Quyết định 141/2002/QĐ-TTg phê duyệt Định hướng phát triển thống kê Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 141/2002/QĐ-TTg |
Ngày ban hành | 21/10/2002 |
Ngày có hiệu lực | 05/11/2002 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Phan Văn Khải |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 141/2002/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2002 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 19 tháng 8 năm 1998 về việc tăng cường và
hiện đại hoá công tác thống kê;
Xét đề nghị của Tổng cục Thống kê tại tờ trình số 428/TCTK-VP ngày 03 tháng
7 năm 2002,
QUYẾT ĐỊNH:
Thống kê Việt Nam đổi mới cả về nội dung và hình thức nhằm cung cấp kịp thời thông tin kinh tế - xã hội đầy đủ về nội dung, toàn diện về phạm vi, tin cậy về chất lượng nhằm phục vụ tốt nhất yêu cầu của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đáp ứng ngày càng đầy đủ, thuận lợi nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng khác; đưa thống kê Việt Nam đạt trình độ thống kê tiên tiến của các nước trong khu vực và phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần tích cực vào việc thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
2. Quan điểm và nguyên tắc phát triển:
a) Số liệu thống kê nhà nước là thông tin thống kê có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống thông tin quốc gia, phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, phục vụ kịp thời, đầy đủ yêu cầu của Đảng và Nhà nước, nhu cầu thông tin của mọi đối tượng trong xã hội.
b) Thống kê Việt Nam được bảo đảm bằng pháp luật. Các thông tin thống kê phải bảo đảm khách quan, trung thực, công khai, minh bạch, thiết thực và hiệu quả. Nguồn thông tin, phương pháp thu thập và xử lý, hệ thống chỉ tiêu, chế độ báo cáo và điều tra phải bảo đảm các nguyên tắc về chuyên môn và dựa trên các căn cứ khoa học. Các chỉ tiêu chủ yếu phải có tính ổn định cao, đáp ứng yêu cầu so sánh theo không gian và thời gian, trong nước và quốc tế. Hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia phải được xây dựng trên cơ sở ứng dụng công nghệ tin học hiện đại.
c) Các phương pháp thống kê, các bảng phân loại, danh mục được xây dựng và ban hành trên cơ sở các chuẩn mực và thông lệ thống kê quốc tế, đồng thời phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
d) Nhà nước bảo đảm đủ nguồn lực cần thiết cho thống kê để có những số liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ cho yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước.
đ) Hệ thống thống kê Nhà nước tổ chức theo mô hình thống kê tập trung quản lý theo ngành dọc, kết hợp với thống kê Bộ, ngành.
3. Định hướng phát triển công tác thống kê Việt Nam đến năm 2010:
a) Hoàn thiện và chuẩn hoá các sản phẩm thống kê về thời gian, nội dung, hình thức, quy trình biên soạn gồm: các báo cáo thống kê kinh tế - xã hội; niên giám thống kê; các sản phẩm công bố kết quả các cuộc tổng điều tra và điều tra thống kê; các sản phẩm số liệu thống kê nhiều năm (5 năm, 10 năm, 15 năm...); các sản phẩm phân tích và dự báo thống kê; tạp chí và bản tin thống kê.
- Tăng cường công tác phổ biến thông tin thống kê đáp ứng tốt nhu cầu của Đảng, Nhà nước và các đối tượng sử dụng khác. Xây dựng một cơ chế phổ biến thông tin thống kê rõ ràng và minh bạch, có biện pháp nâng cao năng lực phổ biến thông tin thống kê đến mọi đối tượng sử dụng.
Báo cáo thống kê kinh tế - xã hội định kỳ, báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội hàng tháng phải đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và phải trở thành một trong những tài liệu chính thức trong các phiên họp Chính phủ.
b) Cải tiến và hoàn thiện phương pháp thống kê theo hướng ứng dụng phương pháp thống kê hiện đại, phù hợp với các tiêu chuẩn, thông lệ thống kê quốc tế và thực tiễn Việt Nam với các nội dung:
Xây dựng và thể chế hoá hệ thống chỉ tiêu quốc gia theo hướng đồng bộ, phản ánh được yêu cầu cơ bản về thông tin thống kê của các đối tượng sử dụng đủ để so sánh với hệ thống chỉ tiêu thống kê của các nước trong khu vực và thế giới, trong đó chú trọng các chỉ tiêu kinh tế và xã hội tổng hợp.
Mở rộng việc áp dụng hệ thống tài khoản quốc gia theo phương pháp luận của Tổ chức thống kê Liên hợp quốc. Tổ chức lại các thống kê chuyên ngành cho phù hợp với yêu cầu biên soạn hệ thống tài khoản quốc gia.
Chuẩn hoá hệ thống các bảng phân loại, danh mục theo hướng tuân thủ tính tương thích với các bảng danh mục chuẩn quốc tế và được mở rộng theo thực tiễn và yêu cầu của Việt Nam.
c) Hoàn thiện hệ thống thu thập số liệu thống kê.
Xây dựng hệ thống đăng ký các thông tin cơ bản về doanh nghiệp, đơn vị cơ sở, đăng ký hộ tịch hộ khẩu, đất đai; tổ chức cập nhật kịp thời, các thông tin về các yếu tố kinh tế - xã hội quan trọng, cơ bản nhất để cung cấp cho công tác quản lý, đặc biệt là cung cấp thông tin tổng thể phục vụ cho việc tổ chức các cuộc điều tra chọn mẫu về sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, về kinh tế - đời sống hộ gia đình, về sản xuất nông nghiệp,...
Cải tiến chế độ báo cáo thống kê doanh nghiệp theo hướng giảm báo cáo định kỳ, tăng cường thu thập thông tin thông qua việc tổ chức điều tra phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp bảo đảm các thông tin của báo cáo thống kê phản ánh đúng, đầy đủ về thực trạng doanh nghiệp, cung cấp được các thông tin cần thiết để tính và xác định các chỉ tiêu về kết quả sản xuất, kinh doanh của các ngành kinh tế quốc dân đáp ứng được yêu cầu tổng hợp thông tin về doanh nghiệp. Cải tiến chế độ báo cáo áp dụng đối với các đơn vị cơ sở, thực hiện chế độ ghi chép hành chính trong các ngành, lĩnh vực trước hết là hải quan, giáo dục, y tế, văn hoá, công an, tư pháp, tài chính, ngân hàng, thuế, đăng ký kinh doanh,... bảo đảm được yêu cầu thông tin chung của hệ thống thống kê nhà nước và yêu cầu quản lý của từng Bộ, ngành; cải tiến chế độ báo cáo áp dụng đối với các Bộ, ngành có hệ thống ghi chép hành chính bảo đảm phản ánh đầy đủ, kịp thời các hoạt động của các Bộ, ngành theo phân công quản lý, điều hành, đồng thời giải quyết được yêu cầu cung cấp và bảo đảm thông tin ghi chép hành chính ban đầu giữa Bộ, ngành trực tiếp quản lý với Tổng cục Thống kê, phục vụ yêu cầu của công tác thống kê nhà nước.
Căn cứ yêu cầu thông tin của Chính phủ, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục Thống kê có trách nhiệm chủ trì:
Tổ chức các cuộc tổng điều tra theo chu kỳ 10 năm về dân số và nhà ở, tổng điều tra theo chu kỳ 5 năm về nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản, về các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp.
Tổ chức các cuộc điều tra (định kỳ và hàng năm) trên cơ sở quy hoạch, sắp xếp hợp lý các cuộc điều tra trên phạm vi cả nước giữa Tổng cục Thống kê với các Bộ, ngành.