Quyết định 133/2004/QĐ-UB qui định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ công chức Sở Công nghiệp Hà Nội do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 133/2004/QĐ-UB
Ngày ban hành 23/08/2004
Ngày có hiệu lực 07/09/2004
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Quốc Triệu
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 133/2004/QĐ-UB

Hà Nội, ngày 23 tháng 08 năm 2004 

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ “VỀ VIỆC QUI ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ BIÊN CHẾ CÁN BỘ CÔNG CHỨC SỞ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI”

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

 Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Thông tư liên bộ số 02/2003/TTLB-BCN-BNV ngày 29/10/2003 của Bộ Công nghiệp, Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban Nhân dân quản lý Nhà nước về Công nghiệp ở địa phương;
Căn cứ Nghị định số 103/2004/NĐ-CP ngày 01/3/2004 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Điện lực;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Hà Nội và Giám đốc Sở Công nghiệp Hà Nội tại Tờ trình số 612/TTr-SCN-SNV ngày 16/8/2004 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ công chức Sở Công nghiệp Hà Nội; 

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ công chức của Sở Công nghiệp Hà Nội như sau:

I. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG:

- Sở Công nghiệp Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, giúp UBND Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Công nghiệp – tiểu thủ Công nghiệp, bao gồm các ngành: Cơ khí, Luyện kim, Hóa chất (bao gồm cả hóa dược), Điện, Dầu khí, khai thác khoáng sản, vật liệu nổ Công nghiệp, Công nghiệp tiêu dùng, Công nghiệp thực phẩm, Công nghiệp chế biến khác; quản lý Nhà nước các dịch vụ công thuộc nghành Công nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Sở Công nghiệp Hà Nội chịu sự quản lý toàn diện và trực tiếp của UBND Thành phố Hà Nội, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Công nghiệp.

II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN:

1/ Trình Ủy ban nhân dân thành phố các Quyết định, Chỉ thị về quản lý các hoạt động Công nghiệp, tiểu thủ Công nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

2/ Trình Bộ Công nghiệp thỏa thuận để UBND Thành phố phê duyệt Quy hoạch phát triển Công nghiệp trên địa bàn phù hợp với quy hoạch phát triển Công nghiệp cả nước, quy hoạch phát triển theo vùng lãnh thổ và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

3/ Giúp UBND Thành phố tổ chức, chỉ đạo, Hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển Công nghiệp đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về các hoạt động Công nghiệp, tiểu thủ Công nghiệp ở địa phương.

4/ Về quản lý Cơ khí, Luyện kim và Hóa chất:

4.1. Tổ chức, chỉ đạo việc phát triển các sản phẩm Cơ khí, Cơ-điện tử, tự động hóa, Điện tử Công nghiệp trọng điểm trên địa bàn.

4.2. Hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách của Nhà nước, Bộ Công nghiệp về hỗ trợ phát triển ngành Cơ khí, Luyện kim, Hóa chất và các sản phẩm Cơ khí, Cơ-điện tử trọng điểm trên địa bàn Hà Nội.

5. Về quản lý Điện:

5.1. Trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các quy định về quản lý điện nông thôn; Tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp và bảo vệ các công trình điện khác trên địa bàn Hà Nội;

5.2. Xây dựng quy hoạch phát triển Điện lực Thành phố giúp UBND Thành phố trình Bộ Công nghiệp phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra thực hiện sau khi được phê duyệt;

5.3. Trình UBND Thành phố phê duyệt các dự án đầu tư công trình lưới điện hạ áp nông thôn theo phân cấp; chủ trì phối hợp với các Sở và Cơ quan có liên quan trình UBND Thành phố phương án giá điện trên địa bàn theo quy định khung giá của Chính phủ;

5.4. Chủ trì phối hợp với các Cơ quan có liên quan xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân kỹ thuật thuộc các tổ chức tham gia quản lý điện nông thôn.

6/ Về quản lý vật liệu nổ Công nghiệp:

Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm Pháp luật về cung ứng, bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ Công nghiệp trên địa bàn Hà Nội;

7/Quản lý kỹ thuật, Công nghệ khai thác khoáng sản.

8/ Về quản lý công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác:

8.1. Hướng dẫn thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác trên địa bàn; chủ trì phối hợp với các Sở có liên quan xây dựng quy hoạch tổng thể và chi tiết các cơ sở chế biến, vùng nguyên liệu của từng ngành phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố để trình UBND Thành phố phê duyệt;

8.2. Trình UBND Thành phố phê duyệt chương trình, dự án phát triển ngành Công nghiệp tiêu dùng, Công nghiệp thực phẩm và Công nghiệp chế biến khác phù hợp với quy hoạch phát triển cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu.

9/ Quản lý các hoạt động khuyến công theo quy chế, quy định của Nhà nước.

[...]