Quyết định 1406/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 1406/QĐ-UBND
Ngày ban hành 30/10/2014
Ngày có hiệu lực 30/10/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lai Châu
Người ký Nguyễn Khắc Chử
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1406/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 30 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH LAI CHÂU ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 28/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về Ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ;

Thực hiện Thông báo số 1214-TB/TU ngày 30/9/2014 của Tỉnh uỷ về kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tại cuộc họp ngày 29/9/2014;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 567/TTr-SNN ngày 15/10/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, với các nội dung chính sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm

a) Tái cơ cấu nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu nền kinh tế, phù hợp với chủ trương về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

b) Tái cơ cấu nông nghiệp phải theo hướng kinh tế thị trường, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, hiệu quả kinh tế được thể hiện bằng giá trị và lợi nhuận.

c) Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ về hạ tầng, về khoa học – công nghệ, về thị trường về cung cấp thông tin, dịch vụ, tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển.

d) Có chính sách ưu đãi và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và địa bàn nông thôn, khuyến khích doanh nghiệp hợp tác với nông dân cùng đầu tư để sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn.

đ) Tái cơ cấu nông nghiệp là quá trình khó khăn, phức tạp, lâu dài, đòi hỏi vừa phải kiên trì, vừa phải có bước đột phá và phải có sự đồng thuận, quyết tâm cao của lãnh đạo và cả cả hệ thống chính trị. Cần phải thường xuyên đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm để điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Chuyển nền nông nghiệp từ quảng canh, tự cung, tự cấp sang thâm canh và sản xuất hàng hóa. Nâng cao giá trị sản suất, tăng thu nhập trong sản xuất nông nghiệp. Bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững. Đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Duy trì tăng trưởng, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 5,5-6% trong giai đoạn từ 2015- 2020 và 4,5 - 5% vào giai đoạn 2021- 2030.

- Chuyển cơ cấu Trồng trọt-Chăn nuôi, thủy sản- Lâm nghiệp từ 47 – 29 – 24 (%) hiện nay lên 42-30-28 (%) vào năm 2020 và 36-31-33 (%) vào năm 2030.

- Đến năm 2020, mức thu nhập của nông dân tăng nên 2 lần và đến năm 2030 tăng nên 5 lần so với năm 2014.

II. NỘI DUNG

1. Trồng trọt

1.1. Cây lương thực (Cây lúa)

[...]