Quyết định 14/2017/QĐ-UBND quy định danh mục nghề đào tạo, mức chi phí đào tạo, mức hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Số hiệu 14/2017/QĐ-UBND
Ngày ban hành 19/09/2017
Ngày có hiệu lực 01/10/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Phạm Minh Huấn
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2017/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 19 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH DANH MỤC NGHỀ ĐÀO TẠO, MỨC CHI PHÍ ĐÀO TẠO, MỨC HỖ TRỢ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP, ĐÀO TẠO DƯỚI 03 THÁNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;

Căn cứ Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính quy định Quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng;

Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tại Tờ trình số 1112/TTr-SLĐTBXH, ngày 31/7/2017 về việc ban hành Quy định danh mục nghề đào tạo, mức chi phí đào tạo, mức hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định danh mục nghề đào tạo, mức chi phí đào tạo, mức hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang với những nội dung sau:

1. Đối tượng

a) Người khuyết tật.

b) Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

c) Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân.

d) Người thuộc hộ cận nghèo.

đ) Người học là phụ nữ, lao động nông thôn khác.

2. Danh mục nghề và mức chi phí đào tạo nghề

a) Danh mục nghề đào tạo (Có phụ lục 01 kèm theo).

b) Mức chi phí đào tạo nghề (Có phụ lục 02 kèm theo).

Nội dung chi cụ thể, chi tiết từng nghề lĩnh vực phi nông nghiệp giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nghề lĩnh vực nông nghiệp giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Sở Tài chính xem xét, thẩm định theo quy định.

3. Mức hỗ trợ đào tạo và mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại

a) Mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề (Có phụ lục 03 kèm theo).

b) Mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại:

Người học thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng được hỗ trợ tiền ăn với mức 30.000 đồng/người/ngày thực học; hỗ trợ tiền đi lại với mức 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

Riêng đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: Mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên.

[...]