Quyết định 1321/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức hành chính của huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
Số hiệu | 1321/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 23/11/2022 |
Ngày có hiệu lực | 23/11/2022 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Ngãi |
Người ký | Đặng Văn Minh |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1321/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 23 tháng 11 năm 2022 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRONG CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH CỦA HUYỆN TƯ NGHĨA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức;
Theo đề nghị của Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa tại Tờ trình số 226/TTr-UBND ngày 19/9/2022 và đề xuất của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 319/TTr-SNV ngày 31/10/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính của huyện Tư Nghĩa.
Điều 2. UBND huyện Tư Nghĩa căn cứ danh mục vị trí việc làm; biên chế công chức và lao động hợp đồng; cơ cấu ngạch công chức; bảng mô tả công việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm trong Đề án kèm theo Quyết định này để làm cơ sở thực hiện tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý công chức và lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2631/QĐ-UBND ngày 16/12/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của UBND huyện Tư Nghĩa.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính; Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỊ
TRÍ VIỆC LÀM TRONG CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH CỦA HUYỆN TƯ NGHĨA
(Kèm theo Quyết định số 1321/QĐ-UBND ngày 23/11/2022 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Khái quát đặc điểm tình hình và tổ chức, hoạt động của cơ quan
Huyện Tư Nghĩa được thành lập từ năm 1982 sau khi được chia tách từ thị xã Quảng Nghĩa, huyện có diện tích tự nhiên khoảng 20.549,68 ha, dân số năm 2021 là 129.772 người, có 14 đơn vị hành chính (12 xã và 02 thị trấn) với 72 thôn, 07 tổ dân phố. Thị trấn La Hà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện.
Hiện nay, HĐND và UBND huyện được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019.
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện được tổ chức, hoạt động theo quy định của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, gồm có 11 cơ quan chuyên môn (Văn phòng HĐND và UBND huyện được thí điểm hợp nhất với Văn phòng Huyện ủy thành Văn phòng huyện thuộc Huyện ủy Tư Nghĩa quản lý từ ngày 01/7/2019).
2. Sự cần thiết phải xây dựng lại Đề án vị trí việc làm
Trên cơ sở Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2631/QĐ-UBND ngày 16/12/2016, UBND huyện đã căn cứ vào danh mục vị trí việc làm; biên chế công chức và lao động hợp đồng được giao; cơ cấu ngạch công chức; bảng mô tả công việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm trong Đề án để làm cơ sở thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý công chức và lao động hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Tuy nhiên, ngày 01/6/2020 Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức thay thế Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức và các Nghị định có liên quan về quản lý biên chế công chức. Theo đó, vị trí việc làm và thẩm quyền phê duyệt, ban hành danh mục vị trí việc làm đã có sự thay đổi.
Mặc khác, sau khi thực hiện lộ trình cắt giảm biên chế hành chính đảm bảo giảm 10% so với năm 2015 theo quy định tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Kế hoạch 125-KH/TU ngày 05/4/2018 của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 82/KH-UBND ngày 04/6/2018 của UBND tỉnh; số lượng biên chế công chức hành chính của huyện Tư Nghĩa được giao có sự thay đổi so với Đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt năm 2016. Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương của cấp có thẩm quyền về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, UBND huyện Tư Nghĩa có 01 cơ quan thực hiện thí điểm việc hợp nhất là Văn phòng HĐND, và UBND huyện (chuyển 09 biên chế sang khối Đảng), và 02 cơ quan thực hiện mô hình nhất thể hóa chức danh: Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy đồng thời là Trưởng Phòng Nội vụ huyện, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy đồng thời Chánh Thanh tra huyện (tính biên chế cơ quan Đảng); đồng thời, quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện được điều chỉnh, bổ sung theo quy định mới của Bộ, ngành Trung ương.
Xuất phát từ những lý do trên, đồng thời để triển khai thực hiện mục tiêu về cải cách chế độ công vụ đến năm 2025 quy định tại Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ là: “Xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định” thì việc triển khai xây dựng lại Đề án vị trí việc làm để làm căn cứ thực hiện việc sắp xếp, bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của huyện Tư Nghĩa có chuyên ngành đào tạo phù hợp với từng vị trí việc làm, có số lượng, cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác trong tình hình mới là cần thiết.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1321/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 23 tháng 11 năm 2022 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRONG CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH CỦA HUYỆN TƯ NGHĨA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức;
Theo đề nghị của Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa tại Tờ trình số 226/TTr-UBND ngày 19/9/2022 và đề xuất của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 319/TTr-SNV ngày 31/10/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính của huyện Tư Nghĩa.
Điều 2. UBND huyện Tư Nghĩa căn cứ danh mục vị trí việc làm; biên chế công chức và lao động hợp đồng; cơ cấu ngạch công chức; bảng mô tả công việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm trong Đề án kèm theo Quyết định này để làm cơ sở thực hiện tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý công chức và lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2631/QĐ-UBND ngày 16/12/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của UBND huyện Tư Nghĩa.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính; Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỊ
TRÍ VIỆC LÀM TRONG CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH CỦA HUYỆN TƯ NGHĨA
(Kèm theo Quyết định số 1321/QĐ-UBND ngày 23/11/2022 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Khái quát đặc điểm tình hình và tổ chức, hoạt động của cơ quan
Huyện Tư Nghĩa được thành lập từ năm 1982 sau khi được chia tách từ thị xã Quảng Nghĩa, huyện có diện tích tự nhiên khoảng 20.549,68 ha, dân số năm 2021 là 129.772 người, có 14 đơn vị hành chính (12 xã và 02 thị trấn) với 72 thôn, 07 tổ dân phố. Thị trấn La Hà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện.
Hiện nay, HĐND và UBND huyện được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019.
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện được tổ chức, hoạt động theo quy định của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, gồm có 11 cơ quan chuyên môn (Văn phòng HĐND và UBND huyện được thí điểm hợp nhất với Văn phòng Huyện ủy thành Văn phòng huyện thuộc Huyện ủy Tư Nghĩa quản lý từ ngày 01/7/2019).
2. Sự cần thiết phải xây dựng lại Đề án vị trí việc làm
Trên cơ sở Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2631/QĐ-UBND ngày 16/12/2016, UBND huyện đã căn cứ vào danh mục vị trí việc làm; biên chế công chức và lao động hợp đồng được giao; cơ cấu ngạch công chức; bảng mô tả công việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm trong Đề án để làm cơ sở thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý công chức và lao động hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Tuy nhiên, ngày 01/6/2020 Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức thay thế Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức và các Nghị định có liên quan về quản lý biên chế công chức. Theo đó, vị trí việc làm và thẩm quyền phê duyệt, ban hành danh mục vị trí việc làm đã có sự thay đổi.
Mặc khác, sau khi thực hiện lộ trình cắt giảm biên chế hành chính đảm bảo giảm 10% so với năm 2015 theo quy định tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Kế hoạch 125-KH/TU ngày 05/4/2018 của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 82/KH-UBND ngày 04/6/2018 của UBND tỉnh; số lượng biên chế công chức hành chính của huyện Tư Nghĩa được giao có sự thay đổi so với Đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt năm 2016. Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương của cấp có thẩm quyền về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, UBND huyện Tư Nghĩa có 01 cơ quan thực hiện thí điểm việc hợp nhất là Văn phòng HĐND, và UBND huyện (chuyển 09 biên chế sang khối Đảng), và 02 cơ quan thực hiện mô hình nhất thể hóa chức danh: Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy đồng thời là Trưởng Phòng Nội vụ huyện, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy đồng thời Chánh Thanh tra huyện (tính biên chế cơ quan Đảng); đồng thời, quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện được điều chỉnh, bổ sung theo quy định mới của Bộ, ngành Trung ương.
Xuất phát từ những lý do trên, đồng thời để triển khai thực hiện mục tiêu về cải cách chế độ công vụ đến năm 2025 quy định tại Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ là: “Xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định” thì việc triển khai xây dựng lại Đề án vị trí việc làm để làm căn cứ thực hiện việc sắp xếp, bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của huyện Tư Nghĩa có chuyên ngành đào tạo phù hợp với từng vị trí việc làm, có số lượng, cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác trong tình hình mới là cần thiết.
1. Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019.
2. Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019.
3. Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ.
4. Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (dưới đây viết tắt là Nghị định 68, 161).
5. Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.
6. Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
7. Các Thông tư, Thông tư liên tịch của Bộ, ngành Trung ương hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.1
8. Thông tư số 10/2019/TT-BGDĐT ngày 09/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
9. Thông tư số 02/2021/TT-BNV ngày 11/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư; Thông tư số 06/2022/TT-BNV ngày 28/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2021/TT-BNV ngày 11/6/2021.
10. Thông tư số 29/2022/TT-BNV ngày 03/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ.
11. Quyết định số 2035/QĐ-BNV ngày 31/12/2015 của Bộ Nội vụ phê duyệt danh mục vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh Quảng Ngãi.
12. Quyết định số 60/2016/QĐ-UBND ngày 28/11/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy định tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Thanh tra tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra sở và Ban Dân tộc tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện, thành phố thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
13. Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày 16/6/2015 của UBND tỉnh ban hành quy định tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương thuộc sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; cấp trưởng, cấp phó các đơn vị trực thuộc sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố của tỉnh Quảng Ngãi; Quyết định số 61/2017/QĐ-UBND ngày 15/9/2017 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương thuộc sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; cấp trưởng, cấp phó các đơn vị trực thuộc sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố của tỉnh Quảng Ngãi ban hành kèm theo Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày 16/6/2015 của UBND tỉnh; Quyết định số 73/2021/QĐ-UBND ngày 25/11/2021 của UBND tỉnh sửa đổi khoản 2 Điều 1 Quyết định số 61/2017/QĐ-UBND ngày 15/9/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.
- HĐND huyện gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
- UBND huyện là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do HĐND cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, HĐND cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
- Cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và sự ủy quyền của UBND huyện; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND, Chủ tịch UBND huyện được quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019.
- Nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện được quy định tại Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ.
a) Thường trực HĐND huyện gồm:
- Chủ tịch HĐND huyện do Bí thư Huyện ủy kiêm nhiệm;
- 01 Phó Chủ tịch HĐND huyện;
- 02 Ủy viên là Trưởng ban của HĐND huyện (Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội, mỗi Ban có 01 Trưởng Ban chuyên trách).
b) UBND huyện gồm:
- Chủ tịch UBND huyện;
- 03 Phó Chủ tịch UBND huyện;
- 12 Ủy viên UBND huyện: 10 người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, 01 Ủy viên phụ trách quân sự, 01 Ủy viên phụ trách công an.
c) Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện gồm 11 phòng và tương đương:
- Phòng Tài chính - Kế hoạch: 08 biên chế.
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính - ngân sách; quy hoạch trên địa bàn huyện; kế hoạch và đầu tư; đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký hợp tác xã; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về kinh tế tập thể, hợp tác xã, hộ kinh doanh, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật.
- Phòng Kinh tế và Hạ tầng: 09 biên chế.
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thương mại; quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; khoa học và công nghệ.
- Phòng Tư pháp: 03 biên chế.
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cộng tác xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứng thực và các công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Phòng Văn hóa và Thông tin: 03 biên chế.
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bưu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản; thông tin điện tử; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường: 08 biên chế.
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; đo đạc và bản đồ; biến đổi khí hậu.
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 07 biên chế.
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: 07 biên chế
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về việc làm; giáo dục nghề nghiệp; lao động, tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo: 07 biên chế.
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị hường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.
- Phòng Nội vụ: 08 biên chế.
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cau ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tín ngưỡng, tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua - khen thưởng.
- Thanh tra huyện: 04 biên chế.
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của UBND huyện; thực hiện nhiệm vụ quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
- Phòng Y tế: Chưa bố trí biên chế chuyên trách.
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số.
- Văn phòng HĐND và UBND huyện được thí điểm hợp nhất với Văn phòng Huyện ủy thành Văn phòng huyện Tư Nghĩa:
Tham mưu, tổng hợp về hoạt động của HĐND, UBND huyện; về chỉ đạo, điều hành của UBND, Chủ tịch UBND; kiểm soát thủ tục hành chính; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của HĐND, UBND huyện và các cơ quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND và UBND huyện; tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện, chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện giải quyết và nhận kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật.
4. Biên chế công chức và hợp đồng lao động theo Nghị định 68,161
- Biên chế công chức được UBND tỉnh giao năm 2022 là 71 biên chế; giảm 09 người, tỷ lệ 11,25% so với biên chế được giao năm 2015 là 80 biên chế (đã trừ 09 biên chế chuyển sang khối Đảng do thực hiện thí điểm hợp nhất Văn phòng HĐND và UBND huyện với Văn phòng Huyện ủy thành Văn phòng huyện).
- Hợp đồng lao động theo Nghị định số 68, 161 năm 2022: 0, giảm 04 hợp đồng lao động so với năm 2015.
TT |
Vị trí việc làm |
Biên chế và LĐHĐ theo NĐ68 |
Ngạch công chức tối thiểu |
Ghi chú |
|
Biên chế |
HĐLĐ |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
I. |
Vị trí việc làm thuộc nhóm công việc lãnh đạo, quản lý điều hành |
43 |
|
|
|
1 |
Chủ tịch HĐND huyện |
Kiêm nhiệm |
|
Chuyên viên chính |
|
2 |
Chủ tịch UBND huyện |
1 |
|
Chuyên viên chính |
|
3 |
Phó Chủ tịch HĐND huyện |
2 |
|
Chuyên viên |
|
4 |
Phó Chủ tịch UBND huyện |
3 |
|
Chuyên viên |
|
5 |
Trưởng Ban của HĐND huyện |
Kiêm nhiệm |
|
Chuyên viên |
|
6 |
Phó Trưởng ban của HĐND huyện |
2 |
|
Chuyên viên |
|
7 |
Chánh Văn phòng |
1 |
|
Chuyên viên |
|
8 |
Phó Chánh Văn phòng |
3 |
|
Chuyên viên |
|
9 |
Chánh Thanh tra |
1 |
|
Thanh tra viên |
|
10 |
Phó Chánh Thanh tra |
2 |
|
Thanh tra viên |
|
11 |
Trưởng phòng |
10 |
|
Chuyên viên |
|
12 |
Phó Trưởng phòng |
18 |
|
Chuyên viên |
|
II |
Vị trí việc làm thuộc nhóm công việc hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ |
32 |
|
|
|
1 |
Quản lý Tổ chức - biên chế và hội |
Kiêm nhiệm |
|
Chuyên viên |
|
2 |
Quản lý đội ngũ CBCCVC |
1 |
|
Chuyên viên |
|
3 |
Quản lý chính quyền địa phương và công tác thanh niên |
1 |
|
Chuyên viên |
|
4 |
Quản lý tôn giáo |
1 |
|
Chuyên viên |
|
5 |
Quản lý văn thư - lưu trữ |
1 |
|
Chuyên viên |
|
6 |
Quản lý thi đua - khen thưởng |
1 |
|
Chuyên viên |
|
7 |
Cải cách hành chính |
1 |
|
Chuyên viên |
|
8 |
Trợ giúp pháp lý và hòa giải ở cơ sở |
Kiêm nhiệm |
|
Chuyên viên |
|
9 |
Hành chính tư pháp |
Kiêm nhiệm |
|
Chuyên viên |
|
10 |
Kiểm soát văn bản và thủ tục hành chính |
1 |
|
Chuyên viên |
|
11 |
Phổ biến và theo dõi thi hành pháp luật |
Kiêm nhiệm |
|
Chuyên viên |
|
12 |
Quản lý tài chính - ngân sách |
2 |
|
Chuyên viên |
|
13 |
Quản lý kế hoạch và đầu tư |
2 |
|
Chuyên viên |
|
14 |
Quản lý kinh tế tập thể và tư nhân |
Kiêm nhiệm |
|
Chuyên viên |
|
15 |
Quản lý đất đai |
1 |
|
Chuyên viên |
|
16 |
Quản lý tài nguyên nước, khoáng sản |
1 |
|
Chuyên viên |
|
17 |
Quản lý môi trường |
1 |
|
Chuyên viên |
|
18 |
Quản lý về trồng trọt (bảo vệ thực vật) |
1 |
|
Chuyên viên |
|
19 |
Quản lý về chăn nuôi, thủy sản |
1 |
|
Chuyên viên |
|
20 |
Quản lý về thủy lợi (đê điều, phòng chống lụt bão) |
1 |
|
Chuyên viên |
|
21 |
Quản lý về an toàn nông sản, lâm sản, thủy sản |
1 |
|
Chuyên viên |
|
22 |
Quản lý về khoa học công nghệ |
Kiêm nhiệm |
|
Chuyên viên |
|
23 |
Quản lý về lâm nghiệp |
1 |
|
Chuyên viên |
|
24 |
Theo dõi xây dựng nông thôn mới |
Kiêm nhiệm |
|
Cán sự |
|
25 |
Quản lý giao thông vận tải |
1 |
|
Chuyên viên |
|
26 |
Quản lý xây dựng |
2 |
|
Chuyên viên |
|
27 |
Quản lý công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp |
1 |
|
Chuyên viên |
|
28 |
Quản lý thương mại |
1 |
|
Chuyên viên |
|
29 |
Bảo vệ và chăm sóc trẻ em |
1 |
|
Chuyên viên |
|
30 |
Theo dõi bình đẳng giới và giảm nghèo bền vững |
Kiêm nhiệm |
|
Cán sự |
|
31 |
Phòng, chống tệ nạn xã hội |
Kiêm nhiệm |
|
Chuyên viên |
|
32 |
Quản lý về lao động, việc làm và dạy nghề |
1 |
|
Chuyên viên |
|
33 |
Thực hiện chính sách người có công |
1 |
|
Chuyên viên |
|
34 |
Tiền lương và bảo hiểm |
Kiêm nhiệm |
|
Chuyên viên |
|
35 |
Quản lý văn hóa thông tin cơ sở |
Kiêm nhiệm |
|
Chuyên viên |
|
36 |
Quản lý văn hóa và gia đình |
Kiêm nhiệm |
|
Chuyên viên |
|
37 |
Quản lý thể dục, thể thao và du lịch |
Kiêm nhiệm |
|
Chuyên viên |
|
38 |
Quản lý thông tin - truyền thông |
Kiêm nhiệm |
|
Chuyên viên |
|
39 |
Quản lý giáo dục trung học cơ sở |
1 |
|
Chuyên viên |
|
40 |
Quản lý giáo dục tiểu học |
1 |
|
Chuyên viên |
|
41 |
Quản lý giáo dục mầm non |
1 |
|
Chuyên viên |
|
42 |
Quản lý kế hoạch và cơ sở vật chất giáo dục |
Kiêm nhiệm |
|
Chuyên viên |
|
43 |
Theo dõi phổ cập, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp |
Kiêm nhiệm |
|
Chuyên viên |
|
44 |
Quản lý nghiệp vụ y |
Kiêm nhiệm |
|
Chuyên viên |
|
45 |
Quản lý dược phẩm, mỹ phẩm |
Kiêm nhiệm |
|
Chuyên viên |
|
46 |
Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm |
Kiêm nhiệm |
|
Chuyên viên |
|
47 |
Quản lý y tế cơ sở và y tế dự phòng |
Kiêm nhiệm |
|
Chuyên viên |
|
48 |
Quản lý dân số, kế hoạch hóa gia đình |
Kiêm nhiệm |
|
Chuyên viên |
|
49 |
Quản lý bảo hiểm y tế |
Kiêm nhiệm |
|
Chuyên viên |
|
50 |
Lễ tân đối ngoại |
Kiêm nhiệm |
|
Cán sự |
|
51 |
Thanh tra |
1 |
|
Thanh tra viên |
|
52 |
Giải quyết khiếu nại tố cáo |
1 |
|
Chuyên viên |
|
53 |
Tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư |
Kiêm nhiệm |
|
Cán sự |
|
III |
Vị trí việc làm thuộc nhóm công việc hỗ trợ, phục vụ |
19 |
|
|
|
1 |
Hành chính một cửa |
Kiêm nhiệm |
|
Cán sự |
|
2 |
Chuyên trách giúp HĐND |
2 |
|
Chuyên viên |
|
3 |
Công nghệ thông tin |
1 |
|
Chuyên viên hoặc tương đương |
|
4 |
Hành chính tổng hợp |
1 |
|
Chuyên viên |
|
5 |
Quản trị công sở |
1 |
|
Cán sự |
|
6 |
Kế toán |
4 |
|
Kế toán viên trung cấp |
|
7 |
Văn thư, lưu trữ kiêm thủ quỹ |
2 |
Nhân viên hoặc tương đương |
|
|
8 |
Nhân viên kỹ thuật |
1 |
|
HĐ theo NĐ 68 |
|
9 |
Lái xe |
3 |
|
HĐ theo NĐ 68 |
|
10 |
Phục vụ |
2 |
|
HĐ theo NĐ 68 |
|
11 |
Bảo vệ |
2 |
|
HĐ theo NĐ 68 |
|
|
Tổng cộng (I) + (II) + (III) |
94 |
|
|
|
6. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức
Tổng số cán bộ, công chức hiện có tính đến ngày 30/6/2022 là 69 người. Cụ thể:
a) Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
- Thạc sĩ: 22/69 người, tỷ lệ: 31,89%.
- Đại học: 47/69 người, tỷ lệ: 68,11%.
b) Về trình độ lý luận chính trị:
- Cao cấp: 22/69 người, tỷ lệ: 31,89%.
- Trung cấp: 24/69 người, tỷ lệ 34,78%.
- Sơ cấp và chưa đào tạo: 23/69 người, tỷ lệ: 33,33%.
c) Về trình độ tin học:
- Trung cấp tin học trở lên: 02/69 người, tỷ lệ: 2,90%.
- Chứng chỉ tin học: 67/69 người, tỷ lệ: 97,10%.
d) Về trình độ ngoại ngữ:
- Đại học Tiếng Anh trở lên: 02/69 người, tỷ lệ: 2,90%.
- Chứng chỉ Tiếng Anh: 67/69 người, tỷ lệ: 97,10%.
đ) Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước:
- Quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên chính: 26/69 người, tỷ lệ: 37,68%;
- Quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên: 43/69 người, tỷ lệ: 62,32%.
e) Về cơ cấu theo ngạch:
- Chuyên viên chính và tương đương: 10/69 người, tỷ lệ: 14,49%;
- Chuyên viên và tương đương: 57/69 người, tỷ lệ: 82,61%;
- Cán sự và tương đương: 02/69 người, tỷ lệ: 2,90%.
(Cụ thể có Phụ lục số 1 kèm theo)
Qua hơn 05 năm triển khai thực hiện Quyết định số 2631/QĐ-UBND ngày 16/12/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, phần nào đã giúp UBND huyện giám sát kết quả giải quyết công việc dễ dàng, thuận lợi hơn; thực hiện phân bổ số lượng biên chế công chức hành chính được giao hằng năm và bố trí, sắp xếp các chức danh cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý, công chức chuyên môn nghiệp vụ từng bước đúng theo vị trí việc làm; phân công nhiệm vụ từng phòng chuyên môn gắn với chức năng, nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo đúng người, đúng việc tránh được sự chồng chéo khi phân công giao việc góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Mặt khác, việc triển khai thực hiện đề án vị trí việc làm giúp cho công chức thấy được vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình, không đùn đẩy, thoái thác công việc. Khung năng lực giúp chỉ ra những năng lực và biểu hiện tương ứng mỗi công chức cần phải đáp ứng cho từng vị trí cụ thể.
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện Đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt còn những tồn tại, hạn chế trong quản lý, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thi nâng ngạch công chức, cụ thể như: Khung năng lực của từng vị trí việc làm chưa quy định cụ thể một số nhóm ngành phù hợp với vị trí việc làm; ngạch công chức tương ứng với từng vị trí việc làm chỉ quy định “... ngạch công chức tối thiểu” nên không có cơ sở để xác định số lượng từng ngạch công chức của cơ quan; ...Do đó, nhất thiết phải xác định vị trí việc làm chi tiết, cụ thể; mô tả đầy đủ công việc, khung năng lực của từng vị trí việc làm và đảm bảo phù hợp với cơ cấu ngạch công chức theo quy định hiện hành.
1. Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý: 12 vị trí.
1.1. Vị trí Chủ tịch HĐND huyện: 01 vị trí.
Chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và quản lý chung về các hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND huyện, Văn phòng huyện, cụ thể:
- Triệu tập và chủ tọa các kỳ họp của HĐND huyện; chủ trì các cuộc họp của Thường trực HĐND huyện. Thay mặt Thường trực HĐND huyện trong quan hệ với Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, UBND tỉnh.
- Ký chứng thực nghị quyết của HĐND huyện, ký các quyết định và các văn bản khác của Thường trực HĐND huyện.
- Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giữa Thường trực HĐND huyện với các Ban của HĐND huyện.
- Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo về tổ chức và hoạt động của Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện.
- Theo dõi, chỉ đạo việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Chủ tịch HĐND huyện.
1.2. Vị trí Chủ tịch UBND huyện: 01 vị trí.
- Chỉ đạo, điều hành và quản lý chung mọi hoạt động của UBND huyện; lãnh đạo các thành viên UBND huyện; thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND huyện, UBND các xã, thị trấn; Chủ tài khoản ngân sách huyện.
- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác: Chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của huyện, quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành; trực tiếp điều hành ngân sách, kế hoạch đầu tư phát triển và các lĩnh vực tổ chức cán bộ, quốc phòng, an ninh, công tác nội chính, công tác tư pháp, xây dựng thể chế, cải cách hành chính, thi đua khen thưởng, kỷ luật; tiếp công dân định kỳ, giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai và xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn huyện.
- Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng chống thiên tai, thảm họa, cháy nổ, dịch bệnh, an ninh trật tự, an toàn giao thông; những giải pháp quan trọng để chỉ đạo điều hành mà Chủ tịch UBND huyện thấy cần phải trực tiếp xử lý.
- Giữ mối quan hệ giữa UBND huyện với Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh, các sở, ban ngành tỉnh, Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực HĐND huyện, Tòa án nhân dân huyện, Viện Kiểm sát nhân dân huyện.
- Trực tiếp phụ trách công tác dân vận của khối chính quyền.
- Trực tiếp làm Chủ tịch Hội đồng và Trưởng ban các ban chỉ đạo theo quy định của cấp trên và Ban Thường vụ Huyện ủy.
- Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo một số cơ quan được thống nhất theo phân công nhiệm vụ giữa Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND huyện.
1.3. Vị trí Phó Chủ tịch HĐND huyện: 01 vị trí.
Thay mặt Chủ tịch HĐND huyện giải quyết một số công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND huyện, Chủ tịch HĐND huyện và có các nhiệm vụ:
- Cùng với Chủ tịch HĐND huyện quyết định triệu tập và chủ tọa các kỳ họp của HĐND huyện. Thay mặt Thường trực HĐND huyện trong quan hệ với các Sở, ban ngành của tỉnh, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện.
- Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo về tổ chức và hoạt động của Ban Pháp chế HĐND huyện, Văn phòng huyện; trực tiếp theo dõi địa bàn và Tổ đại biểu HĐND huyện tại các xã cụm Tây.
- Làm đầu mối phối hợp hoạt động giữa Thường trực HĐND huyện với UBND huyện, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Huyện ủy và các Hội, đoàn thể huyện. Chỉ đạo việc tổng hợp ý kiến chất vấn của đại biểu HĐND huyện và trả lời chất vấn trong và giữa hai kỳ họp của HĐND huyện để báo cáo Thường trực HĐND huyện và HĐND huyện;
- Theo dõi, chỉ đạo thực hiện việc chuẩn bị nội dung, chương trình các kỳ họp HĐND huyện; kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ hằng năm của HĐND huyện; chỉ đạo, đôn đốc việc chuẩn bị tài liệu phục vụ các kỳ họp HĐND.
- Theo dõi, chỉ đạo tổ chức Hội nghị trực báo với Thường trực HĐND các xã, thị trấn; công tác phối hợp, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND. Chỉ đạo việc xây dựng chương trình giám sát hằng năm của HĐND huyện, tổ chức thực hiện và tổng hợp kết quả giám sát, theo dõi báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các kiến nghị sau giám sát của HĐND huyện, Thường trực HĐND huyện và các Ban của HĐND huyện để báo cáo HĐND huyện tại kỳ họp.
- Kiểm tra, giám sát UBND huyện và các cơ quan nhà nước ở địa phương trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của HĐND huyện trên các lĩnh vực.
- Thay mặt Thường trực HĐND huyện xử lý công việc hằng ngày và xử lý các văn bản gửi đến HĐND, Thường trực HĐND huyện. Chỉ đạo Văn phòng huyện trong công tác tiếp công dân, đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; theo dõi, chỉ đạo phối hợp tổ chức tiếp xúc cử tri, tổng hợp ý kiến cử tri, báo cáo đánh giá kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri để báo cáo tại các kỳ họp của HĐND huyện; theo dõi việc thực hiện các quyết định xử lý hành chính của các cấp chính quyền.
- Thay mặt Chủ tịch HĐND huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khi Chủ tịch HĐND huyện vắng mặt hoặc được ủy quyền.
- Ký các văn bản và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch HĐND huyện.
1.4. Vị trí Phó Chủ tịch UBND huyện: 01 vị trí.
- Theo dõi, phụ trách chỉ đạo các ngành, lĩnh vực (trừ các công việc do Chủ tịch UBND huyện trực tiếp chỉ đạo).
- Theo dõi, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư, các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thuộc lĩnh vực được phân công; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực phụ trách;
- Trực tiếp làm Chủ tịch Hội đồng và Trưởng ban các ban chỉ đạo theo lĩnh vực phụ trách.
- Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện; các xã, thị trấn trên địa bàn huyện (trừ các cơ quan, đơn vị do Chủ tịch UBND huyện trực tiếp theo dõi, chỉ đạo).
- Tiếp nhận và xử lý bước đầu trường hợp công dân tụ tập trước Trụ sở UBND huyện, trụ sở Huyện ủy và các trường hợp tụ tập đông người trái phép, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự; giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng thụ lý đơn và quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với những nội dung thuộc lĩnh vực phụ trách.
- Ký ban hành các văn bản của UBND huyện thuộc các ngành, lĩnh vực theo dõi, phụ trách hoặc theo sự phân công, ủy quyền của Chủ tịch UBND huyện.
- Thay mặt UBND huyện điều hành, giải quyết công việc của Chủ tịch UBND huyện khi được Chủ tịch UBND huyện ủy quyền.
- Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Chủ tịch UBND huyện.
1.5. Vị trí Trưởng Ban HĐND huyện: 01 vị trí.
- Phụ trách lĩnh vực Pháp chế: Tham gia chuẩn bị nội dung, chương trình các kỳ họp HĐND huyện, đề xuất đưa vào chương trình ban hành Nghị quyết của HĐND huyện các vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách; chỉ đạo các thành viên Ban Pháp chế thẩm tra dự thảo, nghị quyết, báo cáo đề án liên quan đến lĩnh vực thi hành pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính. Giúp Thường trực HĐND huyện giám sát hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Chi cục Thi hành án dân sự huyện và giám sát hoạt động của UBND huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện; các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, Luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND huyện. Theo dõi kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri, ý kiến chất vấn của đại biểu HĐND huyện và các kiến nghị sau giám sát của HĐND huyện và tổng hợp ý kiến chất vấn của đại biểu HĐND huyện giữa hai kỳ họp về lĩnh vực Ban Pháp chế phụ trách và báo cáo Thường trực HĐND huyện để chất vấn tại phiên họp Thường trực HĐND huyện.
- Phụ trách lĩnh vực kinh tế - xã hội: Tham gia chuẩn bị nội dung, chương trình các kỳ họp HĐND huyện, đề xuất đưa vào chương trình ban hành nghị quyết của HĐND huyện các vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách; chỉ đạo các thành viên Ban kinh tế - xã hội thẩm tra dự thảo, nghị quyết, báo cáo đề án liên quan đến lĩnh vực kinh tế, ngân sách, giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, xã hội và đời sống, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo. Giám sát hoạt động của UBND huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện; các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, Luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND huyện. Theo dõi kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri, ý kiến chất vấn của đại biểu HĐND huyện và các kiến nghị sau giám sát của HĐND huyện và tổng hợp ý kiến chất vấn của đại biểu HĐND huyện giữa hai kỳ họp về lĩnh vực Ban kinh tế - xã hội phụ trách và báo cáo Thường trực HĐND huyện để chất vấn tại phiên họp Thường trực HĐND huyện.
1.6. Vị trí Phó Trưởng Ban HĐND huyện: 01 vị trí.
- Phó Trưởng Ban Pháp chế: Cùng với tập thể thành viên của Ban chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực thi hành Hiến pháp và pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương và quân lý địa giới hành chính ở địa phương.
- Phó Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội: Cùng với tập thể thành viên của Ban chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực, kinh tế, ngân sách, đô thị, giao thông, xây dựng, giáo dục, y tế, văn hóa xã hội, thông tin, thể dục, thể thao, khoa học công nghệ, tài nguyên và môi trường, chính sách, tôn giáo, dân tộc ở địa phương.
1.7. Vị trí Chánh Thanh tra: 01 vị trí (thực hiện thí điểm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy đồng thời là Chánh thanh tra).
Chánh Thanh tra là người đứng đầu Thanh tra huyện, chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra huyện; phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Thanh tra huyện; là chủ tài khoản và là người phát ngôn của Thanh tra huyện.
1.8. Vị trí Phó Chánh Thanh tra: 01 vị trí.
Phó Chánh Thanh tra huyện giúp Chánh Thanh tra huyện quản lý, điều hành cơ quan, được Chánh Thanh tra phân công phụ trách một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
1.9. Vị trí Trưởng Phòng: 01 vị trí.
- Trưởng Phòng Nội vụ (thực hiện thí điểm Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy đồng thời là Trưởng Phòng Nội vụ): Là người đứng đầu cơ quan, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành chung các hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng Nội vụ.
- Trưởng Phòng Tư pháp: Là người đứng đầu cơ quan, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành chung các hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng. Trực tiếp phụ trách các mặt công tác: Chính trị tư tưởng, tổ chức cán bộ, cải cách hành chính, trợ giúp pháp lý, quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, phổ biến giáo dục pháp luật theo quy định của pháp luật. Quản lý và chịu trách nhiệm về công chức, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND huyện.
- Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch: Là người đứng đầu cơ quan, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành chung các hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng, Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực: Tài chính - ngân sách; quy hoạch trên địa bàn huyện; kế hoạch và đầu tư; đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký hợp tác xã; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về kinh tế tập thể, hợp tác xã, hộ kinh doanh, kinh tế tư nhân. Quản lý và chịu trách nhiệm về công chức, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND huyện.
- Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường: Là người đứng đầu cơ quan, quản lý điều hành mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng; chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng; phụ trách chung và trực tiếp phụ trách các lĩnh vực: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; đo đạc và bản đồ; biến đổi khí hậu; kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai, kiến nghị, phản ánh các lĩnh vực thuộc thẩm quyền. Quản lý và chịu trách nhiệm về công chức, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND huyện.
- Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Là người đứng đầu cơ quan, thực hiện việc quản lý điều hành mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng; chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng; phụ trách chung và trực tiếp phụ trách các lĩnh vực: Tổ chức, tài chính, thủy lợi, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Quản lý và chịu trách nhiệm về công chức, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND huyện.
- Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng: Là người đứng đầu cơ quan, quản lý điều hành mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng; chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng; phụ trách chung các lĩnh vực: Công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; khoa học và công nghệ. Quản lý và chịu trách nhiệm về công chức, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND huyện.
- Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: Là người đứng đầu cơ quan, quản lý điều hành mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng; chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng; phụ trách chung các lĩnh vực như: việc làm; giáo dục nghề nghiệp; lao động, tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội; đồng thời, trực tiếp phụ trách lĩnh vực công tác tổ chức, cán bộ, thi đua khen thưởng. Quản lý và chịu trách nhiệm về công chức, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND huyện.
- Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin: Là người đứng đầu cơ quan, quản lý điều hành mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng; chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng; phụ trách chung các lĩnh vực văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bưu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản; thông tin điện tử; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin. Quản lý và chịu trách nhiệm về công chức, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND huyện.
- Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo: Là người đứng đầu cơ quan, quản lý điều hành mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng; chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng; phụ trách chung, trực tiếp phụ trách các mặt công tác: Chính trị tư tưởng, tổ chức cán bộ, kế hoạch, tài chính, thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, xã hội hóa giáo dục, các dự án xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của ngành và cơ quan, ký bằng tốt nghiệp theo quy định. Quản lý và chịu trách nhiệm về công chức, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND huyện.
- Trưởng Phòng Y tế: Là người đứng đầu cơ quan, quản lý điều hành mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng; chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng; chỉ đạo xây dựng dự thảo các quyết định; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm; các đề án, dự án và chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn huyện; chỉ đạo tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình đã được phê duyệt. Quản lý và chịu trách nhiệm về công chức, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND huyện.
1.10. Vị trí Phó Trưởng Phòng: 01 vị trí.
- Phó Trưởng Phòng Nội vụ: Giúp Trưởng Phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng Phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng Phòng được Trưởng Phòng ủy nhiệm điều hành hoạt động của Phòng.
- Phó Trưởng Phòng Tư pháp: Giúp Trưởng Phòng chỉ đạo một số mặt công tác và trực tiếp thực hiện công tác trong lĩnh vực hành chính tư pháp, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; chịu trách nhiệm trước Trưởng Phòng và trước pháp luật về kết quả thực hiện các nhiệm vụ đó; báo cáo Trưởng phòng về kết quả thực hiện những nhiệm vụ được giao phụ trách, được ủy quyền hoặc trực tiếp thực hiện. Phó Trưởng Phòng có trách nhiệm điều hành công việc của phòng khi Trưởng Phòng vắng mặt và thực hiện một số nhiệm vụ do Trưởng Phòng ủy quyền.
- Phó Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu giúp Trưởng Phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng Phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được Trưởng Phòng phân công; khi Trưởng phòng vắng mặt, một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.
- Phó Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu giúp Trưởng Phòng quản lý, giải quyết công việc được phân công trực tiếp các lĩnh vực: đất đai, môi trường, tài nguyên khoáng sản; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai và tài nguyên môi trường trên địa bàn huyện; thực hiện công tác kiểm tra bồi thường và ký trình thẩm định phương án bồi thường giải phóng mặt bằng; kiểm tra và trình UBND huyện ký quyết định thu hồi đất; trình hồ sơ xác định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất; theo dõi và ký trình UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất lần đầu đất tái định cư, đất đấu giá khu dân cư, đất nông nghiệp, đất ở cho hộ gia đình, cá nhân. Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Trưởng phòng và cấp có thẩm quyền.
- Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Giúp Trưởng Phòng quản lý, giải quyết công việc được phân công trực tiếp ở các lĩnh vực: chăn nuôi; thủy sản; lâm nghiệp; quản lý hợp tác xã nông nghiệp; dồn điền đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng; tầng đất mặt; kinh tế trang trại; ngành nghề nông thôn gắn với công tác khuyến công; chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP; trồng trọt; khuyến nông; công tác quản lý an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp; kinh phí đất lúa; thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Trưởng Phòng và cấp có thẩm quyền.
- Phó Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng: Tham mưu giúp Trưởng Phòng thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép xây dựng nhà ở, công trình và kiểm tra việc xây dựng công trình theo giấy phép được cấp trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND tỉnh. Đồng thời, trực tiếp phụ trách: lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, quản lý kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, bảo trì đường bộ, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng theo phân cấp; quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn; quản lý đô thị; công tác an toàn, vệ sinh lao động, môi trường trong thi công các công trình xây dựng; thực hiện chương trình nông thôn mới; công thương, khoa học công nghệ.
- Phó Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: Tham mưu giúp Trưởng Phòng phụ trách chỉ đạo, điều hành các công việc liên quan đến công tác thực hiện chính sách người có công cách mạng; bảo vệ chăm sóc trẻ em, giảm nghèo bền vững; công tác chính sách bảo trợ xã hội; công tác tiền lương, quản lý lao động, việc làm và dạy nghề; giải quyết chế độ chính sách trong lao động và dạy nghề, tiền lương và bảo hiểm; công tác hành chính - tổng hợp; phòng chống tham nhũng; cải cách hành chính và thực hiện một số các nhiệm vụ khác do Trưởng Phòng ủy quyền. Chịu trách nhiệm trước Trưởng Phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng Phòng được Trưởng Phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng. Đồng thời, trực tiếp phụ trách các lĩnh vực theo dõi bình đẳng giới và giảm nghèo bền vững, quản lý về lao động, việc làm và dạy nghề, tiền lương và bảo hiểm.
- Vị trí Phó Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin: Tham mưu giúp Trưởng Phòng chỉ đạo, điều hành, thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực: thể dục thể thao; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; gia đình; tuyên truyền; quảng cáo; du lịch; công nghệ thông tin; hạ tầng thông tin; chịu trách nhiệm trước UBND huyện và trước Trưởng Phòng, pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công hoặc ủy quyền.
- Vị trí Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu giúp Trưởng phòng chỉ đạo, điều hành, thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực: Quản lý giáo dục trung học cơ sở, quản lý giáo dục tiểu học, quản lý giáo dục mầm non; công tác phổ cập giáo dục, hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục hòa nhập và trẻ khuyết tật, dạy nghề phổ thông, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin, bồi dưỡng thường xuyên; công tác phối hợp liên ngành về các lĩnh vực: thương binh - xã hội; Mặt trận Tổ quốc; tư pháp, các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện; công tác đoàn thể và thực hiện một số nhiệm vụ do Trưởng Phòng ủy quyền hoặc phân công.
- Vị trí Phó Trưởng Phòng Y tế (kiêm nhiệm): Tham mưu giúp Trưởng phòng chỉ đạo, điều hành, thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực: y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; dân số; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện.
1.11. Vị trí Chánh Văn phòng: 01 vị trí.
Là người đứng đầu cơ quan, quản lý, điều hành các hoạt động chung của cơ quan Văn phòng huyện. Tham mưu giúp UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực: Hoạt động của HĐND, UBND; tham mưu cho Chủ tịch UBND về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND; kiểm soát thủ tục hành chính; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của HĐND, UBND và các cơ quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND và UBND; tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của UBND huyện; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện, chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện giải quyết và nhận kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức.
1.12. Vị trí Phó Chánh Văn phòng: 01 vị trí.
Giúp cho Chánh Văn phòng tham mưu, giúp việc, tổng hợp chung cho UBND huyện; phụ trách các lĩnh vực: kinh tế, đầu tư xây dựng, quản lý tài sản công, phòng cháy, chữa cháy, tài nguyên - môi trường, phòng chống thiên tai, lĩnh vực văn hóa - xã hội, công tác tôn giáo, thanh niên, các hội đặc thù; làm Trưởng Ban tiếp công dân, phụ trách công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo và thực hiện các nhiệm vụ khác khi lãnh đạo phân công.
2. Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành: 53 vị trí.
2.1. Vị trí Quản lý Tổ chức - biên chế và Hội: 01 vị trí.
- Trực tiếp tham mưu xây dựng, điều chỉnh Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan hành chính; Đề án vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện hoặc các Đề án khác theo chỉ đạo, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
- Trực tiếp tham mưu thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện; xây dựng kế hoạch biên chế công chức hành chính, kế hoạch số lượng người làm việc hàng năm và giao (phân bổ), theo dõi việc sử dụng biên chế hành chính, số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao; tham mưu thực hiện chế độ, chính sách về tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã.
- Trực tiếp tham mưu thành lập, kiện toàn, sáp nhập, giải thể tổ chức tư vấn phối hợp liên ngành thuộc tham quyền của UBND huyện; theo dõi, thực hiện quản lý nhà nước về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ theo quy định của pháp luật, phân cấp quản lý của UBND tỉnh và theo ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh.
2.2. Vị trí Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: 01 vị trí.
- Trực tiếp tham mưu thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của UBND huyện theo quy định của Đảng, Nhà nước và phân cấp của UBND tỉnh.
- Trực tiếp tham mưu việc bổ nhiệm nhân sự thuộc tham quyền của Chủ tịch UBND huyện theo quy định của Đảng và Nhà nước. Tham mưu thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh; theo dõi, tham mưu thực hiện chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp, sinh hoạt phí và tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.
2.3. Vị trí Quản lý chính quyền địa phương và công tác thanh niên: 01 vị trí.
- Trực tiếp theo dõi, tham mưu công tác xây dựng chính quyền, địa giới hành chính; công tác dân vận chính quyền và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện. Trực tiếp theo dõi, tham mưu thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thuộc thẩm quyền quản lý của UBND huyện theo quy định của Đảng, Nhà nước và phân cấp của UBND tỉnh.
- Tham mưu tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án phát triển thanh niên tại địa phương; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về thanh niên.
- Tham mưu giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền thực hiện cơ chế, chính sách đối với thanh niên; giải quyết những vấn đề liên quan đến thanh niên theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của UBND tỉnh.
2.4. Vị trí Quản lý tôn giáo: 01 vị trí (do vị trí Phó Trưởng Phòng kiêm nhiệm).
Trực tiếp tham mưu quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng và các cơ sở tín ngưỡng không phải là di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc đã được đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương; giải quyết những vấn đề cụ thể về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật, phân cấp quản lý của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Nội vụ.
2.5. Vị trí Quản lý văn thư - lưu trữ: 01 vị trí (do vị trí Phó Trưởng Phòng kiêm nhiệm).
Trực tiếp tham mưu tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về văn thư, lưu trữ nhà nước đối với các cơ quan, tổ chức ở cấp huyện, cấp xã theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý UBND tỉnh.
2.6. Vị trí Quản lý thi đua - khen thưởng: 01 vị trí.
Tham mưu tổ chức các phong trào thi đua và triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn.
Thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng của tập thể, cá nhân của các cơ quan, đơn vị, địa phương trình Chủ tịch UBND huyện quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng theo quy định.
Tham mưu hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua, khen thưởng trên địa bàn.
2.7. Vị trí Cải cách hành chính: 01 vị trí.
- Tham mưu Quyết định phân công các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công chức, công vụ.
- Tham mưu Quyết định các biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách chế độ công chức, công vụ trên địa bàn; theo dõi, kiểm tra các cơ quan chuyên môn cùng cấp và UBND các xã, thị trấn thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công chức, công vụ trên địa bàn.
2.8. Vị trí Trợ giúp pháp lý, quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và hòa giải ở cơ sở: 01 vị trí (do vị trí Trưởng Phòng kiêm nhiệm).
- Phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Quảng Ngãi thực hiện nhiệm vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương; đề xuất UBND huyện kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, xử lý các quy định xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn với nhau; hướng dẫn nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Tham mưu tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
2.9. Vị trí Hành chính tư pháp: 01 vị trí (do vị trí Phó Trưởng Phòng kiêm nhiệm).
- Tham mưu UBND huyện chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện; thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định pháp luật; đề nghị UBND huyện quyết định thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do UBND xã, thị trấn cấp trái với quy định của pháp luật; quản lý, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định.
- Thực hiện chứng thực bản sao giấy, bản sao điện tử từ bản chính, chứng thực chữ ký (bao gồm cả chữ ký người dịch) và chứng thực hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền của Phòng Tư pháp theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ chứng thực đối với công chức Tư pháp - Hộ tịch thuộc UBND các xã, thị trấn.
- Tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý về nuôi con nuôi theo quy định pháp luật.
2.10. Vị trí Xây dựng, kiểm soát văn bản: 01 vị trí.
- Phối hợp xây dựng nghị quyết, quyết định thuộc thẩm quyền ban hành của UBND huyện, HĐND huyện do các cơ quan chuyên môn khác thuộc UBND huyện chủ trì xây dựng; thẩm định dự thảo nghị quyết của HĐND huyện, dự thảo quyết định của UBND huyện theo quy định pháp luật.
- Tham mưu giúp UBND huyện tự kiểm tra văn bản do UBND huyện ban hành; kiểm tra văn bản của HĐND và UBND cấp xã; trình Chủ tịch UBND huyện quyết định biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định.
- Tham mưu giúp UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND huyện theo quy định pháp luật; đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản chung của HĐND, UBND huyện.
2.11. Vị trí Phổ biến, giáo dục pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật: 01 vị trí (do vị trí Xây dựng, kiểm soát văn bản kiêm nhiệm).
- Tham mưu xây dựng, trình UBND huyện ban hành chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thực hiện sau khi chương trình, kế hoạch được ban hành; đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn; thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện; xây dựng, quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật theo quy định pháp luật; hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật.
- Tham mưu xây dựng và trình UBND huyện ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương; tổng hợp, đề xuất với UBND huyện về việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
2.12. Vị trí Quản lý tài chính - ngân sách: 01 vị trí.
Tham mưu Trưởng Phòng, Phó Trưởng Phòng thực hiện các nhiệm vụ:
- Trình UBND huyện: Dự thảo quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
- Trình Chủ tịch UBND huyện: Dự thảo các văn bản về lĩnh vực tài chính - ngân sách thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND huyện theo phân công.
- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, các chương trình, kế hoạch và các văn bản khác trong lĩnh vực tài chính - ngân sách sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực tài chính - ngân sách trên địa bàn.
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, UBND các xã, thị trấn xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, tổng hợp hình UBND huyện theo quy định.
- Tổng hợp, lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với những khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã, phương án phân bổ ngân sách huyện trình UBND huyện; lập dự toán ngân sách điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để trình UBND huyện; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định.
- Thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã) báo cáo UBND huyện để trình cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ kế toán của chính quyền cấp xã, tài chính hợp tác xã, tài chính kinh tế tập thể và các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp của nhà nước thuộc cấp huyện.
- Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc quản lý công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Quản lý tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp huyện quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Thẩm định, có ý kiến đối với các nhiệm vụ do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp huyện xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; tổ chức thực hiện các quyết định về hình thành, sử dụng, xử lý tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp huyện giao theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
- Quản lý giá theo quy định của UBND tỉnh; kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động trên địa bàn; tổ chức thực hiện tiếp nhận kê khai giá theo phân công, phân cấp của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật;
- Triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý tài chính và chuyên môn nghiệp vụ được giao.
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về tài chính, ngân sách, đầu tư, giá thị trường với UBND huyện và Sở Tài chính theo quy định.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra việc chấp hành pháp luật tài chính - ngân sách; giúp UBND huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.
- Cấp phát, thanh toán, thẩm định quyết toán kinh phí cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của UBND huyện và theo quy định của pháp luật.
2.13. Vị trí Quản lý kế hoạch và đầu tư: 01 vị trí.
Tham mưu thực hiện các nhiệm vụ:
- Trình UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện: Dự thảo đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trên địa bàn huyện, phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt; dự thảo các quyết định, văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật và các quy định của UBND huyện, Sở Kế hoạch và Đầu tư về công tác kế hoạch và đầu tư trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Lập, thẩm định, tổng hợp kế hoạch đầu tư công trong phạm vi nhiệm vụ được giao và nguồn vốn thuộc UBND huyện quản lý; thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các dự án do Chủ tịch UBND huyện quyết định đầu tư; thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do UBND huyện làm chủ đầu tư.
- Tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc ngân sách do UBND huyện quản lý (trừ trường hợp Chủ tịch UBND huyện có quy định khác) và dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc ngân sách UBND cấp xã khi có đề nghị bằng văn bản của Chủ tịch UBND các xã, thị trấn.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trên địa bàn.
- Cung cấp thông tin, phối hợp xúc tiến đầu tư, phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan tổ chức vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn huyện; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác kế hoạch và đầu tư cấp xã.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý chuyên môn, nghiệp vụ được giao.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của UBND huyện và theo quy định của pháp luật.
2.14. Vị trí Quản lý kinh tế tập thể và tư nhân: 01 vị trí.
Tham mưu về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, hộ kinh doanh, kinh tế tư nhân, cụ thể:
- Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp tác xã, hộ kinh doanh; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký hợp tác xã, hộ kinh doanh; hướng dẫn hợp tác xã, hộ kinh doanh và người thành lập hợp tác xã, hộ kinh doanh về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hợp tác xã, hộ kinh doanh.
- Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện; định kỳ báo cáo UBND huyện, cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, cơ quan thuế về tình hình đăng ký hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn; cung cấp thông tin về đăng ký hợp tác xã, hộ kinh doanh trên phạm vi địa bàn cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
- Tổng hợp theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, trên địa bàn huyện.
- Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hợp tác xã, hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã, hộ kinh doanh trên phạm vi địa bàn; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2.15. Vị trí Quản lý đất đai: 01 vị trí.
- Thực hiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; lập hệ thống hồ sơ, đất công ích và các loại đất nông nghiệp khác trên địa bàn huyện.
- Kiểm tra, tham mưu trình hồ sơ thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất, hồ sơ giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử đất; chuyển mục đích sử dụng đất; tổng hợp và báo cáo tiến độ thực hiện các dự án; thực hiện công tác kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện; giải quyết tranh chấp đất đai, tài nguyên môi trường.
- Thẩm định phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, trình hồ sơ xác định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất; hồ sơ công nhận đất chưa có giấy tờ để bồi thường khi nhà nước thu hồi đất; tham mưu thu hồi đất ngoài quy hoạch, kiểm tra, trình hồ sơ thẩm định bản đồ.
2.16. Vị trí Quản lý tài nguyên nước, khoáng sản: 01 vị trí.
Tham mưu thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên nước, khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật.
2.17. Vị trí Quản lý môi trường: 01 vị trí.
Thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; tài nguyên nước; kiểm tra các loại hồ sơ về môi trường, các kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp; tham gia xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh; tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện; thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của UBND huyện; theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường; thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.
2.18. Vị trí Quản lý về trồng trọt (bảo vệ thực vật): 01 vị trí.
Tham mưu xây dựng, kiểm tra, tổ chức thực hiện các quy định quản lý nhà nước về: Giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư khác phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện; triển khai sơ kết, tổng kết công tác sản xuất nông lâm, ngư nghiệp theo kế hoạch hàng năm; xây dựng, quản lý và sử dụng quỹ sự nghiệp nông nghiệp về lĩnh vực trồng trọt; rà soát, thống kê kết quả triển khai thực hiện việc quản lý, sử dụng đất lúa hàng năm.
2.19. Vị trí Quản lý về chăn nuôi, thủy sản: 01 vị trí.
- Tham mưu tổ chức thực hiện các quy định quản lý nhà nước về giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, công tác kiểm soát giết mổ...; tổ chức xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch, kế hoạch tiêu độc khử trùng môi trường hàng năm; điều tra, thống kê định kỳ hàng tháng, hàng quý và cả năm về tình hình phát triển chăn nuôi, tổ chức thực hiện các chính sách về phát triển chăn nuôi trên địa bàn.
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác phát triển thủy sản, công tác kiểm tra thực hiện các quy định về giống, thức ăn thủy sản, công tác quy hoạch, phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
2.20. Vị trí Quản lý về thủy lợi (đê điều, phòng chống lụt bão): 01 vị trí.
Tham mưu tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành được phê duyệt; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, công trình nuôi trồng thủy sản, công trình cấp thoát nước nông thôn, công trình phòng chống lụt bão; hướng dẫn việc xây dựng quy hoạch, kiên cố hóa kênh mương loại 3, nâng cấp và duy tu sửa chữa hệ thống thủy lợi, hệ thống nước sạch; xây dựng phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và di dời dân đến nơi an toàn trước mùa mưa lũ, lụt năm trong trên địa bàn huyện. Đồng thời, thẩm tra, thẩm định các công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật.
2.21. Vị trí Quản lý về an toàn nông sản, lâm sản, thủy sản: 01 vị trí (do vị trí Phó Trưởng Phòng kiêm nhiệm).
- Tham mưu tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền ban hành và phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản; tổng hợp, xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, cấp giấy chứng nhận các cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản.
2.22. Vị trí Quản lý về lâm nghiệp: 01 vị trí.
Triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, các quy chuẩn kỹ thuật lâm nghiệp; thống kê diện tích đất lâm nghiệp, kiểm tra, cập nhập diễn biến rừng, công tác phòng cháy chữa cháy rừng định kỳ, hàng năm; quản lý, giám sát dự án lâm nghiệp trên địa bàn.
2.23. Vị trí Theo dõi xây dựng nông thôn mới: 01 vị trí (do vị trí Phó Trưởng Phòng kiêm nhiệm).
- Tổng hợp, xây dựng kế hoạch hoạt động theo từng năm, từng giai đoạn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Hỗ trợ, hướng dẫn Ban Chỉ đạo cấp xã xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm, giai đoạn phù hợp với kế hoạch của cấp cỏ thẩm quyền; theo dõi, tổng hợp báo cáo định kỳ về kết quả thực hiện.
2.24. Vị trí Quản lý về khoa học và công nghệ: 01 vị trí (do vị trí Trưởng Phòng kiêm nhiệm).
Tham mưu triển khai và hướng dẫn thực hiện các chính sách phát triển khoa học và công nghệ cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện; phát triển phong trào lao động sáng tạo, phổ biến, lựa chọn các tiến bộ khoa học công nghệ, các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các sáng chế, sáng kiến, cải thiện kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất áp dụng tại địa phương; tổ chức thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện.
2.25. Vị trí Quản lý giao thông vận tải: 01 vị trí.
- Thẩm định: Báo cáo kinh tế - kỹ thuật các công trình giao thông; tổng dự toán giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng; dự toán giai đoạn thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở.
- Tham mưu thực hiện quản lý chất lượng công trình giao thông, góp ý báo cáo đề xuất chủ trương các dự án đầu tư xây dựng.
- Lập, thẩm định, trình phê duyệt và quản lý quy hoạch mạng lưới giao thông - vận tải trên địa bàn huyện.
- Thực hiện các công việc của Ban An toàn giao thông huyện; Ban Quản lý công trình giao thông huyện.
- Tham mưu các nội dung báo cáo gửi cấp có thẩm quyền liên quan đến lĩnh vực giao thông - vận tải.
2.26. Vị trí Quản lý xây dựng: 01 vị trí.
- Thẩm định và tham mưu phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình dân dụng; lập, thẩm định, trình phê duyệt về quy hoạch xây dựng, quy hoạch vùng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chi tiết, quy hoạch nông thôn mới, trung tâm cụm xã, quy hoạch tổng mặt bằng các dự án.
- Tham mưu thẩm định công trình hạ tầng kỹ thuật đối với khu dân cư; thực hiện quản lý chất lượng công trình dân dụng; góp ý báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư công trình dân dụng đầu tư trên địa bàn huyện; thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch.
- Thẩm định: báo cáo kinh tế - kỹ thuật; tổng dự toán giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng; dự toán giai đoạn thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở.
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý.
- Tham mưu báo cáo các nội dung liên quan đến lĩnh vực xây dựng, quy hoạch; thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến công tác văn thư, thi đua khen thưởng, thủ quỹ của Phòng.
2.27. Vị trí Quản lý công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 01 vị trí (do vị trí Phó Trưởng Phòng kiêm nhiệm).
Tham mưu giúp giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện.
2.28. Vị trí Quản lý thương mại: 01 vị trí.
- Tổ chức, hướng dẫn và thực hiện chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân đầu tư phát triển công nghiệp, mở rộng sản xuất - kinh doanh. Thực hiện các chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại.
- Tham mưu cấp các loại giấy phép thuộc lĩnh vực lưu thông hàng hóa (cấp giấy phép, gia hạn, sửa đổi, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng cho cửa hàng LPG chai; giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá; bán lẻ sản phẩm rượu, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh).
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công thương cho cán bộ, công chức thuộc UBND cấp xã.
2.29. Vị trí Bảo vệ và chăm sóc trẻ em: 01 vị trí (do vị trí Trưởng Phòng kiêm nhiệm).
- Tham mưu, giúp UBND huyện tổ chức và hướng dẫn công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em trên địa bàn huyện theo quy định pháp luật.
- Kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em và thực hiện quyền trẻ em ở địa phương.
2.30. Vị trí Theo dõi bình đẳng giới và giảm nghèo bền vững: 01 vị trí (do vị trí Phó Trưởng Phòng kiêm nhiệm).
- Theo dõi đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, kiểm tra danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ trung bình nông lâm ngư nghiệp.
- Giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững. Triển khai công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; hộ gia đình có mức sống trung bình thường xuyên và định kỳ. Kiểm tra, trình phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện, thẩm định danh sách hộ nghèo, cận nghèo, nông lâm ngư nghiệp hàng năm. Kiểm tra, đối chiếu danh sách báo tăng, giảm, điều chỉnh cho các nhóm đối tượng bảo hiểm y tế thuộc lĩnh vực ngành lao động - thương binh và xã hội quản lý.
- Tham mưu lãnh đạo công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về giới và chính sách pháp luật về bình đẳng giới. Tham mưu góp ý các chương trình, đề án, kế hoạch... liên quan đến lĩnh vực bình đẳng giới.
- Tham mưu tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, đề xuất xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn huyện
2.31. Vị trí Phòng, chống tệ nạn xã hội và bảo trợ xã hội: 01 vị trí.
- Tham mưu góp ý các chương trình, đề án, kế hoạch... liên quan đến phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Tham mưu triển khai thực hiện các hoạt động nhân tháng hành động phòng chống ma túy, mại dâm, buôn bán người; theo dõi công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện. Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND huyện xem xét, quyết định đưa đối tượng vào cơ sở cai nghiện.
- Theo dõi công tác tiếp nhận, thẩm định hồ sơ bảo trợ xã hội; dự thảo quyết định đối với hồ sơ đủ điều kiện trình lãnh đạo phòng xem xét; quản lý hồ sơ bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội ở các xã, thị trấn.
- Đối chiếu, rà soát và đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội; rà soát, lập danh sách báo tăng, giảm, điều chỉnh cho nhóm đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định.
2.32. Vị trí Quản lý về lao động, việc làm và dạy nghề: 01 vị trí (do vị trí Phó Trưởng Phòng kiêm nhiệm).
- Theo dõi chương trình mục tiêu việc làm trên địa bàn huyện, công tác vận động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, triển khai thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động (điều tra cung - cầu lao động); tham gia góp ý các chương trình, đề án, kế hoạch... về lao động, việc làm, dạy nghề.
- Tham mưu lãnh đạo ban hành các văn bản triển khai tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động; triển khai công tác dạy nghề hàng năm.
2.33. Vị trí Thực hiện chính sách người có công: 01 vị trí.
- Tham mưu giải quyết các đơn thư khiếu nại thuộc lĩnh vực người có công; tiếp nhận, kiểm tra, lập danh sách, đối chiếu trình lãnh đạo ký xác nhận đối tượng người có công thuộc phòng quản lý để giải quyết các chế độ ưu đãi.
- Theo dõi các hạng mục công trình tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện: Khu tưởng niệm, văn bia, cây xanh, hệ thống chiếu sáng, cờ trang trí, bình hoa, lọ cắm nhang...để có cơ sở tu sửa, nâng cấp khi bị hư hỏng. Phục vụ lễ viếng Nghĩa trang liệt sĩ nhân dịp Tết nguyên đán, ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, các đoàn viếng, tham quan trong và ngoài huyện.
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chính sách người có công ở các xã, thị trấn; đối chiếu, rà soát và đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng người có công; rà soát, lập danh sách báo tăng, giảm, điều chỉnh cho nhóm đối tượng người có công theo quy định.
2.34. Vị trí Tiền lương và bảo hiểm: 01 vị trí (do vị trí Phó Trưởng Phòng kiêm nhiệm).
- Tham mưu và tham gia thành viên Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp; đề xuất xử lý các vi phạm liên quan đến tiền lương - bảo hiểm đối với người lao động.
- Tham mưu kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm cho người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện.
2.35. Vị trí Quản lý văn hóa thông tin cơ sở: 01 vị trí (do vị trí Quản lý thông tin - truyền thông kiêm nhiệm).
- Tham mưu xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hằng tuần, tháng, quý, năm, 05 năm và giải pháp thực hiện về các lĩnh vực: Thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng “xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, “thị trấn văn minh đô thị”, “Cơ quan văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa” và xây dựng nếp sống văn hóa; về cấp phép đủ điều kiện kinh doanh các dịch vụ văn hóa; về quản lý di sản văn hóa (văn hóa vật thể và phi vật thể).
- Tham mưu quản lý nhà nước về công tác bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; hoạt động tuyên truyền và quảng cáo; hoạt động nghệ thuật biểu diễn, văn hóa quần chúng, văn hóa dân tộc, lễ hội. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức xã, thị trấn và các tổ chức có liên quan, tham mưu thực hiện các quy định hiện hành về văn hóa thông tin cơ sở; công tác thi đua khen thưởng.
2.36. Vị trí Quản lý văn hóa và gia đình: 01 vị trí (do vị trí Trưởng Phòng kiêm nhiệm).
- Tham mưu công tác thẩm định các chương trình văn nghệ quần chúng của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện; tham gia Đội kiểm tra liên ngành văn hóa, thông tin và các tổ giúp việc do UBND huyện phân công; tham mưu quản lý, theo dõi, đề xuất đánh giá nội bộ theo quy trình ISO 9001:2015.
- Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công chức xã, thị trấn và các tổ chức có liên quan, tham mưu thực hiện các quy định hiện hành về quản lý văn hóa và gia đình; tổ chức các hoạt động về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; duy trì và phát triển các Câu lạc bộ về gia đình; tham mưu việc cấp giấy chứng nhận các gia đình văn hóa; giải quyết về vấn đề bạo lực gia đình trên địa bàn huyện; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình hành động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
2.37. Vị trí Quản lý thể dục, thể thao và du lịch: 01 vị trí (do vị trí Phó Trưởng Phòng kiêm nhiệm).
- Tham mưu, đề xuất, xây dựng kế hoạch, báo cáo quản lý nhà nước về lĩnh vực thể dục thể thao và các thiết chế thể dục thể thao; các hoạt động thể dục, thể thao giải trí trong các điểm vui chơi, khu văn hóa thể thao trên địa bàn huyện; quản lý nhà nước về khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, dịch vụ lữ hành trên địa bàn huyện.
- Tham mưu xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực thể dục, thể thao; phối hợp xây dựng các đề án, công trình du lịch; tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền về các điểm danh lam, thắng cảnh trên địa bàn huyện; tham mưu tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao cấp huyện và tham gia Hội thi cấp tỉnh về thể dục thể thao.
2.38. Vị trí Quản lý thông tin - truyền thông: 01 vị trí.
- Trực tiếp tham mưu công tác thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc các lĩnh vực về thông tin và truyền thông theo quy định của pháp luật; về xây dựng chính quyền điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước; quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bưu chính, viễn thông; công nghệ thông tin; thông tin điện tử; thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin; thực hiện thủ tục hành chính, công tác cải cách hành chính thuộc lĩnh vực.
- Theo dõi, quản lý xây dựng các trạm thu, phát sóng trạm BTS, các dịch vụ trò chơi điện tử; tham mưu quản lý nhà nước đối với mạng lưới phát thanh, truyền thanh cơ sở.
- Tham mưu theo dõi và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án về ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn huyện theo sự phân công của UBND huyện; tổ chức công tác bảo vệ an toàn, an ninh thông tin trong các hoạt động bưu chính, chuyển phát, viễn thông, công nghệ thông tin, internet, phát thanh truyền hình trên địa bàn huyện.
2.39. Vị trí Quản lý giáo dục trung học cơ sở: 01 vị trí.
- Tham mưu chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục và thực hiện kế hoạch giáo dục; thực hiện chương trình thay sách giáo dục phổ thông theo quy định; công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; tổ chức tham gia các hội thi, kỳ thi của bậc trung học cơ sở.
- Kiểm tra tư vấn hỗ trợ công tác chuyên môn trung học cơ sở; công tác hướng nghiệp phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở; quản lý, hướng dẫn việc nhập cơ sở dữ liệu ngành; tham mưu việc xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở, quản lý, cấp phát văn bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
2.40. Vị trí Quản lý giáo dục tiểu học: 01 vị trí.
- Tham mưu thực hiện nhiệm vụ năm học của bậc tiểu học; tư vấn, hỗ trợ về công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia; tham mưu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; hoạt động thư viện thân thiện; kiểm tra, hỗ trợ chuyên môn.
- Tổ chức Hội nghị, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn; các Hội thi ở bậc tiểu học; kiểm tra và duyệt số liệu trên cơ sở dữ liệu ngành; tham mưu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông thay sách giáo khoa và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công, chỉ đạo.
2.41. Vị trí Quản lý giáo dục mầm non: 01 vị trí.
- Tham mưu việc thực hiện nhiệm vụ năm học và các văn bản có liên quan đến cấp học mầm non
- Phối hợp tổ chức các hội thi; các phong trào thuộc cấp học mầm non trong năm học; tổ chức kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn huyện; tham mưu thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục và đề nghị công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; phối hợp thực hiện trong công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; tham mưu, đề xuất, kiến nghị để triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
2.42. Vị trí Quản lý kế hoạch và cơ sở vật chất giáo dục: 01 vị trí (do vị trí Phó Trưởng Phòng kiêm nhiệm).
- Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác tháng, quý, năm; theo dõi việc thực hiện kế hoạch, chương trình năm học, kế hoạch công tác; theo dõi, thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ tuần, tháng, 03 tháng, 06 tháng, năm và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ cho UBND huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan có thẩm quyền.
- Phối hợp với bộ phận chuyên môn tổ chức các Hội nghị của cơ quan và của ngành; phụ trách công tác phục vụ, tham mưu thực hiện công tác văn phòng của cơ quan; thư ký của đơn vị; theo dõi tổng hợp số liệu của ngành.
- Tham mưu công tác mua sắm ở cơ quan và các đơn vị trường học; việc tu sửa, xây dựng ở cơ quan và các đơn vị trường học; quản lý tài sản của cơ quan; thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.
2.43. Vị trí Theo dõi phổ cập, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp: 01 vị trí (do vị trí Phó Trưởng Phòng kiêm nhiệm).
- Tham mưu việc chỉ đạo các đơn vị thực hiện công tác điều tra, nhập liệu và xử lý số liệu công tác phổ cập giáo dục - xóa mù chữ; kiểm tra số liệu phổ cập giáo dục trên hệ thống thông tin điện tử phổ cập giáo dục - xóa mù chữ và kiểm tra công nhận các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Xây dựng kế hoạch công tác phổ cập giáo dục hằng năm, kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục các cấp; tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ, trình UBND tỉnh kiểm tra công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục - xóa mù chữ.
- Thực hiện và hướng dẫn, triển khai các đơn vị xây dựng kế hoạch xã hội học tập, giáo dục suốt đời, giáo dục dòng tộc...
- Tham mưu chỉ đạo các đơn vị trường học thực hiện công tác phân luồng học sinh; xây dựng kế hoạch hướng dẫn các đơn vị thực hiện công tác hướng nghiệp cho học sinh; quản lý và thực hiện các chế độ kiểm tra, báo cáo các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện.
- Xây dựng kế hoạch và tập huấn trường học an toàn, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước cho cán bộ, giáo viên các đơn vị; xây dựng và triển khai các văn bản về công tác chính trị tư tưởng, triển khai văn bản pháp luật; tham mưu tổ chức các phong trào thi đua theo chủ đề năm học, các ngày lễ lớn trong năm; tổ chức và tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp, văn nghệ, thể dục thể thao...cho cán bộ, giáo viên và học sinh.
- Tham mưu một số nội dung liên quan đến công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, y tế học đường, xây dựng văn hóa ứng xử, công tác tham vấn tâm lý học đường, giáo dục đạo đức lối sống.
2.44. Vị trí Quản lý nghiệp vụ y: 01 vị trí.
- Tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo quản lý hoạt động của các cơ sở hành nghề y trên địa bàn huyện, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự chỉ đạo của Trưởng Phòng.
- Thống kê, tổng hợp báo cáo về công tác chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
2.45. Vị trí Quản lý dược phẩm, mỹ phẩm: 01 vị trí (do vị trí Trưởng Phòng kiêm nhiệm).
Tham mưu, đề xuất quản lý hoạt động của các cơ sở hành nghề dược phẩm, mỹ phẩm trên địa bàn huyện, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự chỉ đạo, phân công của cấp có thẩm quyền.
2.46. Vị trí Quản lý Vệ sinh an toàn thực phẩm: 01 vị trí (do vị trí Quản lý nghiệp vụ y kiêm nhiệm).
- Tham mưu, đề xuất quản lý hoạt động, an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn; xây dựng, trình UBND huyện ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên thuộc lĩnh vực vực được phân công quản lý.
- Theo dõi, giám sát và tổ chức quản lý an toàn thực phẩm tại các cơ sở trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh đối với thực phẩm trên địa bàn huyện.
- Kiểm tra, tham mưu UBND huyện xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
2.47. Vị trí Quản lý y tế cơ sở và y tế dự phòng: 01 vị trí (do vị trí Trưởng Phòng kiêm nhiệm).
Tham mưu, đề xuất quản lý các hoạt động quản lý y tế dự phòng, Trạm y tế xã; triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo điều hành đối với lĩnh vực y tế dự phòng; Trạm y tế các xã, thị trấn và Trung tâm Y tế huyện về triển khai theo dõi, giám sát và xử lý dịch bệnh tại địa phương cũng như việc thực hiện các quy định chuyên môn về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; HIV/AIDS; bệnh nghề nghiệp, bệnh không lây nhiễm...
2.48. Vị trí Quản lý dân số, kế hoạch hóa gia đình: 01 vị trí (do vị trí Quản lý nghiệp vụ y kiêm nhiệm).
Tham mưu lãnh đạo quản lý nhà nước về dân số kế hoạch hóa gia đình, các đề án thuộc chương trình theo quy định như: Đề án tầm soát các dị dạng, bệnh tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; dự án đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình...
2.49. Vị trí Quản lý bảo hiểm y tế: 01 vị trí (do vị trí Quản lý nghiệp vụ y kiêm nhiệm).
Tham mưu lãnh đạo quản lý lĩnh vực bảo hiểm y tế, phối hợp với các ngành liên quan rà soát các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định.
2.50. Vị trí Thanh tra và phòng, chống tham nhũng: 01 vị trí.
Tham mưu thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra hành chính, thanh tra kinh tế - xã hội, phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật phòng, chống tham nhũng, giải quyết tố cáo có dấu hiệu tham nhũng, tổng hợp báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn huyện.
2.51. Vị trí Giải quyết khiếu nại tố cáo: 01 vị trí.
Tham mưu thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện.
2.52. Vị trí Lễ tân đối ngoại: 01 vị trí (Huyện ủy quản lý).
- Đón tiếp đại biểu, tổ chức, cá nhân đến UBND huyện liên hệ làm việc.
- Phụ trách lĩnh vực đối ngoại, ngoại vụ; quản lý cán bộ, công chức, viên chức xin đi du lịch, khám chữa bệnh ở nước ngoài.
2.53. Vị trí Tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư: 01 vị trí (Huyện ủy quản lý).
Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên tại Ban Tiếp công dân huyện; tham mưu lãnh đạo xử lý đơn thư, khiếu nại tố cáo gửi đến UBND huyện, Ban Tiếp công dân huyện.
3. Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung: 07 vị trí.
3.1. Vị trí Kế toán: 01 vị trí.
Xây dựng các kế hoạch, dự toán ngân sách; kế hoạch mua sắm, sửa chữa; Thực hiện công việc tài chính, kế toán, thanh toán các chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức và người lao động của cơ quan.
3.2. Vị trí Hành chính tổng hợp: 01 vị trí.
Theo dõi, tổng hợp, báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện; tổng hợp, xây dựng các báo cáo về các lĩnh vực công tác như nội chính - tư pháp, nông nghiệp, quản lý kinh tế và hạ tầng, tài nguyên và môi trường, lao động - thương binh và xã hội, chính sách người có công, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, vệ sinh ATTP, bảo hiểm y tế.
3.3. Vị trí Hành chính một cửa: 01 vị trí.
Theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa tại huyện.
3.4. Vị trí Chuyên trách giúp HĐND: 01 vị trí.
Giúp lãnh đạo Văn phòng theo dõi, tham mưu, tổng hợp xây dựng chương trình công tác của HĐND huyện, tiếp xúc cử tri, các hội nghị, cuộc họp, kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện; theo dõi, tổng hợp kết quả giải quyết, trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu HĐND huyện, tỉnh và Quốc hội; hoạt động chỉ đạo, điều hành, giám sát và tổng hợp báo cáo trình Thường trực HĐND huyện.
3.5. Vị trí Công nghệ thông tin: 01 vị trí.
- Theo dõi công nghệ thông tin, lập kế hoạch triển khai phần mềm hỗ trợ công tác văn phòng, các phòng, ban, đơn vị trực thuộc huyện và xã, thị trấn; cập nhật và nắm vững các sản phẩm, công nghệ, giải pháp phần mềm để đề xuất ứng dụng các công nghệ mới.
- Vận hành hệ thống ioffice của UBND huyện hoạt động ổn định, Quản trị hệ thống mạng nội bộ, Trang thông tin điện tử của huyện; chịu trách nhiệm về kỹ thuật máy móc, trang thiết bị làm việc, đảm bảo phục vụ công tác cho Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND huyện. Thực hiện công tác quản lý, vận hành máy chủ tại đặt phòng máy đảm bảo an toàn, bảo mật.
3.6. Vị trí Quản trị công sở: 01 vị trí.
Tham mưu, thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng tài sản, trang thiết bị văn phòng, xe công đúng quy định, quy chế, đảm bảo an toàn, tiết kiệm, đầy đủ, kịp thời, phục vụ lãnh đạo và hoạt động cơ quan chu đáo, nghiêm túc.
3.7. Vị trí Văn thư, lưu trữ kiêm thủ quỹ: 01 vị trí.
- Xử lý văn bản đến, văn bản đi trên giấy và trên phần mềm quản lý văn bản iOffice, xử lý văn bản chữ ký số; quản lý và cung cấp các loại văn bản; tổ chức lập danh mục lưu trữ theo quy định; quản lý tất cả các con dấu của HĐND, UBND huyện, Văn phòng huyện và các loại con dấu khác có liên quan.
- Tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo Văn phòng về công tác thu thập, chỉnh lý, quản lý, lưu trữ, khai thác tài liệu của nhà nước theo quy định. Định kỳ hằng tháng thực hiện tiếp nhận văn bản bàn giao từ văn thư để phân loại, xử lý tài liệu lưu trữ, bảo quản an toàn, đảm bảo bí mật nhà nước.
4. Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ: 04 vị trí.
4.1. Nhân viên kỹ thuật: 01 vị trí.
Thực hiện công việc photo, đánh máy phục vụ cho các hoạt động chuyên môn của Văn phòng huyện.
4.2. Vị trí lái xe: 01 vị trí.
Thực hiện nhiệm vụ lái xe; đảm bảo hoạt động và lịch công tác của lãnh đạo cơ quan.
4.3. Vị trí phục vụ: 01 vị trí.
Thực hiện công tác phục vụ, hành chính; đảm bảo hoạt động cơ quan,
4.4. Vị trí bảo vệ: 01 vị trí.
Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tài sản cơ quan.
II. DỰ KIẾN BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC VÀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO NĐ 68, 161 NĂM 2023
Dự kiến biên chế công chức, hợp đồng lao động theo Nghị định 68, 161 trong cơ quan, tổ chức năm 2023, như sau:
Số TT |
Vị trí việc làm |
Ngạch công chức tương ứng |
Dự kiến biên chế công chức năm 2023 |
Dự kiến lao động hợp đồng theo Nghị định 68, 161 năm 2023 |
Ghi chú |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
I |
Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý |
|
38 |
|
|
1 |
Chủ tịch HĐND huyện |
|
0 |
|
Kiêm nhiệm |
2 |
Chủ tịch UBND huyện |
Chuyên viên chính |
1 |
|
|
3 |
Phó Chủ tịch HĐND huyện |
Chuyên viên trở lên |
1 |
|
|
4 |
Phó Chủ tịch UBND huyện |
Chuyên viên trở lên |
3 |
|
|
5 |
Trưởng Ban HĐND huyện (Ban Pháp chế, Ban KT-XH) |
Chuyên viên trở lên |
2 |
|
|
6 |
Phó Trưởng Ban HĐND huyện (Ban Pháp chế, Ban KT-XH) |
Chuyên viên |
0 |
|
|
7 |
Chánh Thanh tra |
|
- |
|
|
8 |
Phó Chánh Thanh tra |
Chuyên viên hoặc tương |
1 |
|
|
Phó Chánh Thanh tra (Huyện ủy viên) |
Chuyên viên hoặc tương đương trở lên |
1 |
|
|
|
9 |
Chánh Văn phòng |
|
- |
|
|
10 |
Phó Chánh Văn phòng |
|
- |
|
|
11 |
Trưởng phòng |
Chuyên viên trở lên |
9 |
|
|
12 |
Phó Trưởng Phòng |
Chuyên viên |
19 |
|
|
|
Phó Trưởng Phòng Nội vụ (Huyện ủy viên) |
Chuyên viên trở lên |
1 |
|
|
II |
Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành |
|
31 |
|
|
1 |
Quản lý tổ chức - biên chế và hội |
Chuyên viên |
1 |
|
|
2 |
Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức |
Chuyên viên |
1 |
|
|
3 |
Quản lý chính quyền địa phương và công tác thanh niên |
Chuyên viên |
1 |
|
|
4 |
Quản lý tôn giáo |
Chuyên viên |
- |
|
Kiêm nhiệm |
5 |
Quản lý văn thư-lưu trữ |
Chuyên viên |
- |
|
Kiêm nhiệm |
6 |
Quản lý thi đua - khen thưởng |
Chuyên viên |
1 |
|
|
7 |
Cải cách hành chính |
Chuyên viên |
1 |
|
|
8 |
Trợ giúp pháp lý, quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và hòa giải ở cơ sở |
Chuyên viên |
- |
|
Kiêm nhiệm |
9 |
Hành chính tư pháp |
Chuyên viên |
- |
|
Kiêm nhiệm |
10 |
Xây dựng, kiểm soát văn bản |
Chuyên viên |
1 |
|
|
11 |
Phổ biến, giáo dục pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật |
Chuyên viên |
- |
|
Kiêm nhiệm |
12 |
Quản lý tài chính - ngân sách |
Chuyên viên |
2 |
|
|
13 |
Quản lý kế hoạch và đầu tư |
Chuyên viên |
1 |
|
|
14 |
Quản lý kinh tế tập thể và tư nhân |
Chuyên viên |
1 |
|
|
15 |
Quản lý đất đai |
Chuyên viên |
2 |
|
|
16 |
Quản lý tài nguyên nước, khoáng sản |
Chuyên viên |
1 |
|
|
17 |
Quản lý môi trường |
Chuyên viên |
1 |
|
|
18 |
Quản lý về trồng trọt (bảo vệ thực vật) |
Chuyên viên |
1 |
|
|
19 |
Quản lý về chăn nuôi, thủy sản |
Chuyên viên |
1 |
|
|
20 |
Quản lý về thủy lợi (đê điều, phòng chống lụt bão) |
Chuyên viên |
1 |
|
|
21 |
Quản lý về an toàn nông sản, lâm sản, thủy sản |
Chuyên viên |
- |
|
Kiêm nhiệm |
22 |
Quản lý về lâm nghiệp |
Chuyên viên |
1 |
|
|
23 |
Theo dõi xây dựng nông thôn mới |
Chuyên viên |
- |
|
Kiêm nhiệm |
24 |
Quản lý về khoa học công nghệ |
Chuyên viên |
- |
|
Kiêm nhiệm |
25 |
Quản lý giao thông vận tải |
Chuyên viên |
1 |
|
|
26 |
Quản lý xây dựng |
Chuyên viên |
2 |
|
|
27 |
Quản lý công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp |
Chuyên viên |
- |
|
Kiêm nhiệm |
28 |
Quản lý thương mại |
Chuyên viên |
1 |
|
|
29 |
Bảo vệ và chăm sóc trẻ em |
Chuyên viên |
- |
|
Kiêm nhiệm |
30 |
Theo dõi bình đẳng giới và giảm nghèo bền vững |
Chuyên viên |
- |
|
Kiêm nhiệm |
31 |
Phòng, chống tệ nạn xã hội và bảo trợ xã hội |
Chuyên viên |
1 |
|
|
32 |
Quân lý về lao động, việc làm và dạy nghề |
Chuyên viên |
- |
|
Kiêm nhiệm |
33 |
Thực hiện chính sách người có công |
Chuyên viên |
1 |
|
|
34 |
Tiền lương và bảo hiểm |
Chuyên viên |
- |
|
Kiêm nhiệm |
35 |
Quản lý văn hóa thông tin cơ sở |
Chuyên viên |
- |
|
Kiêm nhiệm |
36 |
Quản lý văn hóa và gia đình |
Chuyên viên |
- |
|
Kiêm nhiệm |
37 |
Quản lý thể dục, thể thao và du lịch |
Chuyên viên |
- |
|
Kiêm nhiệm |
38 |
Quản lý Thông tin - truyền thông |
Chuyên viên |
1 |
|
|
39 |
Quản lý giáo dục trung học cơ sở |
Chuyên viên |
1 |
|
|
40 |
Quản lý giáo dục tiểu học |
Chuyên viên |
1 |
|
|
41 |
Quản lý giáo dục mầm non |
Chuyên viên |
1 |
|
|
42 |
Quản lý kế hoạch và cơ sở vật chất giáo dục |
Chuyên viên |
- |
|
Kiêm nhiệm |
43 |
Theo dõi phổ cập, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp |
Chuyên viên |
- |
|
Kiêm nhiệm |
44 |
Quản lý nghiệp vụ y |
Chuyên viên |
1 |
|
|
45 |
Quản lý dược phẩm, mỹ phẩm |
Chuyên viên |
- |
|
Kiêm nhiệm |
46 |
Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm |
Chuyên viên |
- |
|
Kiêm nhiệm |
47 |
Quản lý y tế cơ sở, và y tế dự phòng |
Chuyên viên |
- |
|
Kiêm nhiệm |
48 |
Quản lý dân số, kế hoạch hóa gia đình |
Chuyên viên |
- |
|
Kiêm nhiệm |
49 |
Quản lý bảo hiểm y tế |
Chuyên viên |
- |
|
Kiêm nhiệm |
50 |
Thanh tra và phòng, chống tham nhũng |
Chuyên viên hoặc tương đương |
1 |
|
|
51 |
Giải quyết khiếu nại tố cáo |
Chuyên viên hoặc tương đương |
1 |
|
|
52 |
Lễ tân đối ngoại |
|
- |
|
|
53 |
Tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư |
|
- |
|
|
III |
Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung |
|
2 |
|
|
1 |
Kế toán |
Kế toán viên |
2 |
|
|
2 |
Hành chính tổng hợp |
|
- |
|
|
3 |
Hành chính một cửa |
|
- |
|
|
4 |
Chuyên trách giúp HĐND |
|
- |
|
|
5 |
Công nghệ thông tin |
|
- |
|
|
6 |
Quản trị công sở |
|
- |
|
|
7 |
Văn thư, lưu trữ kiêm thủ quỹ |
|
- |
|
|
IV |
Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ |
|
|
|
|
1 |
Nhân viên kỹ thuật |
Hợp đồng |
|
|
|
2 |
Lái xe |
Hợp đồng |
|
|
|
3 |
Phục vụ |
Hợp đồng |
|
|
|
4 |
Bảo vệ |
Hợp đồng |
|
|
|
TỔNG CỘNG |
|
71 |
|
|
UBND huyện Tư Nghĩa có trách nhiệm thực hiện tinh giản biên chế đến năm 2026 theo quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cấp có thẩm quyền; chủ động bố trí biên chế công chức được giao từng năm theo vị trí việc làm đã được phê duyệt.
III. BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA TỪNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM
Công việc cụ thể của từng vị trí việc làm được mô tả theo các nhiệm vụ chính, có xác định tỷ trọng thời gian thực hiện bình quân hàng năm và số lượng sản phẩm đầu ra của mỗi nhiệm vụ chính
(Tổng hợp Bảng mô tả công việc của từng vị trí việc làm cụ thể theo Phụ lục số 2 đính kèm).
IV. XÁC ĐỊNH KHUNG NĂNG LỰC CỦA TỪNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM
Khung năng lực của từng vị trí việc làm được xây dựng trên cơ sở yêu cầu thực hiện công việc, được phản ánh trên Bảng mô tả công việc tương ứng, gồm các năng lực, trình độ, kỹ năng và các tiêu chuẩn, điều kiện khác cần phải có để hoàn thành các công việc, các hoạt động nêu tại Bảng mô tả công việc ứng với từng vị trí việc làm.
(Tổng hợp khung năng lực của từng vị trí việc làm cụ thể theo Phụ lục 3 đính kèm)
V. XÁC ĐỊNH CƠ CẤU NGẠCH CÔNG CHỨC
1. Công chức giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương: 18 người, chiếm 25,35% so với tổng số;
2. Công chức giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương: 53 người, chiếm 74,65% so với tổng số.
(Tổng hợp cơ cấu ngạch công chức theo Phụ lục 4 đính kèm)
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP
1. UBND huyện Tư Nghĩa có trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Đề án này; sắp xếp, bố trí công chức giữa các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện để phù hợp với từng vị trí việc làm; quản lý, sử dụng biên chế, thực hiện việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch, đề bạt, bổ nhiệm công chức, đảm bảo nâng cao được chất lượng đội ngũ công chức, phát huy hiệu lực, hiệu quả trong thực thi công vụ.
2. Sau khi Bộ Nội vụ và các bộ, ngành Trung ương ban hành hướng dẫn đầy đủ về vị trí việc làm, định mức biên chế công chức, xác định cơ cấu ngạch công chức, UBND huyện Tư Nghĩa chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ rà soát, tổng hợp để tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh hoặc ban hành lại Đề án vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính của huyện theo quy định.
1. Quy định về chuyên ngành đào tạo đối với vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành và vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung theo Đề án:
Trường hợp công chức được tuyển dụng từ năm 2022 trở về trước có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhận theo Đề án thì vẫn được tiếp tục thực hiện. Đối với công chức được điều động từ cơ quan, tổ chức này sang cơ quan, tổ chức khác có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm dự kiến được đảm nhận thì phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong ngành, lĩnh vực, vị trí việc làm đó.
2. Quy định khi triển khai thực hiện dừng thí điểm hợp nhất Văn phòng Huyện ủy và Văn phòng HĐND và UBND huyện; dừng thí điểm Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy đồng thời là Trưởng Phòng Nội vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy đồng thời là Chánh Thanh tra huyện; trong khi chờ sửa đổi, bổ sung Đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt thì tiêu chuẩn, điều kiện đối với công chức ở một số vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý điều hành được thực hiện như sau:
- Đối với tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Trưởng Phòng Nội vụ, Chánh Thanh tra huyện, Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện thực hiện tương đương như tiêu chuẩn, điều kiện của cấp trưởng các cơ quan chuyên môn khác thuộc UBND huyện và theo quy định của cấp có thẩm quyền, pháp luật hiện hành.
- Đối với tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện thực hiện tương đương như tiêu chuẩn, điều kiện của cấp phó các cơ quan chuyên môn khác thuộc UBND huyện và theo quy định của cấp có thẩm quyền, pháp luật hiện hành.
- Đối với vị trí việc làm Phó Trưởng Phòng Nội vụ, Phó Chánh Thanh tra huyện không xác định là Huyện ủy viên thì ngạch công chức tương ứng đối với vị trí Phó Trưởng Phòng Nội vụ là Chuyên viên; vị trí Phó Chánh Thanh tra huyện là Chuyên viên hoặc tương đương.
3. Trong thời hạn là 05 năm kể từ ngày Đề án vị trí việc làm được phê duyệt, UBND huyện xây dựng kế hoạch và phương án sắp xếp, bố trí công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện đảm bảo phù hợp với số lượng, cơ cấu ngạch theo từng vị trí việc làm đã được duyệt./.
1 - Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08/9/2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ trựởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, Quyền hạn vả cơ cáu tổ chức của cơ quan chuyên môn vì nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
- Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BXD-BNV ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tính, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng.
- Thông tư số 12/2020/TT-BGDĐT ngày 22/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về chức năng, nhiệm vu, quyền hạn của Sở Giáo dục vả Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thông tư số 07/2020/TT-BTP ngày 21/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Tbông tư số 01/2021/TT-BKHCN ngày 01/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về khoa học công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
- Thông tư số 02/2021/TT-BNV ngày 11/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư.
- Thông tư số 15/2021/TT-BGTVT ngày 30/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Thông tư số 05/2021/TT-BNV ngày 12/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thông tư số 08/2021/TT-BVHTTDL ngày 08/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thông tư số 11/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Lao động - Thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Phòng Lao động - Thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thông tư số 05/2021/TT-BTNMT ngày 29/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Tải nguyên và Môi trường hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thông tư số 37/2021/TT-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thông tư số 04/2022/TT-BCT ngày 28/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Công thương hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thông tư số 04/2022/TT-BTC ngày 28/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tài chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thông tư số 05/2022/TT-BKHĐT ngày 06/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thông tư số 11/2022/TT-BTTTT ngày 29/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Thông tin và Truyền thâng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.