ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1358/QĐ-UBND
|
Thanh
Hóa, ngày 27 tháng 04 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN
TRỊ DOANH NGHIỆP DU LỊCH THEO MÔ HÌNH CHUẨN QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Du lịch ngày
14/6/2005;
Căn cứ Quyết định 290 QĐ/TU
ngày 27/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII ban hành Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai
đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Kế hoạch số 156/KH-UBND
ngày 17/10/2016 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình phát triển du lịch Thanh
Hóa giai đoạn 2016 - 2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII;
Căn cứ Quyết định số 492/QĐ-UBND
ngày 09/02/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch
tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 1287/QĐ-UBND
ngày 13/4/2015 phê duyệt Đề án "Phát triển nguồn
nhân lực tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020";
Căn cứ Quyết định số 346/QĐ-UBND ngày 27/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Đề cương Đề án “Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao chất lượng quản trị
doanh nghiệp du lịch theo mô hình chuẩn quốc tế giai đoạn 2016-2020”;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tại Tờ trình 676/TTr
-SVHTTDL ngày 27/3/2017 về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng chương trình đào tạo
nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp du lịch theo mô hình chuẩn quốc tế
giai đoạn 2016-2020’’; kèm theo Công văn số 482/STC-HCSN ngày 14/02/3017 của Sở
Tài chính về việc tham mưu phê duyệt Đề án,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh tên gọi Đề
án “Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp du
lịch theo mô hình chuẩn quốc tế giai đoạn 2016 - 2020” đã được phê duyệt tại
Quyết định số 346/QĐ-UBND ngày 27/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh thành Đề án
“Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp du lịch
theo mô hình chuẩn quốc tế giai đoạn 2017 - 2020”.
Điều 2. Phê duyệt Đề án “Xây dựng
chương trình đào tạo nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp du lịch theo mô
hình chuẩn quốc tế giai đoạn 2016 - 2020” với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ
ÁN
1. Mục tiêu chung
- Xây dựng chương trình đào tạo nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực quản trị doanh nghiệp du lịch Thanh Hóa theo mô hình chuẩn quốc tế giai đoạn 2016 -
2020, phù hợp với từng đối tượng, lĩnh vực và thực tiễn quản
trị du lịch nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp du lịch Thanh Hóa, góp phần khai
thác hiệu quả nguồn lực du lịch kết hợp với công tác bảo tồn và phát triển bền
vững, đưa Thanh Hóa trở thành điểm đến hấp
dẫn và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Đào tạo, cấp chứng chỉ nghiệp vụ quản trị doanh nghiệp du lịch theo tiêu chuẩn quốc tế cho các
quản trị viên, tạo điều kiện trao đổi nghề du lịch trong
khu vực ASEAN và thế giới. Mở rộng cơ hội hợp tác, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm đào tạo và phát triển du lịch với các chuyên gia
trong và ngoài nước.
2. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2020,
đào tạo, chuẩn hóa trình độ, năng lực cho
khoảng 700 quản trị viên doanh nghiệp du lịch Thanh Hóa theo tiêu chuẩn năng lực nghề ASEAN; mới được khoảng 20 lượt chuyên gia du lịch thuộc các lĩnh vực ẩm thực, lữ
hành, lưu trú trong và ngoài nước (Thái Lan, Singapore,
Pháp, Anh, Australia...) tham gia công tác giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch cho các học viên.
Sau khóa
học, khuyến khích, tạo điều kiện cho các học viên tham gia
sát hạch để được cấp chứng chỉ nghiệp vụ quản trị doanh nghiệp du lịch (dự kiến
khoảng 400 quản trị viên).
II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ
ÁN
1. Xây dựng
chương trình đào tạo
Xây dựng các chương trình đào tạo riêng, phù hợp với các nhóm đối tượng quản
trị viên; mỗi chương trình đào tạo gồm có 03 nhóm kiến thức: Nhóm kiến thức tổng
quan về du lịch và xu hướng phát triển du lịch; nhóm kiến
thức quản trị doanh nghiệp du lịch theo mô hình chuẩn quốc tế về phát triển du
lịch có trách nhiệm, chuẩn theo khung năng lực nghề du lịch
ASEAN; nhóm kỹ năng bổ trợ trong điều
hành quản trị và thực hiện nhiệm vụ thông qua các chuyên đề cập nhật và nâng
đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.
Chương trình đào
tạo được xây dựng trên cơ sở phát huy năng lực người học, lấy học viên là trung tâm trong quá trình tương tác, trao đổi, thảo luận tình huống để
học viên dễ dàng thu nhận kiến thức về các
lĩnh vực quản trị trong doanh nghiệp du lịch. Cụ thể:
1.1. Chương trình đào tạo quản trị viên doanh nghiệp lữ hành
a) Mô tả nội dung chương trình đào tạo:
Chương trình được thiết kế nhằm cung cấp kiến thức mới nhất về xu hướng phát triển của du lịch, các mô hình tác
nghiệp trong doanh nghiệp du lịch, các kỹ năng cần thiết để
nâng cao chất lượng hoạt động tác nghiệp. Kết thúc khóa học, học viên có thể chủ động trong xây dựng
chiến lược, thiết kế sản phẩm du lịch đặc thù, xây dựng và áp dụng thành công
chiến lược quảng bá hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc
tế.
b) Hình thức và thời gian đào tạo
- Mỗi khóa
học gồm có 10 chuyên đề (190 tiết lý thuyết) và có đi thực tế thăm quan, học tập kinh nghiệm quản lý tại các doanh nghiệp du lịch trong
nước.
- Hình thức đào tạo: Học tập trung hoặc
học vào thứ 7, chủ nhật.
- Số lượng học
viên/ 01 lớp chuẩn: 30 học viên
- Số thời gian thực hành: 50% tổng thời
lượng học tập.
c) Tiêu chuẩn tuyển sinh
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực
lữ hành tối thiểu 02 năm.
- Có trình độ trung cấp trở lên.
- Đạt trình độ tiếng Anh đầu vào
(theo đánh giá của chương trình)
1.2. Chương trình đào tạo quản trị
viên doanh nghiệp lưu trú
a) Mô tả nội dung chương trình đào tạo:
Chương trình được xây dựng tập trung vào nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý
cho quản trị viên doanh nghiệp lưu trú thông qua các chuyên đề cốt lõi nhất mà quản trị cấp chiến thuật đang thiếu
hoặc chưa hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu quản trị theo
tiêu chuẩn quốc tế. Kết thúc chương trình, học viên thành
thạo trong phân tích môi trường, đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp, từ đó,
xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển con người, văn hóa, sản phẩm, quan hệ
khách hàng và các kỹ năng nghề quản trị khác.
b) Hình thức và thời gian đào tạo
- Mỗi khóa
học gồm có 10 chuyên đề (190 tiết lý thuyết) và có đi thực
tế thăm quan, học tập kinh nghiệm quản
lý tại các doanh nghiệp du lịch trong nước.
- Hình thức đào tạo: Học tập trung hoặc
học vào thứ 7, chủ nhật.
- Số lượng học viên/ 01 lớp chuẩn: 30 học viên.
- Số thời gian thực hành: 50% tổng thời lượng học tập.
c) Tiêu chuẩn tuyển sinh
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh
vực lưu trú tối thiểu 02 năm.
- Có trình độ cao đẳng trở lên.
- Đạt trình độ tiếng Anh đầu vào
(theo đánh giá của chương trình).
1.3. Chương trình đào tạo quản trị
viên khách sạn từ 3 sao trở lên
a) Mô tả chương trình: Chương trình
được xây dựng tập trung vào nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý cho quản trị viên khách sạn 3 sao trở lên thông qua các chuyên đề cốt
lõi nhất mà quản trị đang thiếu hoặc chưa hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu quản trị theo tiêu chuẩn quốc
tế. Chương trình được thiết kế dựa trên các chuẩn mới nhất
về quản trị khách sạn 3 - 5 sao thế giới đang áp dụng, từ đó góp phần cùng nhà
quản trị điều hành và nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp du lịch.
b) Hình thức và thời gian đào tạo
- Mỗi khóa
học gồm có 10 chuyên đề (190 tiết lý thuyết) và có đi thực tế thăm quan, học tập kinh nghiệm quản lý tại các doanh nghiệp du lịch trong
nước.
- Hình thức đào tạo: Học tập trung hoặc
học vào thứ 7, chủ nhật.
- Số lượng học
viên/ 01 lớp chuẩn: 30 học viên.
- Số thời gian thực hành: 50% tổng thời lượng học tập.
c) Tiêu chuẩn tuyển sinh
- Có kinh nghiệm làm việc trong khách
sạn 3 sao trở lên ít nhất 1 năm.
- Có trình độ cao đẳng trở lên.
- Có khả năng sử dụng các phần mềm
tin học văn phòng thành thạo.
- Đạt trình độ tiếng Anh đầu vào
(theo đánh giá của chương trình đối với đối tượng quản trị
viên khách sạn từ 3 sao trở lên).
1.4. Chương trình quản trị viên
doanh nghiệp ăn uống
a) Mô tả chương trình: Chương trình
được xây dựng tập trung vào nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý cho quản trị
viên cấp trung thông qua các chuyên đề cốt lõi nhất mà quản trị cấp chiến thuật
tại doanh nghiệp dịch vụ ăn uống đang thiếu hoặc chưa hoàn thiện nhằm đáp ứng
nhu cầu quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế. Kết thúc chương
trình học viên sẽ thành thạo và chuyên nghiệp hơn trong
phân tích môi trường kinh doanh và lập kế hoạch cho doanh nghiệp, xây dựng KPI,
xây dựng hệ thống quản trị chuỗi cung ứng, quản trị và vận hành doanh nghiệp dịch
vụ ăn uống đáp ứng nhu cầu khách hàng trong nước và quốc tế.
b) Hình thức và thời gian đào tạo
- Mỗi khóa học gồm có 10 chuyên đề (180
tiết lý thuyết) và có đi thực tế thăm quan, học tập kinh
nghiệm quản lý tại các doanh nghiệp du lịch nước ngoài, mời
các chuyên gia từ trong và ngoài nước giảng dạy.
- Hình thức đào tạo: Học tập trung hoặc
học vào thứ 7, chủ nhật.
- Số lượng học viên/1 lớp chuẩn: 30 học
viên.
- Số thời gian thực hành: 50% tổng thời lượng học tập.
c) Tiêu chuẩn tuyển sinh
- Có kinh nghiệm
làm việc trong lĩnh vực nhà hàng tối thiểu 2 năm
- Có trình độ trung cấp trở lên.
1.5. Chương trình đào tạo quản trị
viên doanh nghiệp vận tải
a) Mô tả chương trình: Chương trình
được xây dựng tập trung vào nâng cao năng lực quản lý cho quản trị viên cấp
trung trong doanh nghiệp vận tải thông qua các chuyên đề cốt lõi như hành vi khách hàng, quản trị tài sản, thời
gian cũng như kỹ năng xử lý tình huống trong vận hành quản trị. Kết thúc chương
trình học viên sẽ chuyên nghiệp hơn quản lý quan hệ với khách hàng, xây dựng được
tiêu chuẩn đạo đức trong kinh doanh của doanh nghiệp cũng như quản trị tài sản,
phương tiện hiệu quả.
b) Hình thức và thời gian đào tạo
- Mỗi khóa
học gồm có 8 chuyên đề (140 tiết lý thuyết) và có đi thực tế thăm quan, học tập
kinh nghiệm quản lý tại các doanh nghiệp du lịch trong nước.
- Hình thức đào tạo: Học tập trung hoặc
học vào thứ 7, chủ nhật.
- Số lượng học viên/ 01 lớp chuẩn: 30
học viên.
- Số thời gian thực hành: 50% tổng thời lượng học tập.
c) Tiêu chuẩn tuyển sinh
- Có kinh nghiệm
làm việc trong lĩnh vực vận tải tối thiểu 1 năm
- Có trình độ trung cấp trở lên.
1.6. Chương trình đào tạo quản trị
cấp cao trong doanh nghiệp du lịch
a) Mô tả nội dung
chương trình đào tạo: Chương trình được xây dựng dành riêng cho nhà quản trị cấp
cao trong doanh nghiệp du lịch (lữ hành, lưu trú, ăn uống và vận tải) với các chuyên đề được lựa chọn,
biên soạn trên cơ sở bổ sung, cập nhật và nâng cao các kiến thức liên quan đến
quản trị doanh nghiệp du lịch nhằm nâng cao chất lượng và
kỹ năng điều hành doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế. Từ đó, các nhà quản trị có
thể ứng dụng trong xây dựng chiến lược kinh doanh, thiết kế sản phẩm, sử dụng
thành thạo bộ công cụ quản trị nhân sự hiện đại, định hướng
xây dựng chương trình hành động về văn hóa kinh doanh và quản trị quan hệ khách hàng.
Chương trình được áp dụng trong trường
hợp đào tạo tổng hợp
cho các đối tượng quản trị cao cấp của doanh nghiệp (giám đốc, phó giám đốc).
b) Hình thức và thời gian đào tạo
- Mỗi khóa
học gồm có 8 chuyên đề (140 tiết lý thuyết) và có đi thực tế thăm quan, học tập kinh nghiệm quản lý tại nước ngoài
- Hình thức đào tạo: Học tập trung hoặc
học vào thứ 7, chủ nhật
- Số lượng học viên/ 01 lớp chuẩn: 20
học viên
- Số thời gian thực hành, thảo luận:
50% tổng số tiết.
c) Tiêu chuẩn tuyển sinh
- Có kinh nghiệm quản tối thiểu 2
năm.
- Có trình độ đại học trở lên.
- Đạt trình độ tiếng Anh đầu vào
(theo đánh giá của chương trình đối với đối tượng quản trị
viên cấp cao doanh nghiệp du lịch).
(Có Phụ lục khung
chương trình đào tạo chi tiết kèm theo)
2. Xây dựng
tiêu chuẩn về giảng viên, chuyên gia tham gia công tác đào tạo
2.1. Tiêu chuẩn chung
Có trình độ từ thạc sĩ trở lên, có
kinh nghiệm đào tạo các chương trình, đề án về quản trị doanh nghiệp, du lịch từ
05 năm trở lên; có trình độ Tiếng Anh từ B2 trở lên (IELTS 5.5 trở lên); có tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết, có
phương pháp và kỹ năng sư phạm (ưu tiên những chuyên gia
được đào tạo ở nước ngoài).
2.2. Tiêu
chuẩn cụ thể cho từng lĩnh vực đào tạo
- Giảng viên đào tạo quản trị viên cấp
cao: Có trình độ Tiến sĩ, có kinh nghiệm giảng dạy quản lý từ 05 năm trở lên;
có kinh nghiệm quản lý thực tiễn; có khả năng giảng dạy bằng
tiếng Anh.
- Giảng viên đào tạo quản trị viên
doanh nghiệp lữ hành: Được đào tạo đúng chuyên ngành về chuyên đề giảng dạy; có
kinh nghiệm thực tế điều hành tour du lịch; có chứng chỉ VTOS hoặc tương đương
(đối với các chuyên đề về nghiệp vụ du lịch); chuyên gia thỉnh giảng phải có
kinh nghiệm điều hành, làm việc tại doanh nghiệp lữ hành từ
05 năm trở lên.
- Giảng viên đào tạo quản trị viên
doanh nghiệp lưu trú: Có kinh nghiệm thực tế điều hành, quản
lý các cơ sở lưu trú được xếp hạng 3 sao trở lên; được đào tạo đúng chuyên ngành về chuyên đề
giảng dạy; chuyên gia thỉnh giảng phải có kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp lưu trú từ 5 năm trở lên.
- Giảng viên đào
tạo quản trị viên doanh nghiệp ăn uống: Có kinh nghiệm thực
tế điều hành, quản lý nhà hàng, chuỗi nhà hàng ăn uống;
chuyên gia thỉnh giảng phải có kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ ăn uống từ 05 năm trở lên.
- Giảng viên đào tạo quản trị viên
doanh nghiệp vận tải: Được đào tạo đúng chuyên ngành về chuyên đề giảng dạy; chuyên
gia thỉnh giảng phải có kinh nghiệm quản lý các doanh nghiệp vận tải lớn từ 05
năm trở lên.
- Giảng viên đào tạo quản trị viên
khách sạn 03 sao trở lên: Có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, phải có kinh nghiệm giảng
dạy 05 năm trở lên; có chứng chỉ nghiệp vụ VTOS (đối với giảng viên đảm nhiệm chuyên đề chuyên sâu); có khả năng giảng dạy bằng tiếng Anh.
3. Xây dựng tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo
3.1. Tiêu chuẩn đánh giá
Các tiêu chuẩn đánh giá kết quả về chất
lượng đào tạo được xây dựng dựa trên các khía cạnh năng lực
quản lý du lịch theo chuẩn quốc tế:
- Đánh giá về kiến thức học viên (dựa vào các tiêu chuẩn về năng lực
kiến thức dành cho cán bộ quản lý).
- Đánh giá kỹ năng
của học viên (dựa vào các tiêu chuẩn về năng lực kỹ năng
dành cho cán bộ quản lý).
- Đánh giá năng
lực vận dụng trong quản lý (dựa vào kết quả, lợi nhuận, sự
hài lòng của khách hàng, chất lượng nhân viên).
3.2. Hình thức đánh giá
- Hình thức đánh
giá về kiến thức học viên: Kết thúc khóa học, học viên làm bài
tiểu luận, thuyết trình, vấn đáp.
- Hình thức đánh giá kỹ năng của học viên: Kết thúc khóa học,
học viên làm bài tiểu luận, thuyết trình, vấn đáp, xử lý tình huống.
- Hình thức đánh giá năng lực vận dụng
trong quản lý: Kết thúc một chu kỳ ứng dụng trong kinh doanh (mùa du lịch), thực
hiện đánh giá về năng lực vận dụng trong quản lý trên cơ sở kết quả, lợi nhuận, sự hài lòng của khách hàng, chất lượng nhân viên tại đơn vị
quản lý.
3.3. Văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận
Sau khi hoàn thành chương trình học,
các học viên thi sát hạch và được cấp một trong ba loại chứng chỉ, chứng nhận
sau đây:
- Chứng nhận hoàn thành khóa học: Được cấp cho tất cả học viên sau khi
hoàn thành các yêu cầu của khóa đào tạo.
- Chứng chỉ nghiệp vụ quản lý: Được cấp
cho các học viên có nhu cầu sau khi trải qua kỳ thi, đạt
các tiêu chuẩn của chương trình (chứng chỉ của Trường Đại học Hồng Đức về quản
trị doanh nghiệp du lịch).
- Chứng chỉ nghiệp vụ quản trị doanh
nghiệp du lịch theo VTOS: Được cấp cho các học viên có nhu cầu sau khi trải qua
kỳ thi sát hạch và đạt các tiêu chuẩn của chương trình học, được Tổng cục Dạy
nghề du lịch (VTCB) công nhận (Trường Đại học Hồng Đức sẽ
đấu mối với Tổng cục và hướng dẫn các thí sinh có nhu cầu
thì cấp chứng chỉ).
III. CÁC GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò và tầm quan trọng của việc đào tạo, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp
du lịch theo mô hình chuẩn quốc tế trên địa bàn tỉnh.
2. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ giảng dạy theo yêu
cầu của lộ trình và phương án đào tạo được phê duyệt; mời các
chuyên gia về đào tạo quản trị doanh nghiệp du lịch tại các nước phát triển về
du lịch trên thế giới đến giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp
theo mô hình chuẩn quốc tế, phục vụ hoạt động đào tạo có hiệu quả.
3. Có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích giảng
viên, chuyên gia nghiên cứu sâu hơn về thực trạng doanh nghiệp du lịch Thanh Hóa và viết giáo trình riêng phục vụ cho công
tác đào tạo tại địa phương.
4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công
tác quản lý nhà nước về đào tạo quản trị doanh nghiệp du lịch
theo tiêu chuẩn quốc tế; ưu tiên nguồn kinh phí thực hiện Đề án.
5. Tăng cường hợp tác với Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ
du lịch (Hội đồng VTCB) trong việc thẩm định, đánh giá và cấp chứng chỉ cho học viên.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
1. Tổng kinh phí thực hiện đề án: 7.860.809.000 triệu đồng; trong đó:
- Năm 2017: 1.941,765 triệu đồng.
- Năm 2018: 1.988,6395 triệu đồng.
- Năm 2019: 1.941,765 triệu đồng.
- Năm 2020: 1.988,6395 triệu đồng.
2. Nguồn kinh phí thực hiện
- Ngân sách tỉnh: 3.930,4045 triệu đồng.
- Nguồn Xã hội hóa: 3.930,4045 triệu
đồng.
(Chi
tiết tại Phụ lục kèm theo)
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Thanh Hóa
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và
trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp
và cộng đồng đối với phát triển du lịch địa phương, về vai trò, vị trí và hiệu
quả kinh tế xã hội do phát triển du lịch mang lại; về vai trò của đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đối với sự
phát triển du lịch.
- Thực hiện có hiệu quả công tác quản
lý nhà nước đối với các khu, điểm và doanh nghiệp du lịch
trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch theo tiêu chuẩn quốc tế;
tăng cường kiểm tra việc thực hiện Luật Du lịch trong lĩnh
vực sử dụng lao động tại các khu, điểm du lịch và doanh
nghiệp kinh doanh du lịch.
- Theo dõi, giám sát việc thực hiện Đề
án, đảm bảo chất lượng và hiệu quả; hàng năm, hướng dẫn Trường Đại học Hồng Đức
xây dựng kế hoạch triển khai Đề án và dự toán kinh phí thực hiện để tổng hợp
vào Kế hoạch thực hiện các dự án, đề án phát triển du lịch của tỉnh, trình UBND
tỉnh phê duyệt theo quy định.
2. Trường Đại học Hồng Đức
- Chủ trì triển khai Đề án, phối hợp
với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố và các đơn vị có liên
quan trong công tác tổ chức các lớp đào tạo nâng cao năng lực quản lý doanh
nghiệp du lịch cho các cá nhân và tổ chức của các khu, điểm, tuyến và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch triển
khai dự án và dự toán kinh phí thực hiện, gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp và Kế
hoạch thực hiện các dự án, đề án phát triển du lịch của tỉnh; chủ trì, phối hợp
với các đơn vị đào tạo trong và ngoài tỉnh tuyển chọn các
đào tạo viên có đủ tiêu chuẩn tham gia các khóa
đào tạo thực hiện Đề án.
3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định dự
toán kinh phí, đảm bảo cho việc triển khai Đề án hàng năm theo các nhiệm vụ đã
được phê duyệt.
4. Hiệp hội Du lịch tỉnh
- Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch
chủ động và quan tâm đến công tác đào tạo, nâng cao năng lực
quản lý doanh nghiệp; tích cực phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức cung cấp thông tin và vận động các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh
hỗ trợ kinh phí, cử lao động tham gia các khóa
đào tạo nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp du lịch
theo mô hình chuẩn quốc tế; xây dựng, tăng cường mối quan
hệ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hoạt động cũng như bồi dưỡng phát triển nguồn lao động.
- Phối hợp với trường Đại học Hồng Đức
trong công tác tổ chức một số khóa đào tạo cho lực lượng
quản trị doanh nghiệp du lịch theo mô hình chuẩn quốc tế giai đoạn 2016-2020.
- Quan tâm phối hợp với các cơ quan
thông tấn, báo chí thực hiện tuyên truyền nâng cao hình ảnh nghề du lịch nói
chung và tầm quan trọng mang tính chiến lược của phát triển
nguồn nhân lực đạt chuẩn quốc tế đối với sự phát triển của
doanh nghiệp du lịch của tỉnh trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
5. Các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh
- Chủ động, tích cực tham gia vào quá
trình đào tạo, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp du
lịch theo chuẩn quốc tế; phối hợp chặt chẽ với Trường Đại
học Hồng Đức trong tổ chức tuyển sinh
đào tạo, đào tạo lại cũng như sử dụng lao động sau đào tạo tại doanh nghiệp.
- Có chính sách hỗ trợ học phí, tiền
lương thỏa đáng, khuyến khích đội ngũ cán bộ, nhân viên của
doanh nghiệp tự giác học tập, nâng cao trình độ đạt tiêu chuẩn; tạo điều kiện để
học viên vận dụng các kiến thức được trang bị từ khóa học vào thực tiễn hoạt động
của doanh nghiệp.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc
các Sở; Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị
xã, thành phố có khu, điểm du lịch; Hiệu trưởng Trường Đại
học Hồng Đức, Chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh, Trưởng Ban
quản lý các khu, điểm du lịch; lãnh đạo các đơn vị và các cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh
- Lưu: VT. KTTC (VA8138).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Thị Thìn
|
PHỤ LỤC 1
SỐ LƯỢNG QUẢN TRỊ VIÊN DỰ KIẾN ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2017 -
2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1358/QĐ-UBND ngày
27/4/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
Đơn vị:
người
STT
|
Lớp
đào tạo
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm
2019
|
Năm
2020
|
Tổng
số học viên
|
1
|
Quản trị viên DN lữ hành
|
30
|
30
|
30
|
30
|
120
|
2
|
Quản trị viên DN lưu trú
|
60
|
60
|
60
|
60
|
240
|
3
|
Quản trị viên DN ăn uống
|
30
|
30
|
30
|
30
|
120
|
4
|
Quản trị viên DN vận tải
|
30
|
30
|
30
|
30
|
120
|
5
|
Quản trị viên khách sạn 3 sao trở lên
|
0
|
20
|
0
|
20
|
40
|
5
|
Quản trị viên cấp cao
|
0
|
30
|
30
|
0
|
60
|
|
Tổng
|
150
|
200
|
180
|
170
|
700
|
PHỤ LỤC 2
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1358/QĐ-UBND ngày
27/4/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
Mã
số
|
Tên
môn học
|
Số
tiết học
|
Ghi
chú
|
I
|
Chương trình đào tạo dùng cho quản trị viên
doanh nghiệp lữ hành
|
MMT
6101
|
Tổng quan du lịch
|
20
|
|
MMT
6021
|
Marketing du lịch
|
20
|
Thực tế trong
nước
|
MMT
6025
|
Văn hóa
kinh doanh du lịch lữ hành
|
20
|
|
MMT
6028
|
Xây dựng KP1 doanh nghiệp lữ hành
|
20
|
|
MMT
6022
|
Phân tích thị
trường & thiết kế sản phẩm
|
20
|
Mời chuyên gia nước ngoài
|
MMT
6029
|
Quản trị
chất lượng DN lữ hành
|
20
|
|
MMT
6104
|
Hành vi khách hàng
|
20
|
|
MMT
6027
|
Lãnh đạo và quản
lý
|
20
|
|
MMT
6103
|
Du lịch có trách nhiệm trong doanh
nghiệp lữ hành
|
20
|
Thực tế
trong nước
|
MMT
6015
|
Pháp luật về du lịch
|
10
|
|
II
|
Chương
trình dùng cho quản trị viên doanh nghiệp lưu trú
|
MMH
6101
|
Tổng quan du lịch
|
20
|
|
MMH
6025
|
Văn hóa
kinh doanh du lịch
|
20
|
|
MMH
6038
|
Xây dựng KPI doanh
nghiệp lưu trú
|
20
|
Mời chuyên gia nước ngoài
|
MMH
6021
|
Marketing trong DN lưu trú
|
20
|
Thực tế
trong nước
|
MMH
6028
|
Quản trị quan
hệ khách hàng
|
20
|
|
MMH
6036
|
Quản trị chất
lượng DN lưu trú
|
20
|
Mời chuyên gia nước ngoài
|
MMH
6037
|
Quản trị tài sản doanh nghiệp lưu trú
|
20
|
|
MMH
6027
|
Kỹ năng tạo động lực lao động
|
20
|
|
MMH
6038
|
Du lịch có trách nhiệm trong doanh
nghiệp lưu trú
|
20
|
|
III
|
Chương
trình đào tạo cho quản
trị viên khách sạn từ 3 sao trở lên
|
MMT
6015
|
Pháp luật về du lịch
|
10
|
|
MMH
6101
|
Tổng quan du lịch
|
20
|
|
MMH
6025
|
Văn hóa kinh
doanh du lịch
|
20
|
|
MMH
6038
|
Xây dựng KP1 doanh nghiệp lưu trú
|
20
|
|
MMH
6021
|
Marketing trong DN lưu trú
|
20
|
|
MMH
6028
|
Quản trị quan hệ
khách hàng
|
20
|
|
MMH
6036
|
Quản trị chất
lượng DN lưu trú
|
20
|
Mời chuyên gia nước ngoài
|
MMH
6037
|
Quản trị tài sản DN lưu trú
|
20
|
Thực tế nước
ngoài
|
MMT
6027
|
Kỹ năng tạo động
lực lao động
|
20
|
|
IV
|
Chương trình dùng cho quản trị viên doanh nghiệp
ăn uống
|
MMT
6015
|
Pháp luật về du lịch
|
10
|
|
MMH
6101
|
Tổng quan du lịch
|
20
|
|
MMH
6025
|
Văn hóa kinh doanh dịch vụ
|
20
|
|
MMH
6021
|
Marketing du lịch & dịch vụ
|
20
|
Thực tế nước ngoài
|
MMH
6038
|
Xây dựng KPI
cho doanh nghiệp
|
20
|
|
MMH
6024
|
Quản trị quan
hệ khách hàng
|
20
|
|
MMH
6025
|
Văn hóa
ẩm thực
|
10
|
Mời chuyên gia nước ngoài
|
MMH
6039
|
Nghiệp vụ vận
hành & kinh doanh ăn uống
|
20
|
|
MMH
6036
|
Quản trị chất
lượng đồng bộ
|
20
|
Mời chuyên gia nước ngoài
|
MMH
6038
|
Du lịch có trách nhiệm trong doanh
nghiệp dịch vụ ăn uống
|
20
|
|
V
|
Chương trình dùng cho quản trị viên doanh nghiệp vận tải
|
MMT
6015
|
Pháp luật về du lịch
|
10
|
|
MMM
6101
|
Tổng quan du lịch
|
20
|
|
MMM
6038
|
Hành vi khách hàng
|
20
|
|
MMM
6024
|
Kỹ năng
xử lý tình huống
|
20
|
|
MMM
6025
|
Quản trị tài sản,
phương tiện
|
20
|
Thực tế trong nước
|
MMM
6035
|
Kỹ năng quản trị thời gian
|
10
|
|
MMM
6036
|
Văn hóa kinh
doanh vận tải
|
20
|
|
MMM
6046
|
Quản trị chất lượng đồng bộ
|
20
|
Mời chuyên gia nước ngoài
|
VI
|
Chương trình đào tạo dùng cho
nhà quản trị cấp cao
trong doanh nghiệp du lịch
|
MMT
6015
|
Pháp luật về du
lịch
|
10
|
|
TM
6101
|
Tổng quan du lịch
|
20
|
|
TM
6018
|
Chiến lược kinh doanh du lịch
|
20
|
Mời chuyên gia nước ngoài
|
TM
6019
|
Quản trị nhân
sự hiện đại
|
20
|
|
TM
6020
|
Quản trị tài
chính nâng cao
|
20
|
|
TM
6021
|
Marketing du lịch & Dịch vụ
|
20
|
Thực tế nước
ngoài
|
TM
6025
|
Văn hóa
kinh doanh du lịch
|
10
|
|
TM
6023
|
Kỹ năng Lãnh đạo và quản lý
|
20
|
|
TM
6102
|
Kỹ năng đào tạo
du lịch
|
10
|
|
PHỤ LỤC 3
KINH PHÍ VÀ NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1358/QĐ-UBND ngày
27/4/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
Đơn vị tính: đồng
CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO
|
GIAI
ĐOẠN 2017 - 2020
|
TỔNG KINH PHÍ theo loại hình đào tạo
|
NĂM 2017
|
NĂM 2018
|
NĂM 2019
|
NĂM
2020
|
Đào tạo quản trị viên DN lữ hành
|
715.709.000
|
357.854.500
|
715.709.000
|
357.854.500
|
2.504.981.500
|
Đào tạo quản trị viên DN lưu trú
|
630.745.000
|
630.745.000
|
630.745.000
|
630.745.000
|
2.522.980.000
|
Đào tạo quản trị viên DN ăn uống
|
350.541.500
|
350.541.500
|
350.541.500
|
350.541.500
|
2.103.249.000
|
Đào tạo quản trị viên DN vận tải
|
244.769.500
|
244.769.500
|
244.769.500
|
244.769.500
|
979.078.000
|
Đào tạo quản
trị viên khách sạn 3 sao
|
-
|
404.729.000
|
-
|
404.729.000
|
809.458.000
|
Tổng kinh phí theo năm
|
1.941.765.000
|
1.988.639.500
|
1.941.765.000
|
1.988.639.500
|
7.860.809.000
|
Nguồn ngân sách Nhà nước
|
970.882.500
|
994.319.750
|
970.882.500
|
994.319.750
|
3.930.404.500
|
Nguồn người học đóng & xã hội hóa
|
970.882.500
|
994.319.750
|
970.882.500
|
994.319.750
|
3.930.404.500
|