Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 1372/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án “Xã hội hóa phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020”

Số hiệu 1372/QĐ-UBND
Ngày ban hành 20/04/2016
Ngày có hiệu lực 20/04/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Phạm Đăng Quyền
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1372/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 04 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XÃ HỘI HÓA PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI VÀ DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH/SỨC KHỎE SINH SẢN TẠI KHU VỰC THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN PHÁT TRIỂN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2016-2020”.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Công văn số 3421/BYT-TCDS ngày 27/5/2015 của Bộ Y tế về việc triển khai xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển;

Căn cứ Nghị quyết số 06/2011/NQ/HĐND ngày 20/9/2011 của HĐND tỉnh Thanh Hóa về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Chỉ thị 16-CT/TU ngày 10/9/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số trong tình hình hiện nay”;

Căn cứ Quyết định 4381/2011/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh “Về phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 369/TTr-SYT ngày 15/03/2015 về việc phê duyệt Đề án “Xã hội hóa phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020” và hồ sơ liên quan,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Xã hội hóa phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020”, gồm những nội dung chủ yếu như sau:

- Tên đề án: Xã hội hóa phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020.

- Chủ đề án: Sở Y tế.

- Phạm vi thực hiện: Đề án được triển khai tại 27 huyện, thị xã, thành phố và 233 xã, phường, thị trấn (chú trọng khu vực nông thôn phát triển, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu du lịch và dịch vụ thương mại khác).

NỘI DUNG ĐỀ ÁN:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Đáp ứng nhu cầu về số lượng, đa dạng về chủng loại, hình thức và chất lượng ngày càng cao của phương tiện tránh thai thông qua cơ chế thúc đẩy sự tiếp cận và sử dụng phương tiện tránh thai công bằng, phù hợp với điều kiện của mỗi nhóm khách hàng và cơ chế điều phối, huy động nguồn vốn đầu tư, kinh nghiệm cung cấp phương tiện tránh thai của các đơn vị dịch vụ công, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, công ty tư nhân, người bán lẻ tham gia vào cung cấp phương tiện tránh thai theo phân khúc thị trường nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của chương trình Dân số-KHHGĐ, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đa dạng hóa phương tiện tránh thai và hàng hóa kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản theo phân khúc thị trường, chú trọng vào các phương tiện tránh thai hiện đại có tác dụng lâu dài và hiệu quả.

- 100% cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội các cấp và những người có uy tín thuộc địa bàn Đề án nhận thức được ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của xã hội hóa các phương tiện tránh thai đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- 100% Cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội các cấp thuộc địa bàn Đề án đưa vấn đề thực hiện xã hội hóa phương tiện tránh thai vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội; có chính sách hỗ trợ thực hiện phù hợp với từng địa phương.

- 100% cán bộ, nhân viên của các cơ sở y tế, các đơn vị cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS thuộc địa bàn Đề án được cung cấp thông tin, kiến thức về xã hội hóa.

- 100% cán bộ chuyên trách dân số, cán bộ y tế xã, cộng tác viên dân số, y tế thôn bản được cung cấp thông tin, kiến thức về xã hội hóa.

- 95% thanh niên, vị thành niên và các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ được tuyên truyền, tư vấn, vận động thực hiện xã hội hóa phương tiện tránh thai

2.2. Tăng cường tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản của người dân:

[...]