ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 346/QĐ-UBND
|
Thanh
Hóa, ngày 27 tháng 01 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP DU LỊCH THEO MÔ HÌNH CHUẨN QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/06/2015;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng
6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01
năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 872/QĐ-TTg
ngày 17 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030;
Căn cứ
Quyết định số 3066/QĐ-BVHTTDL ngày 29/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành du lịch giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ
Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc
Hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định
và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số
05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực,
sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 3542/QĐ-UBND ngày 26/11/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch
phát triển nhân lực tỉnh Thanh Hóa đến
năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt
Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm
2030;
Căn cứ Quyết định số 1287/QĐ-UBND ngày 13/4/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt Đề án “phát
triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”;
Căn cứ Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 25/4/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm
2020, thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về du lịch;
Căn cứ Kế hoạch số 13/KH-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Thanh Hóa về việc triển khai Nghị quyết số 09/NQ/TU ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về
lĩnh vực du lịch;
Căn cứ Kế hoạch hành động số
74/KH-UBND ngày 13/5/2015 về thực hiện
Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh
phát triển du lịch trong thời kỳ mới;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tại Công văn số 32/SVHTTDL-NVDL ngày 07 tháng 01 năm 2016 về việc
thẩm định Đề cương Đề án Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao chất lượng quản
trị doanh nghiệp du lịch theo mô hình chuẩn quốc tế giai đoạn 2015 - 2020; của
Trường Đại học Hồng Đức tại Công văn số 483/ĐHHĐ-QLKH ngày 24/11/2015 về việc đề
nghị phê duyệt Đề cương Đề án phát triển du lịch
Thanh Hóa năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Đề cương Đề án Xây dựng chương
trình đào tạo nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp du lịch theo mô hình
chuẩn quốc tế giai đoạn 2016 - 2020 với những nội dung chính như sau:
I. Tên đề án: Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp
du lịch theo mô hình chuẩn quốc tế giai đoạn 2016 - 2020.
II. Cơ quan chủ trì xây dựng Đề án: Trường Đại học Hồng
Đức.
III. Thời
gian lập đề án: năm 2016
IV. Nội dung của đề án
Phần mở đầu
1. Sự cần thiết lập đề án
2. Căn cứ xây dựng đề án
3. Mục tiêu của đề án
4. Nhiệm vụ của đề án
5. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Tiến độ thực hiện đề án
Phần thứ nhất
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
I. TỔNG QUAN DU LỊCH THANH HÓA
1. Khái quát về điều kiện tự nhiên
và kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
2. Tài nguyên du lịch Thanh Hóa
2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
3. Thực trạng hoạt động du lịch
Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015
3.1. Kết quả đạt được
3.2. Hạn chế, nguyên nhân
II. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ QUẢN TRỊ
DOANH NGHIỆP DU LỊCH TỈNH THANH HÓA
1. Thực trạng doanh nghiệp du lịch
trên địa bàn tỉnh
1.1. Số lượng
1.2. Chất lượng
1.3. Đánh giá chung
2. Thực trạng đội ngũ quản trị
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
2.1. Số lượng
2.2. Chất lượng
2.3. Đánh giá chung
III. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT
LƯỢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP DU LỊCH THANH HÓA
1. Các nhân tố tác động đến chất lượng quản trị doanh nghiệp lữ hành
1.1. Tác động tích cực
1.2. Tác động tiêu cực
2. Các nhân tố tác động đến chất lượng quản trị doanh nghiệp lưu trú
2.1. Tác động tích cực
2.2. Tác động tiêu cực
3. Các nhân tố tác động đến chất lượng quản trị doanh nghiệp ăn uống
3.1. Tác động tích cực
3.2. Tác động tiêu cực
4. Các nhân tố tác động đến chất lượng quản trị doanh
nghiệp vận tải du lịch
4.1. Tác động tích cực
4.2. Tác động tiêu cực
5. Các nhân tố tác động đến chất
lượng quản trị doanh nghiệp dịch vụ du lịch khác
5.1. Tác động tích cực
5.2. Tác động tiêu cực
Phần thứ hai
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
2. Mục tiêu cụ thể
II. NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP
1. Xây dựng chương trình đào tạo (đối
tượng, thời gian, nội dung)
1.1. Chương trình đào tạo cho quản trị
viên trong doanh nghiệp lữ hành
1.2. Chương
trình đào tạo cho quản trị viên trong doanh nghiệp lưu trú
1.3. Chương trình đào tạo cho quản trị
viên trong doanh nghiệp ăn uống
1.4. Chương trình đào tạo cho quản trị
viên trong doanh nghiệp vận tải du lịch
1.5. Chương trình đào tạo cho quản trị
viên trong doanh nghiệp dịch vụ du lịch khác
2. Xây dựng tiêu chuẩn về đội ngũ
chuyên gia tham gia công tác đào tạo
3. Xây dựng kế hoạch kinh phí và điều
kiện cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
4. Xây dựng lộ trình và phương án đào
tạo
5. Xây dựng tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo
III. CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ƯU
TIÊN THỰC HIỆN
1. Chương trình đào tạo cho quản trị
viên trong doanh nghiệp lữ hành
2. Chương trình đào tạo cho quản trị
viên trong doanh nghiệp lưu trú
3. Chương trình đào tạo cho quản trị
viên trong doanh nghiệp ăn uống
4. Chương trình đào tạo cho quản trị
viên trong doanh nghiệp vận tải du lịch
5. Chương trình đào tạo cho quản trị
viên trong doanh nghiệp dịch vụ du lịch khác
IV. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ ĐỀ ÁN
Phần thứ ba
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. KINH PHÍ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Nhu cầu kinh phí
2. Nguồn kinh phí
II. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Trường Đại học Hồng Đức
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
3. Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch
4. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
5. Sở
Tài chính
6. Các huyện, thị xã, thành phố có
khu, điểm du lịch
7. Ban quản lý các khu, điểm du lịch
8. Hiệp hội du lịch
9. Các doanh nghiệp du lịch
10. Các sở, ngành, đơn vị liên quan
khác (nếu có)
Điều 2. Giao Trường Đại học Hồng Đức chủ trì, phối hợp với
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan
hoàn chỉnh Đề án Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao chất lượng quản trị
doanh nghiệp du lịch theo mô hình chuẩn quốc tế giai đoạn 2016 - 2020, đảm bảo
đúng quy trình và thời gian, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; lập
dự toán kinh phí thực hiện, gửi Sở Tài chính thẩm định và thực hiện việc thanh
quyết toán theo quy định.
Giao Sở Tài chính
căn cứ các quy định hiện hành của nhà nước và chức năng, nhiệm vụ được giao; thẩm
định kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện Đề án, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
Giám đốc các sở: Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Lao động,
Thương binh và Xã hội; Tài chính; Hiệu trưởng Trường Đại học
Hồng Đức; Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 Quyết định;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- PCVP Phạm Nguyên Hồng;
- Lưu: VT, KTTC (HungYT760).
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Đăng Quyền
|