Quyết định 1318/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2050

Số hiệu 1318/QĐ-UBND
Ngày ban hành 13/07/2022
Ngày có hiệu lực 13/07/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Vũ Chí Giang
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1318/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 13 tháng 7 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021-2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật s03/2016/QH14, Luật số 35/2018/QH14, Luật s40/2019/QH14 và Luật số 62/2020/QH14; Luật Quy hoạch s21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật s35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch; Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản; số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch; số 09/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 về quản lý vật liệu xây dựng; số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 1413/QĐ-UBND ngày 03/6/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán tư vấn lập Đề án Phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2050; báo cáo của Văn phòng UBND tỉnh về việc tổng hợp ý kiến thống nhất phê duyệt Đề án của Thành viên UBND tỉnh;

Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 136/TTr-SXD ngày 30/3/2022 về việc phê duyệt Đề án Phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2050;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2050 với các nội dung sau:

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 phải phù hợp với Chiến lược phát triển VLXD Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050; quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc và các quy hoạch khác có liên quan;

- Đầu tư phát triển VLXD trên địa bàn tỉnh theo nhu cầu của thị trường và các quy hoạch, đề án, kế hoạch được duyệt; không đầu tư các dự án sản xuất VLXD ở các vùng ảnh hưởng đến khu bảo tồn, di sản văn hóa, phát triển du lịch, an ninh quốc phòng.

- Tiếp cận và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới trong sản xuất VLXD;

- Sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính; gắn sản xuất VLXD với tái chế, tái sử dụng các chất thải công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, xử lý rác thải và bảo vệ môi trường;

- Đẩy mạnh sản xuất các chủng loại VLXD có giá trị kinh tế cao; nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm VLXD trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, sản xuất VLXD; phát triển cơ khí chế tạo cho công nghiệp VLXD.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu tổng quát:

- Tập trung đầu tư và phát triển các sản phẩm VLXD có thể mạnh của tỉnh. Nghiên cứu phát triển sản xuất đa dạng các sản phẩm VLXD mới, có hiệu quả kinh tế cao. Đưa công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất VLXD để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nội tỉnh, trong khu vực và xuất khẩu, góp phần vào tăng trưởng GRDP, nâng cao vị thế của ngành VLXD trong nền kinh tế.

- Phát triển VLXD đảm bảo nguồn vật liệu cho xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, khu vực đồng thời kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất khẩu VLXD.

- Loại bỏ công nghệ sản xuất VLXD lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.

2.2. Mục tiêu cụ thể: Các mục tiêu cụ thể về đầu tư, công nghệ, khai thác, sử dụng tài nguyên bảo vệ môi trường, sản phẩm và xuất khẩu của từng loại VLXD cho từng giai đoạn phát triển tại Phụ biểu kèm theo.

Điều 2. Giải pháp thực hiện

1. Gii pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác thẩm định, cấp phép thăm dò, khai thác, cấp phép đầu tư, giao đất cho thuê đất... đối với các nhà đầu tư.

- Xây dựng cơ chế chính sách, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng khuyến khích đầu tư mới, đầu tư nâng cấp, chuyển đổi công nghệ sản xuất VLXD theo hướng gia tăng năng suất, chất lượng; sử dụng tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; nâng cao tỷ lệ sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu tái chế từ phế thải công nghiệp, nông nghiệp, rác thải sinh hoạt; giảm lượng phát thải để bảo vệ môi trường. Hạn chế, tiến tới dừng các hoạt động sản xuất VLXD sử dụng không hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường.

[...]