Quyết định 1338/QĐ-TTg năm 2024 sửa đổi Quy chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố kèm theo Quyết định 64/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1338/QĐ-TTg
Ngày ban hành 06/11/2024
Ngày có hiệu lực 06/11/2024
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Hòa Bình
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Trách nhiệm hình sự

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1338/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM RỬA TIỀN VÀ TÀI TRỢ KHỦNG BỐ BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 64/QĐ-TTG NGÀY 08 THÁNG 02 NĂM 2023 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Phòng, chống khủng bố ngày 12 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Phòng, chống rửa tiền ngày 15 tháng 11 năm 2022;

Căn cứ Nghị định số 19/2023/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền;

Căn cứ Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố”;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 Quy chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố ban hành kèm theo Quyết định số 64/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ như sau:

“Điều 7. Phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ:

a) Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành các đối tượng báo cáo việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong phạm vi, lĩnh vực quản lý.

Việc thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành có thể lồng ghép hoặc phối hợp với các đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành khác có liên quan do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì.

b) Phối hợp tham gia Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền và phòng, chống khủng bố theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông; thực hiện các nhiệm vụ được phân công của Trưởng Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành.

c) Chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì, phối hợp các sở, ngành địa phương tham mưu cấp có thẩm quyền thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành các đối tượng báo cáo việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong phạm vi, lĩnh vực quản lý tại địa phương.

Việc thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành có thể lồng ghép hoặc phối hợp với các đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành khác có liên quan do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì.

2. Bộ Tài chính có nhiệm vụ:

a) Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành các đối tượng báo cáo việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong phạm vi, lĩnh vực quản lý.

Việc thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành có thể lồng ghép hoặc phối hợp với các đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành khác có liên quan do Bộ Tài chính chủ trì.

b) Phối hợp tham gia Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền và phòng, chống khủng bố theo đề nghị của Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông; thực hiện các nhiệm vụ được phân công của Trưởng Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành.

3. Bộ Xây dựng có nhiệm vụ:

a) Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành các đối tượng báo cáo việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong phạm vi, lĩnh vực quản lý.

Việc thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành có thể lồng ghép hoặc phối hợp với các đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành khác có liên quan do Bộ Xây dựng chủ trì.

b) Phối hợp tham gia Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền và phòng, chống khủng bố theo đề nghị của Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông; thực hiện các, nhiệm vụ được phân công của Trưởng Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành.

c) Chỉ đạo Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì, phối hợp các sở, ngành địa phương tham mưu cấp có thẩm quyền thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành các đối tượng báo cáo việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong phạm vi, lĩnh vực quản lý tại địa phương.

Việc thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành có thể lồng ghép hoặc phối hợp với các đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành khác có liên quan do Sở Xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì.

[...]