Quyết định 14/2006/QĐ-BNV ban hành quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu 14/2006/QĐ-BNV
Ngày ban hành 06/11/2006
Ngày có hiệu lực 13/12/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Đỗ Quang Trung
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính

BỘ NỘI VỤ

******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc - Tự do - Hạnh phúc

******

Số: 14/2006/QĐ-BNV

Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị; Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công chức – Viên chức

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

BỘ TRƯỞNG




Đỗ Quang Trung

 

Quy chế này quy định nguyên tắc xây dựng và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức; thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức; chế độ quản lý hồ sơ cán bộ, công chức; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân trong quản lý hồ sơ cán bộ, công chức; chế độ báo cáo và tập huấn nghiệp vụ quản lý hồ sơ cán bộ, công chức.

Điều 2. Đối tượng điều chỉnh

Cán bộ, công chức thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy chế này bao gồm:

1. Những người được hưởng quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 2 của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước làm việc trong các cơ quan, tổ chức sau:

a) Các tổ chức thuộc Văn phòng Quốc hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ giúp việc Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

b) Các tổ chức giúp việc Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước trong việc phục vụ Chủ tịch nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật;

c) Các tổ chức giúp Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước;

d) Các tổ chức giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước;

đ) Các tổ chức giúp Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật;

e) Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

2. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quy định tại Điều 2 của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

3. Công chức dự bị làm việc tại các cơ quan quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và khoản 8 Điều 2 Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị.

4. Những người được quy định tại điểm b, c khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

5. Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong các doanh nghiệp nhà nước.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức" là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền tuyển dụng và quản lý cán bộ, công chức.

2. "Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý hồ sơ cán bộ, công chức" là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền quản lý trực tiếp hồ sơ cán bộ, công chức.

Điều 4. Khái niệm hồ sơ cán bộ, công chức

1. Hồ sơ cán bộ, công chức là tài liệu pháp lý phản ánh các thông tin cơ bản nhất về cán bộ, công chức bao gồm: nguồn gốc xuất thân, quá trình công tác, hoàn cảnh kinh tế, phẩm chất, trình độ, năng lực, các mối quan hệ gia đình và xã hội của cán bộ, công chức.

[...]