THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
1336/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 22 tháng 09 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THOÁT NƯỚC 3 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC
BỘ, MIỀN TRUNG VÀ PHÍA NAM ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ Xây dựng tại Tờ trình số 69/TTr-BXD ngày 17 tháng 7 năm 2008
về việc phê duyệt Quy hoạch thoát nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miển
Trung và phía Nam đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Quy hoạch thoát nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và
phía Nam đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi
quy hoạch:
Quy hoạch thoát nước đô thị,
thành phố, thị xã của các địa phương thuộc 3 vùng kinh tế trọng điểm, bao gồm:
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ:
bao gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng
Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh;
- Vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung: bao gồm các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định;
- Vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam: bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu,
Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tiền Giang.
2. Đối tượng
quy hoạch:
Hệ thống thoát nước mưa, hệ thống
thoát nước thải, xử lý nước thải của các đô thị, thành phố, thị xã của các địa
phương thuộc 3 vùng kinh tế trọng điểm.
3. Mục tiêu quy
hoạch:
- Định hướng quy hoạch thoát nước
cho các đô thị, tỉnh lỵ.
- Xây dựng những định hướng cơ bản
về thoát nước cho từng vùng kinh tế trọng điểm.
- Xác định giải pháp hợp lý phát
triển hệ thống thoát nước (bao gồm: các lưu vực, hướng thoát nước chính, chỉ
tiêu thoát nước thải, dự báo tổng khối lượng, nước thải, lựa chọn hệ thống
thoát nước, vị trí và quy mô các khu xử lý nước thải đô thị).
4. Quan điểm
quy hoạch:
- Quản lý tổng hợp thoát nước
theo lưu vực sông.
- Quy hoạch thoát nước của vùng
phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển
thủy lợi của vùng và các quy hoạch liên quan khác.
- Quy hoạch thoát nước đô thị phải
đồng bộ với các quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác.
- Quy hoạch hệ thống thoát nước
của từng đô thị trong vùng phải tuân thủ theo quy hoạch phát triển thoát nước của
vùng.
- Đối với các khu công nghiệp,
đô thị mới phải quy hoạch, xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải riêng.
Các đô thị đã có hệ thống thoát nước, tùy điều kiện cụ thể của từng đô thị để
nghiên cứu tổ chức quy hoạch hệ thống thoát nước riêng hoặc nửa riêng.
- Nước thải sinh hoạt đô thị,
công nghiệp và làng nghề phải xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi xả ra
nguồn tiếp nhận. Khuyến khích tái sử dụng nước thải đã qua xử lý để phục vụ cho
các mục đích khác.
- Phát triển các công nghệ xử lý
nước có thải hiệu quả cao và thân thiện với môi trường.
5. Nội dung quy
hoạch thoát nước:
a) Các chỉ tiêu
- Nước thải sinh hoạt đô thị;
theo tiêu chuẩn cấp nước TCXDVN 33: 2006;
- Hệ số pha loãng nước thải phụ
thuộc vào khả năng tự làm sạch của nguồn nước, chế độ thủy văn, đặc điểm sử dụng
nguồn nước;
- Chất lượng nước thải sinh hoạt
và công nghiệp sau khi xử lý phải đạt các tiêu chuẩn về môi trường Việt Nam hiện
hành.
b) Quy hoạch thoát nước vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
- Quy hoạch thoát nước mưa
+ Lưu vực, hướng thoát: có 06 lưu
vực thoát nước chính:
. Lưu vực sông Đáy: thuộc các tỉnh,
thành phố Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định và một phần của Hòa Bình, lưu vực
chủ yếu thoát ra sông Nhuệ và sông Đáy. Riêng thành phố Hà Nội, lưu vực sông
Sét, Kim Ngưu tiêu ra sông Hồng về mùa lũ qua trạm bơm Yên Sở;
. Lưu vực sông Cầu: phía Bắc
sông Đuống: gồm các tỉnh: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc
Sơn thuộc Hà Nội, chảy ra sông Cầu;
. Lưu vực tả sông Hồng: thuộc
Nam sông Đuống (gồm các huyện: Thuận Thành, Lương Tài, Gia Bình) tỉnh Bắc Ninh,
một phần tỉnh Hải Dương và tỉnh Hưng Yên, chảy ra sông Hồng;
. Lưu vực hạ lưu sông Thái Bình
thuộc tỉnh Hải Dương. Cụ thể thành phố Hải Dương thoát ra sông Sặt, sông Thái
Bình;
. Lưu vực thành phố Hải Phòng
thoát ra sông Lạch Tray, sông Cấm;
. Lưu vực thành phố Hạ Long
thoát ra biển.
+ Hệ thống, công trình đầu mối:
. Hệ thống sông Nhuệ: tiêu chung
cho 2 tỉnh, thành: Hà Nội và Hà Nam được tiêu ra 3 hướng: ra sông Hồng, ra sông
Đáy, vào sông Châu. Các công trình đầu mối: trạm bơm tiêu Yên Sở tiêu ra sông Hồng
và 3 trạm bơm lớn tiêu ra sông Đáy (trạm bơm tiêu Ngoại Độ 2, Quế 2 và Lạc
Tràng 2);
. Hệ thống tiêu Bắc Đuống: tiêu
chung cho Bắc Ninh và một phần diện tích của Hà Nội, Vĩnh Phúc. Nơi tiếp nhận
nước tiêu của hệ thống là sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê, sông Đuống
và sông Hồng. Khu vực đô thị Đông Anh phát triển sẽ được tiêu ra sông Hồng bằng
trạm bơm Vĩnh Thanh;
. Hệ thống tiêu Bắc Hưng Hải: là
hệ thống tiêu chung cho các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và một phần diện tích của
tỉnh Bắc Ninh và thành phố Hà Nội.
- Quy hoạch thoát nước thải
+ Dự báo lượng nước thải
Lượng nước thải các thành phố trực
thuộc Trung ương, các đô thị tỉnh lỵ và các khu công nghiệp tập trung trong
vùng khoảng: 2.030.000 m3/ngày, trong đó:
. Nước thải sinh hoạt khoảng:
1.230.000 m3/ngày.
. Nước thải công nghiệp khoảng:
800.000 m3/ngày.
+ Hệ thống thoát nước thải
Trong phạm vi nghiên cứu vùng,
quy hoạch thoát nước thải và xử lý nước thải mang tính chất liên đô thị chỉ áp
dụng cho các đô thị liền kề nhau như Hà Nội – Hà Đông, Hải Phòng – Đồ Sơn.
Hệ thống thoát nước và xử lý nước
thải đô thị chủ yếu giải quyết độc lập trong từng đô thị, phù hợp với sự phát
triển của đô thị trong vùng.
Sự gắn kết mang tính chất vùng của
hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của các đô thị, khu công nghiệp được quản
lý theo các lưu vực sông bao gồm 6 lưu vực chính: lưu vực sông Nhuệ, lưu vực
sông Cầu, lưu vực tả sông Hồng, lưu vực sông Thái Bình, lưu vực sông Lạch Tray,
sông Cấm và vùng biển Quảng Ninh.
+ Công nghệ xử lý nước thải
Tùy theo điều kiện cụ thể của từng
đô thị, áp dụng công nghệ xử lý nước thải hiện đại hoặc đơn giản phù hợp với
yêu cầu nguồn tiếp nhận và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương.
c) Quy hoạch thoát nước vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung
Quy hoạch thoát nước mưa
+ Lưu vực, hướng thoát:
Các đô thị tỉnh lỵ trong vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung: việc thoát nước gắn lền với các sông chính, có 5
lưu vực chính sau:
. Thành phố Đà Nẵng thoát ra
sông Hàn, sông Cu Đê;
. Thành phố Huế thoát ra sông
Hương, sông Bồ;
. Thành phố Tam Kỳ thoát ra sông
Tam Kỳ, sông Trường Giang;
. Thành phố Quảng Ngãi thoát ra
sông Vệ, sông Trà Khúc;
. Thành phố Quy Nhơn thoát ra
sông Côn, sông Hà Thanh.
+ Hệ thống, công trình đầu mối
Các đô thị tỉnh lỵ trong vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung nằm ở hạ lưu các sông hoặc đoạn sông chịu ảnh hưởng
của thủy triều. Với cao độ nền hiện có vấn đề tiêu thoát nước tại các đô thị về
mùa kiệt thuận lợi. Song về mùa lũ một số đô thị bị ngập lụt khi xảy ra lũ với
tần suất 5%, thậm chí 10%, xây dựng các công trình đầu nguồn đa mục tiêu nhằm
giải quyết cấp nước hạ lưu, phát điện, cắt giảm lũ trên các lưu vực sông:
. Trên hệ thống sông Ô Lâu xây dựng
hồ chứa Ô Lâu dung tích 40 x 106m3;
. Trên hệ thống sông Hương xây dựng
hồ cắt lũ Tả Trạch, Bình Điền, Cổ Bi;
. Trên hệ thống sông Bù Lu xây dựng
hồ Thủy Yên, Thủy Cam dung tích 26 x 106m3 cấp nước cho
Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô và cắt lũ cho sông Thừa Lưu;
. Trên hệ thống sông Vu Gia –
Thu Bồn xây dựng các hồ: Sông Bung 2, Sông Bung 4, A Vương 1, A Vương 4, Sông
Con 2, Sông Giăng, Đakmi 1, Đakmi 4, Sông Tranh 1, Sông Tranh 2 và Sông Khang với
tổng dung tích hữu ích 2.857 x 106m3, dung tích phòng lũ
1.187 x 106m3.
. Trên sông Trà Khúc xây hồ Nước
Trong để cấp nước cho khu kinh tế Dung Quất;
. Trên sông Côn xây dựng hồ Định
Bình giai đoạn I dung tích hữu ích 200 x 106m3, dung tích
phòng lũ 112 x 106m3 cấp nước cho vùng hạ du và thành phố
Quy Nhơn.
- Quy hoạch thoát nước thải
+ Dự báo lượng nước thải
Lượng nước thải các thành phố trực
thuộc Trung ương, các đô thị tỉnh lỵ và các khu công nghiệp, khu kinh tế trong
vùng là: 554.000m3/ngày, trong đó:
. Nước thải sinh hoạt khoảng:
384.000m3/ngày;
. Nước thải công nghiệp khoảng:
170.000m3/ngày.
+ Hệ thống thoát nước thải
Do đặc điểm vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung, địa hình có hướng dốc từ Tây sang Đông, các sông, suối ngắn,
có độ dốc lớn, thường xuyên gây ngập úng cho khu vực hạ lưu, các đô thị lớn nằm
cách xa nhau, do vậy trong quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sẽ
chủ yếu giải quyết độc lập cho từng đô thị, phù hợp với sự phát triển của đô thị
trong vùng.
+ Công nghệ xử lý nước thải
Tùy theo điều kiện cụ thể của từng
đô thị, áp dụng công nghệ xử lý nước thải hiện đại hoặc đơn giản phù hợp với
yêu cầu nguồn tiếp nhận và điều kiện kinh tế - xã hội.
d) Quy hoạch thoát nước vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Quy hoạch thoát nước mưa
+ Lưu vực, hướng thoát: phân
chia thành 3 lưu vực chính:
. Khu vực có địa hình cao: bao gồm
các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Công trình thủy lợi có nhiệm
vụ chính trữ nước tưới tiêu cho vùng cây công nghiệp, thoát nước lũ cục bộ mùa
mưa, cấp nước cho sinh hoạt và các khu công nghiệp kết hợp thủy điện;
. Khu vực thành phố Hồ Chí Minh:
có địa hình không cao, tương đối phẳng, ảnh hưởng chế độ bán nhật triều lớn.
Nghiên cứu thoát nước cho khu vực có kết hợp các công trình thủy lợi trên cơ sở
các kênh rạch tự nhiên gồm 27 mạng lưới kênh rạch chính với tổng chiều dài lớn
hơn 310km, hệ thống đê ngăn triều, lũ và hệ thống cống, đập;
. Khu vực hai tỉnh Long An và Tiền
Giang: hệ thống thoát nước chủ yếu theo vùng thủy lợi sông Tiền (hệ thống sông
Mê Kông) và sông Vàm Cỏ, thoát lũ cho khu vực Đồng Tháp Mười và ngăn mặn từ biển
vào nhằm giảm ngập lũ.
+ Hệ thống, công trình đầu mối
Tập trung đầu tư hoàn chỉnh,
nâng cấp, kiên cố hóa các hệ thống thủy lợi hiện có như Dầu Tiếng (Tây Ninh),
Trị An (Đồng Nai), Thác Mơ, Lộc Giang, Đồng Soài, Cần Đơn (Bình Phước), ven
sông Sài Gòn (Bình Dương) để nâng cao hiệu quả tưới và cấp nước, giảm ngập lũ
cho hạ lưu.
Đầu tư xây dựng các công trình
thủy lợi đa mục tiêu để giải quyết cấp nước cho các vùng thiếu nước, ưu tiên cấp
nước cho dân sinh và công nghiệp: Phước Hòa (Bình Dương – Bình Phước); Suối Cả,
Phước Thái (Đồng Nai); Sông Ray, Tầm Bố (Bà Rịa – Vũng Tàu); giảm lũ cho hạ du,
cải tạo môi trường.
Xây dựng hệ thống chống ngập
úng, ô nhiễm, xâm nhập mặn, đồng thời kết hợp mở rộng giao thông cho các khu đô
thị hạ lưu các sông Sài Gòn, Đồng Nai.
Củng cố và phát triển hệ thống
đê biển chịu được mức nước triều với tần suất 5% ứng với gió bão cấp 9, 10. Bảo
vệ và phát triển tầng phủ rừng đầu nguồn, điều tiết dòng chảy, giảm ngập úng
cho vùng hạ lưu.
- Quy hoạch thoát nước thải
+ Dự báo lượng nước thải
Lượng nước thải các thành phố trực
thuộc Trung ương, các đô thị tỉnh lỵ và khu công nghiệp trong vùng khoảng:
3.070.000m3/ngày, trong đó:
. Nước thải sinh hoạt khoảng:
2.270.000m3/ngày;
. Nước thải công nghiệp khoảng:
800.000m3/ngày.
+ Hệ thống thoát nước thải
Trong phạm vi nghiên cứu, quy hoạch
thoát nước và xử lý nước thải được nghiên cứu, lập cho các đô thị liền kề nhau.
Nghiên cứu thoát nước thải liên
đô thị trên trục quốc lộ 51 (từ Long Thành đến Bà Rịa – Vũng Tàu)
Hệ thống thoát nước và xử lý nước
thải đô thị chủ yếu giải quyết độc lập cho từng đô thị, phù hợp với sự phát triển
của đô thị trong vùng.
+ Công nghệ xử lý nước thải
Tùy theo điều kiện cụ thể của từng
đô thị, áp dụng công nghệ xử lý nước thải hiện đại hoặc đơn giản phù hợp với
yêu cầu nguồn tiếp nhận và điều kiện kinh tế - xã hội.
6. Khái toán
chi phí đầu tư
Ước tính vốn đầu tư xây dựng hệ
thống thoát nước và xử lý nước thải các thành phố, thị xã, các khu kinh tế các
giai đoạn (kinh phí này không bao gồm kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng).
Vùng
kinh tế trọng điểm
|
Đến
năm 2010
|
Đến
năm 2020
|
Tỷ
đồng
|
Tương
đương (triệu USD)
|
Tỷ
đồng
|
Tương
đương (triệu USD)
|
Bắc Bộ
|
3.360
|
200
|
16.800
|
1.020
|
Miền Trung
|
1.600
|
100
|
16.800
|
1.020
|
Phía Nam
|
3.040
|
185
|
22.400
|
1.360
|
Tổng cộng
|
8.000
|
485
|
56.000
|
3.400
|
Nguồn vốn để đầu tư xây dựng hệ
thống thoát nước và xử lý nước thải:
- Nguồn vốn ngân sách trung
ương;
- Nguồn vốn ngân sách địa
phương;
- Nguồn vốn tài trợ nước ngoài;
- Nguồn vốn vay dài hạn;
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 2.
Cơ chế, chính sách
Để đầu tư xây dựng và quản lý hệ
thống thoát nước được đồng bộ, có hiệu quả, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường,
áp dụng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ ưu đãi sau:
- Miễn tiền sử dụng đất;
- Hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt
bằng, xây dựng công trình ngoài hàng rào của dự án;
- Được áp dụng các mức thuế
(VAT, thu nhập doanh nghiệp …) ở mức ưu đãi nhất theo quy định hiện hành;
- Các đơn vị thoát nước được sử
dụng toàn bộ nguồn thu từ phí thoát nước để thực hiện việc quản lý vận hành,
duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước và công trình xử lý nước thải và từng bước
bù đắp chi phí đầu tư.
Điều 3.
Tổ chức thực hiện
1. Bộ Xây dựng:
- Quản lý đồ án quy hoạch thoát
nước 3 vùng kinh tế trọng điểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Hướng dẫn các địa phương rà
soát, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành thoát nước trên
địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch thoát nước vùng theo nội dung Quy hoạch này;
- Chủ trì lựa chọn chủ đầu tư
các dự án thoát nước vùng liên tỉnh và chỉ đạo thực hiện.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Cân đối, bố trí vốn ngân sách
cho các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước đô thị đã được phê duyệt.
3. Bộ Tài chính
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
trong việc cân đối, bố trí ngân sách cho các dự án đầu tư xây dựng hệ thống
thoát nước đô thị đã được phê duyệt.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc
đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường theo quy định đối với hệ thống thoát nước đô
thị đã được đầu tư xây dựng.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương trong các vùng kinh tế trọng điểm:
- Tổ chức rà soát, điều chỉnh
các quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành thoát nước trên địa bàn tỉnh phù
hợp với quy hoạch thoát nước vùng kinh tế trọng điểm đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt.
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện các
dự án thoát nước trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành.
Điều 4.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, các Bộ
liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
thuộc 3 vùng kinh tế trọng điểm và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải
|