ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 133/QĐ-UBND
|
Lai Châu, ngày 06
tháng 02 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH LAI CHÂU NĂM 2023
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức Chính
quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Quyết định số
46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ
đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng; Thông tư số 152/2016/TT-BTC
ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ
đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng; Thông tư số 40/2019/TT-BTC
ngày 28/6/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số
152/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng
kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng;
Căn cứ Thông tư số
42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy
định về đào tạo trình độ sơ cấp; Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015
quy định về đào tạo thường xuyên;
Thông tư số
34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về sửa
đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 42/2015/TT- BLĐTBXH và Thông tư số
43/2015/TT-BLĐTBXH; Thông tư số 17/2022/TT- BLĐTBXH ngày 06/9/2022 của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề
nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung
thành phần thuộc 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 -2025;
Căn cứ Quyết định số
674/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh Lai Châu quy định mức chi phí đào tạo
trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Quyết định
số 1145/QĐ-UBND ngày 24/9/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về mức
chi phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn kèm
theo Quyết định số 674/QĐ- UBND ngày 30/6/2017; Quyết định số 4685/QĐ-UBND ngày
29/12/2022 của UBND tỉnh Lai Châu về ban hành Kế hoạch Đào tạo nghề nông nghiệp
cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2022-2025;
Căn cứ Quyết định
1626/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm 2023;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đào tạo nghề
cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2023.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở:
Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài
chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Kho
bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Lao động -TBXH;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Cổng Thông tin Điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, VX3.
|
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Tống Thanh Hải
|
KẾ HOẠCH
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI
CHÂU NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày
/ /2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu)
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
Xác định cụ thể mục tiêu, đối
tượng, chính sách hỗ trợ, kinh phí thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thể cho
các cơ quan, đơn vị thực hiện tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Nâng cao chất lượng lao động
nông thôn thông qua việc đào tạo, trang bị kiến thức cơ bản về kỹ năng nghề,
giúp người học sau khi kết thúc khóa đào tạo biết vận dụng kiến thức đã học vào
sản xuất, tạo việc làm góp phần cải thiện đời sống, tăng thu nhập, giảm nghèo bền
vững.
2. Yêu cầu
Đào tạo nghề theo nhu cầu của
người lao động và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến
lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; yêu cầu chuyển dịch
cơ cấu lao động và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đảm bảo đào tạo đúng đối tượng,
thực hiện đúng chế độ chính sách quy định.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham
gia đào tạo phải đảm bảo năng lực đào tạo, có đủ điều kiện hoạt động giáo dục
nghề nghiệp; không tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn khi chưa dự báo
được nơi làm việc và mức thu nhập hoặc khả năng cải thiện năng suất lao động.
II. MỤC
TIÊU, CHỈ TIÊU
1. Mục tiêu
Đổi mới và phát triển đào tạo
nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Gắn
đào tạo nghề với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới
và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp tại địa phương;
Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo
chuyên môn kỹ thuật từ 55,97% năm 2022 lên 58,28% vào cuối năm 2023; trên 80% số
người học sau đào tạo có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng
suất, thu nhập cao hơn.
2. Chỉ tiêu
Đào tạo nghề trình độ sơ cấp và
đào tạo dưới 03 tháng cho 7.450 lao động nông thôn, trong đó:
- Nghề nông nghiệp: 4.815 chỉ
tiêu, chiếm 64,63%.
- Nghề phi nông nghiệp: 2.635
chỉ tiêu, chiếm 35,37%.
(Chi
tiết theo phụ biểu đính kèm)
III. NỘI
DUNG THỰC HIỆN
1. Đối tượng
Lao động nông thôn tham gia học
các chương trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo nghề dưới 3 tháng, trong
đó ưu tiên: Người khuyết tật; đối tượng thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người
có công với cách mạng; người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ mới thoát nghèo; người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp,
đất kinh doanh, lao động nữ mất việc làm; người chấp hành xong án phạt tù, người
sau cai nghiện trở về cộng đồng.
2. Điều kiện người học được
hỗ trợ đào tạo
a) Trong độ tuổi lao động (nữ từ
đủ 15-55 tuổi; nam từ đủ 15-60 tuổi), có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn;
trường hợp học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động thì phải đủ
14 tuổi; những người không biết đọc, viết có thể tham gia học những nghề phù hợp
thông qua hình thức kèm cặp, truyền nghề và phải đủ sức khoẻ phù hợp với ngành
nghề cần học.
b) Có phương án tự tạo việc làm
sau học nghề đảm bảo tính khả thi theo xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc
được đơn vị sử dụng lao động cam kết tuyển dụng hoặc có đơn vị cam kết bao tiêu
sản phẩm sau học nghề.
c) Đối với lao động nông thôn:
Người lao động có hộ khẩu thường trú tại xã, người lao động có hộ khẩu thường
trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc thuộc hộ gia đình
có đất nông nghiệp bị thu hồi.
d) Đối với người khuyết tật: có
giấy xác nhận khuyết tật hoặc sổ lĩnh trợ cấp hàng tháng.
đ) Đối với lao động bị mất việc
làm
Trường hợp làm việc theo hợp đồng
có một trong các giấy tờ sau: Quyết định thôi việc, buộc thôi việc; quyết định
sa thải; thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;
hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc
theo hợp đồng lao động;
Trường hợp làm việc không theo
hợp đồng: Giấy xác nhận của người sử dụng lao động;
Trường hợp tự tạo việc làm: Giấy
đăng ký kinh doanh còn hiệu lực hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (trong
trường hợp không có giấy đăng ký kinh doanh).
e) Đối với người đã được hỗ trợ
đào tạo nghề nhưng bị mất việc làm thì ngoài các giấy tờ quy định cần bổ sung
thêm chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo nghề trước đó.
f) Đối với người thuộc hộ gia
đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh: Quyết định thu hồi đất còn
trong thời hạn được hỗ trợ quy định tại Điều 4 Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg
ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo
nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất.
3. Chính sách đối với người
học
a) Hỗ trợ chi phí đào tạo
Mức hỗ trợ cụ thể theo từng
ngành, nghề và thời gian học thực tế được thực hiện theo quy định tại Quyết định
số 674/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh Lai Châu quy định mức chi phí đào tạo
trình độ sơ cấp và đạo tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Quyết định
số 1145/QĐ-UBND ngày 24/9/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về mức
chi phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn kèm
theo Quyết định 674/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh và các văn bản có liên
quan, văn bản bổ sung, thay thế.
b) Mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi
lại
Thực hiện theo Khoản 2, Điều 7,
Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý
và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.
4. Quy mô đào tạo, chương
trình, phương thức đào tạo, nội dung chi
a) Quy mô đào tạo: Từ 25 đến 35
học viên/lớp.
b) Chương trình, giáo trình đào
tạo
Chương trình, giáo trình đào tạo
do đơn vị tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn xây dựng, chỉnh sửa, bổ
sung phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, điều kiện giảng dạy của cơ
sở, trình độ của người học theo hướng dẫn tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH
quy định về đào tạo sơ cấp; Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo
thường xuyên; Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội về sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số
42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp và Thông
tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo thường xuyên;
Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 06/9/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết
việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 03
chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
c) Hình thức hỗ trợ đào tạo
Thực hiện giao nhiệm vụ, đặt
hàng hoặc đấu thầu đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP
ngày 10/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định giao nhiệm vụ, đặt
hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước từ
nguồn kinh phí chi thường xuyên, cụ thể:
- Trường hợp người học đăng ký
học tại các cơ sở đào tạo là đơn vị sự nghiệp công lập:
+ Hỗ trợ thông qua hình thức giao
nhiệm vụ giữa Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và cơ sở đào tạo công lập trực
thuộc.
+ Hỗ trợ thông qua hình thức đặt
hàng giữa Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và cơ sở đào tạo công lập không
phải là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc.
- Trường hợp người học đăng ký
học tại các cơ sở đào tạo ngoài công lập: hỗ trợ thông qua hình thức đặt hàng
giữa Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và cơ sở đào tạo ngoài công lập theo
quy định về đặt hàng đào tạo.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ kinh phí thực hiện nhiệm vụ
đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng có trách nhiệm thanh toán tiền
ăn, tiền đi lại cho người học theo quy định. Trường hợp người học tự ý nghỉ học,
bỏ học hoặc buộc thôi học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp quyết toán kinh phí hỗ trợ
học nghề theo số lượng học viên và thời gian thực tế tham gia học nghề.
d) Nội dung chi
Nội dung chi thực hiện theo quy
định tại Điều 10, Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính.
IV. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
Kinh phí đào tạo nghề được thực
hiện lồng ghép từ các nguồn: Ngân sách Trung ương; ngân sách tỉnh; ngân sách
huyện tự cân đối và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Việc thanh toán, quyết toán kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực
hiện theo quy định hiện hành.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: hướng dẫn, tổ
chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo cơ cấu ngành nghề, chất lượng, hiệu
quả công tác đào tạo nghề; xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra việc thực hiện
chính sách, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; hướng dẫn thực
hiện công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm đối với
lao động nông thôn.
Định kỳ 6 tháng, năm, tổng hợp
báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch này gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội.
2. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
Chỉ đạo công tác đào tạo ngành,
nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên
quan kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đào tạo ngành, nghề nông nghiệp cho lao
động nông thôn; hướng dẫn thực hiện công tác truyền thông về đào tạo nghề nông
nghiệp, tạo việc làm đối với lao động nông thôn.
Định kỳ 6 tháng, năm báo cáo
tình hình thực hiện kế hoạch gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh xem xét cân đối bố trí kinh phí
đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên cơ sở đề nghị của Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội.
4. Sở Công thương
Phối hợp với cơ quan, đơn vị
truyền thông cung cấp thông tin có liên quan đến thị trường hàng hóa và có các
giải pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp cho lao động nông thôn.
5. Sở Thông tin và Truyền
thông
Chỉ đạo các cơ quan truyền
thông tỉnh, huyện thực hiện công tác thông tin tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng
về tình hình thực hiện các hoạt động của Kế hoạch.
6. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
Ban hành Kế hoạch đào tạo nghề
cho lao động nông thôn trên địa bàn. Kiểm tra các điều kiện tổ chức đào tạo
theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 7, Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với các đơn vị chưa có giấy chứng
nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng
đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ điều kiện về năng lực đào tạo.
Chỉ đạo các cơ quan chức năng:
thẩm định các điều kiện mở lớp đào tạo nghề; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp
xã tăng cường công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp và tạo việc làm đối
với lao động nông thôn; rà soát, định hướng nhu cầu đào tạo của lao động nông
thôn phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới và nhiệm vụ tái cơ cấu ngành
nông nghiệp; chú trọng công tác tư vấn, hướng nghiệp cho người lao động, đặc biệt
là người khuyết tật, người chấp hành xong án phạt tù trở về cộng đồng, người
sau cai nghiện trở về cộng đồng.
Được phép điều chỉnh số học
viên, ngành, nghề đào tạo trong phạm vi kinh phí được duyệt và chịu trách nhiệm
về kết quả, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.
Tổ chức kiểm tra, giám sát; sơ
kết, đánh giá, tổng hợp báo cáo định kỳ 6 tháng, năm về tình hình thực hiện kế
hoạch gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp.
7. Ủy ban nhân dân cấp xã
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến
các quy định, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đến người lao động nông thôn trên
địa bàn.
Xây dựng kế hoạch phối hợp thực
hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn; kế hoạch kiểm
tra, giám sát các lớp đào tạo nghề.
Thống kê nhu cầu học nghề của
lao động nông thôn; nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.
Phối hợp với các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp tổ chức tuyển sinh, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức đào tạo nghề.
Hỗ trợ người lao động tổ chức sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết việc làm sau đào tạo. Theo dõi, tổng hợp số
người có việc làm, số hộ thoát nghèo, số hộ trở thành hộ khá, số người chuyển
sang ngành, nghề công nghiệp, dịch vụ sau khi học nghề. Định kỳ 6 tháng, năm
báo cáo kết quả đào tạo nghề gửi Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (qua phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp).
8. Các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp tham gia đào tạo
Tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề
theo chương trình đào tạo đã được phê duyệt; kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp
chứng chỉ; thực hiện công tác giáo vụ, chế độ báo cáo theo quy định.
Quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ
đào tạo; chi trả đầy đủ kinh phí hỗ trợ cho người học; thanh quyết toán kinh
phí theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã
theo dõi, thống kê tình trạng việc làm, thu nhập của lao động nông thôn sau học
nghề.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ
quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên
Phối hợp tuyên truyền các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn; vận động các hội viên tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về đào tạo
và giải quyết việc làm. Tham gia giám sát các nội dung của Kế hoạch.
Căn cứ nội dung Kế hoạch, Ủy
ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố và đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai, thực hiện./.
PHỤ BIỂU
CHỈ TIÊU NGÀNH, NGHỀ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2023
(Đính kèm Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2023 ban hành kèm
theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày /02/2023 của
UBND tỉnh Lai Châu)
Số TT
|
Tên nghề đào tạo
|
Số lượng người học (người)
|
Ghi chú
|
I
|
HUYỆN MƯỜNG TÈ
|
1.100
|
|
1
|
Trồng cây lương thực, thực phẩm
(khoai sọ, lúa, ngô,…)
|
60
|
|
2
|
Nuôi trồng thủy sản
|
30
|
|
3
|
Nuôi ong mật
|
180
|
|
4
|
Chăn nuôi gia súc, gia cầm (gà,
lợn,…)
|
270
|
|
5
|
Trồng cây quế
|
190
|
|
6
|
Trồng cây ăn quả (lê, đào, …)
|
60
|
|
7
|
Kỹ thuật xây dựng
|
60
|
|
8
|
Kỹ thuật điện nông thôn
|
150
|
|
9
|
Sửa chữa máy nông nghiệp
|
65
|
|
10
|
Kỹ thuật gò hàn nông thôn
|
35
|
|
II
|
HUYỆN PHONG THỔ
|
1.200
|
|
1
|
Trồng chè
|
90
|
|
2
|
Trồng chanh leo
|
225
|
|
3
|
Trồng mắc ca
|
30
|
|
4
|
Trồng lúa năng suất cao
|
160
|
|
5
|
Chăn nuôi gia súc, gia cầm (lợn,
gà, ngựa, trâu, dê, thỏ,…)
|
330
|
|
6
|
Trồng bí, dưa chuột
|
30
|
|
7
|
Nuôi ong mật
|
30
|
|
8
|
Kỹ thuật trồng đậu tương
|
30
|
|
9
|
Sửa chữa máy nông nghiệp
|
65
|
|
10
|
Sửa chữa xe máy
|
30
|
|
11
|
Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
|
30
|
|
12
|
Kỹ thuật gò hàn nông thôn
|
30
|
|
13
|
Kỹ thuật cắt may
|
120
|
|
III
|
HUYỆN TAM ĐƯỜNG
|
1.000
|
|
1
|
Chăn nuôi gia súc, gia cầm
(ngựa, dê, lợn, dúi, …)
|
150
|
|
2
|
Phòng, chống dịch bệnh cho gia
súc, gia cầm
|
90
|
|
3
|
Trồng và chăm sóc cây chanh
leo
|
120
|
|
4
|
Kỹ thuật nuôi ong
|
30
|
|
5
|
Trồng cây dược liệu
|
60
|
|
6
|
Trồng và chăm sóc dong riềng
|
30
|
|
7
|
Trồng quế
|
60
|
|
8
|
Trồng và chăm sóc cây chè
|
30
|
|
9
|
Sửa chữa máy nông nghiệp
|
120
|
|
10
|
Kỹ thuật xây dựng
|
35
|
|
11
|
Hướng dẫn du lịch cộng đồng
|
30
|
|
12
|
Kỹ thuật thêu tay
|
185
|
|
13
|
May dân dụng công nghiệp
|
30
|
|
14
|
Khai thác mỏ
|
30
|
|
IV
|
HUYỆN TÂN UYÊN
|
1.000
|
|
1
|
Kỹ thuật trồng nấm
|
60
|
|
2
|
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
chanh leo
|
90
|
|
3
|
Nuôi ong mật
|
60
|
|
4
|
Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn
|
30
|
|
5
|
Sử dụng thuốc thú y
|
30
|
|
6
|
Trồng rau an toàn
|
65
|
|
7
|
Trồng bầu, bí, dưa chuột
|
90
|
|
8
|
Trồng cây công nghiệp (đậu
tương, lạc, …)
|
30
|
|
9
|
Trồng hoa hồng, hoa cúc, hoa
lay ơn
|
30
|
|
10
|
Trồng tre lấy măng
|
30
|
|
11
|
Tròng chè
|
35
|
|
12
|
Sửa chữa máy nông nghiệp
|
180
|
|
13
|
Kỹ thuật xây dựng
|
60
|
|
14
|
Kỹ thuật cắt may
|
30
|
|
15
|
Điện dân dụng
|
150
|
|
16
|
Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
|
30
|
|
V
|
HUYỆN THAN UYÊN
|
1.100
|
|
1
|
Trồng cây lương thực, thực phẩm
(lúa, ngô,…)
|
180
|
|
2
|
Trồng cây công nghiệp (cây
chè,…)
|
90
|
|
3
|
Lâm sinh (cây quế,…)
|
30
|
|
4
|
Trồng cây ăn quả (nhãn, vải,
chanh leo,…)
|
90
|
|
5
|
Chăn nuôi gia súc, gia cầm
(trâu, bò, lợn, gà, ong,…)
|
290
|
|
6
|
Quản lý dịch hại cây trồng
|
30
|
|
7
|
Sửa chữa máy nông nghiệp
|
180
|
|
8
|
Kỹ thuật xây dựng
|
90
|
|
9
|
Kỹ thuật điện
|
60
|
|
10
|
Ứng dụng công nghệ thông tin
|
30
|
|
11
|
Sửa chữa xe máy
|
30
|
|
VI
|
HUYỆN NẬM NHÙN
|
600
|
|
1
|
Nuôi và phòng trị bệnh cho
gia súc, gia cầm (trâu, bò, lợn,…)
|
195
|
|
2
|
Nuôi ong mật
|
80
|
|
3
|
Trồng cây quế
|
110
|
|
4
|
Nuôi trồng thủy sản nước ngọt
(nuôi cá lồng)
|
25
|
|
5
|
Kỹ thuật cắt may
|
110
|
|
6
|
Kỹ thuật xây dựng
|
25
|
|
7
|
Nấu ăn
|
25
|
|
8
|
Thêu dệt thổ cẩm
|
30
|
|
VII
|
THÀNH PHỐ LAI CHÂU
|
250
|
|
1
|
Kỹ thuật trồng rau an toàn
|
30
|
|
2
|
Chăn nuôi gia súc, gia cầm
|
35
|
|
3
|
Kỹ thuật chăm sóc, thu hái, bảo
quản mắc ca
|
30
|
|
4
|
Kỹ thuật gò hàn
|
30
|
|
5
|
Sửa chữa máy nông nghiệp
|
30
|
|
6
|
Pha chế đồ uống
|
70
|
|
7
|
Thêu dệt thổ cẩm
|
25
|
|
VIII
|
HUYỆN SÌN HỒ
|
1.200
|
|
1
|
Nuôi ong mật
|
155
|
|
2
|
Nuôi trồng thủy sản nước ngọt
(nuôi cá lồng, lươn)
|
100
|
|
3
|
Trồng cây ăn quả (trồng dứa,
trồng chuối,…)
|
285
|
|
4
|
Nuôi và phòng trị bệnh cho gà
|
30
|
|
5
|
Trồng cây dược liệu (actiso,
quế,…)
|
95
|
|
6
|
Trồng nấm
|
100
|
|
7
|
Kỹ thuật xây dựng
|
60
|
|
8
|
May dân dụng công nghiệp
|
60
|
|
9
|
Điện dân dụng
|
30
|
|
10
|
Mộc dân dụng
|
60
|
|
11
|
Sửa chữa máy nông nghiệp
|
165
|
|
12
|
Kỹ thuật gò hàn nông thôn
|
60
|
|
Tổng cộng
|
7.450
|
|