền đề cho quá trình xây dựng và thực hiện việc thể
chế hóa mô hình.
- Hướng dẫn về đưa giáo dục phòng
tránh HIV vào hệ thống trường nghề sẽ được phát triển, thông qua với sự tham
gia của các vụ có liên quan trong Tổng cục Dạy nghề, và sẽ được đưa vào thử
nghiệm trong năm tiếp theo.
5. Các
hoạt động chính của Hợp phần dự án:
Hợp phần dự án
Phòng tránh lây truyền HIV/AIDS trong nam học sinh tại các trường dạy nghề bao
gồm các hoạt động chính sau:
- Lựa chọn trường mới thay thế và trường
mở rộng; lựa chọn và tập huấn cho giảng viên chủ chốt và đồng đẳng viên; tập
huấn nâng cao cho đồng đẳng viên của các trường hiện tại;
- Tổ chức hoạt động tại các trường
điểm: Thành lập câu lạc bộ mới, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, tổ chức sự kiện truyền
thông, đối thoại cộng đồng, tham quan học tập, hội thi,...
- Xây dựng tài liệu truyền thông giáo
dục, phổ biến kết quả, nhân rộng mô hình của hợp phần dự án; xây dựng hướng dẫn
đưa giáo dục phòng chống HIV/AIDS vào hệ thống trường nghề và thử nghiệm tại
các trường điểm.
6. Ngân
sách và kế hoạch triển khai của hợp phần dự án:
Ngân sách của hợp phần dự án là
400.000 USD. Trong đó ngân sách do TCDN trực tiếp quản lý và chi trả là 230.000
USD, ngân sách còn lại, 170.000USD, do SC trực tiếp chi tiêu cho các hoạt động
SC thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu chung của hợp phần dự án.
Kế hoạch triển khai và ngân sách
chi tiết dự kiến của Hợp phần dự án
TT
|
Các
hoạt động chính
|
Thời
gian dự kiến
|
Ngân
sách dự kiến (USD)
|
Tổng
cục Dạy nghề
|
Tổ
chức Cứu trợ Trẻ em
|
1
|
Hội nghị triển khai hợp phần dự án
tại Hà Nội
|
10/2009
|
5.064
|
0
|
2
|
Lựa chọn trường mới thay thế và
trường mới mở rộng
|
10/2009
|
306
|
0
|
3
|
Điều tra khảo sát số liệu về nhận
thức, thái độ hành vi của nam học sinh trường dạy nghề về HIV/AIDS và các vấn
đề về sức khỏe nam giới tại các trường điểm giai đoạn
1,2,3 và 4
|
10-11/2009;
6/2010
|
2.580
|
13.000
|
4
|
Lựa chọn GVCC của các trường mới và
tổ chức tập huấn
|
10-11/2009
|
7.328
|
0
|
5
|
Lựa chọn ĐĐV của các trường mới và
tổ chức tập huấn
|
11-12/2009
|
17.299
|
0
|
6
|
Thành lập các CLB và hỗ trợ hoạt
động
|
11/2009-9/2010
|
38.176
|
0
|
7
|
Tập huấn nâng cao cho ĐĐV của các
trường hiện tại
|
12/2009-
01/2010
|
9.341
|
0
|
8
|
Thiết lập hệ thống chuyển tuyến và
thực hiện hoạt động này tại các trường mới và địa bàn mới
(tỉnh Nghệ An)
|
11-12/2009
|
0
|
2.000
|
9
|
Tổ chức các sự kiện truyền thông nhỏ
|
12/2009-9/2010
|
29.731
|
0
|
10
|
Tổ chức các buổi đối thoại cộng đồng
|
12/2009-9/2010
|
1.884
|
0
|
11
|
Tổ chức mùa hè
truyền thông/hoạt động ngoại tuyến
|
6-9/2010
|
6.730
|
0
|
12
|
Tổ chức các buổi thăm trường và
trao đổi kinh nghiệm giữa các CLB
|
12/2009-9/2010
|
2.692
|
0
|
13
|
Phát triển Hướng dẫn cho chương
trình giáo dục phòng tránh HIV cho hệ thống trường nghề
|
01-9/2010
|
12.420
|
5.000
|
14
|
Xây dựng tài liệu truyền thông giáo
dục
|
01-9/2010
|
0
|
20.000
|
15
|
Ghi chép và chia sẻ các bài học
kinh nghiệm từ việc thực hiện dự án
|
11/2009-9/2010
|
0
|
5.000
|
16
|
Tổ chức Hội
thi tuyên truyền viên giỏi toàn quốc
|
7-8/2010
|
25.660
|
0
|
17
|
Các chuyến
theo dõi và giám sát hoạt động tại các trường điểm
|
12/2009-9/2010
|
3.0000
|
15.000
|
18
|
Chi phí nhân sự và văn phòng tại
TCDN và tại các trường điểm
|
10/2009-9/2010
|
67.789
|
0
|
19
|
Chi phí nhân sự và văn phòng tại SC
|
10/2009-9/2010
|
0
|
110.000
|
|
Tổng cộng
|
|
230.000
|
170.000
|
7. Phân tích hiệu quả Hợp
phần dự án:
Hợp phần dự án
phòng tránh lây truyền HIV/AIDS trong nam học sinh tại các trường dạy nghề tại
Việt Nam sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền HIV/AIDS trong nhóm này, giúp Việt Nam
giảm bớt gánh nặng lây truyền và bệnh tật. Hợp phần dự án
sẽ mang lại những tích cực cho xã hội và kinh tế như sau:
7.1. Hiệu quả xã hội:
Hợp phần dự án
được triển khai sẽ góp phần nâng cao nhận thức, thái độ không kỳ thị phân biệt
đối xử của học sinh, sinh viên tại các trường dạy nghề và cộng đồng về dự phòng
HIV/AIDS; giúp các em có những hành vi lành mạnh và hạn chế tới mức thấp nhất
số người bị nhiễm HIV/AIDS trong nhóm đối tượng thanh thiếu niên này tại Việt
Nam. Hợp phần dự án cũng góp phần xây dựng thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước,
tạo cơ sở cho việc ổn định trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế. Thêm
vào đó, hợp phần dự án sẽ phát huy truyền thống nếp sống
gia đình văn hóa Việt Nam khi hướng tới sự giao tiếp cởi mở giữa nam và nữ.
7.2. Hiệu quả kinh tế:
Giảm gánh nặng về bệnh tật chính là
góp phần nâng cao chất lượng lực lượng lao động đặc biệt là thanh niên trẻ.
Giúp các em có nhiều cơ hội có thu nhập ổn định, đóng góp cho nền kinh tế Việt
Nam phát triển lâu dài và bền vững. Giảm chi ngân sách hàng năm cho việc phát
hiện, chữa trị đối với những trường hợp có HIV/AIDS.
8. Nghĩa vụ và trách nhiệm
của các bên liên quan:
8.1. Tổ chức Cứu trợ Trẻ em:
Quản lý hợp phần dự án “Phòng tránh lây truyền HIV/AIDS trong nam học sinh tại các trường dạy nghề tại Việt Nam” theo các quy định
của nhà tài trợ và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em.
Hỗ trợ Tổng
cục Dạy nghề thực hiện các hoạt động của hợp phần dự án “Phòng tránh lây
truyền HIV/AIDS trong nam học sinh tại các trường dạy nghề tại Việt Nam”
Báo cáo thường kỳ theo yêu cầu của
nhà tài trợ và của đối tác Việt Nam, gồm có: báo cáo tiến độ, báo cáo tài chính
và báo cáo kết thúc hợp phần dự án.
Tiến hành giải ngân cho Tổng cục
Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định trong thỏa thuận hợp tác và của nhà tài trợ.
Quản lý tổng thể công tác giám sát
và đánh giá.
Thường xuyên tổ chức các cuộc họp với đối tác để thông tin, hỗ trợ nhau giải quyết khó khăn trong quá trình
thực hiện hợp phần dự án.
Đảm bảo có sự tham vấn của Tổng cục
Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong quá trình giám sát, đánh
giá hợp phần dự án.
8.2. Tổng cục Dạy nghề:
Xây dựng kế hoạch làm việc hợp tác cùng SC.
Trực tiếp thực hiện các hoạt động
của hợp phần dự án theo kế hoạch chi tiết.
Giám sát và sẵn sàng hỗ trợ nhằm
đảm bảo các hoạt động tại thực địa đạt hiệu quả cùng SC.
Theo dõi và quản lý công việc liên
quan đến hợp phần dự án tại các trường dạy nghề, Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội, các Bộ, ngành có liên quan để hợp phần dự án đạt
được kết quả có chất lượng.
Phối hợp với
SC tiến hành các hoạt động khảo sát/đánh giá hợp phần dự
án.
Phối hợp với SC xây dựng và phân
phối các tài liệu truyền thông, giáo dục tới các trường.
Tổng hợp, soạn thảo và trình báo
cáo hoạt động, báo cáo tài chính của toàn bộ các hoạt động.
Phát triển hướng dẫn về việc thể
chế hóa các hoạt động dự án vào trong hệ thống dạy nghề ở Việt Nam.
Hỗ trợ SC trong việc thành lập và
duy trì quan hệ tốt với chính quyền địa phương, cộng đồng, các tổ chức và dự án
khác có liên quan tại địa bàn dự án ở Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh,
tỉnh Quảng Ninh và Nghệ An.
Tư vấn về các trở ngại trong quá
trình thực hiện hợp phần dự án và cùng tìm ra phương hướng giải quyết.
9. Tính
bền vững của Hợp phần dự án
Hợp phần dự án do Tổng cục Dạy nghề,
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan được Chính phủ phân công trách
nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực dạy nghề trực tiếp thực hiện với sự tham gia
trực tiếp của các trường dạy nghề và các cơ quan chủ quản của các trường trong
hệ thống tổ chức sẵn có. Từ kết quả của dự án, các Giảng viên chủ chốt tại các
trường sẽ có khả năng để tiếp tục tổ chức thực hiện các hoạt động này tại
trường mình sau này như một chương trình ngoại khóa. Điều này cũng có nghĩa là
các hoạt động vẫn có thể được tiếp tục ngay cả khi dự án đã kết thúc. Bên cạnh
đó, các hoạt động của hợp phần dự án sẽ được kết hợp thực hiện cùng với hoạt đông hiện có của các cơ quan chức năng liên
quan, giúp hợp phần dự án có tính bền vững cao./.