Luật Đất đai 2024

Quyết định 1314/QĐ-BGDĐT năm 2025 về Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thạc sĩ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 1314/QĐ-BGDĐT
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ngày ban hành 13/05/2025
Ngày công báo Đã biết
Lĩnh vực Giáo dục
Loại văn bản Quyết định
Người ký Hoàng Minh Sơn
Ngày có hiệu lực Đã biết
Số công báo Đã biết
Tình trạng Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1314/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2025

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHUẨN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VỀ VI MẠCH BÁN DẪN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, THẠC SĨ

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 37/2025/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương mình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học;

Căn cứ Thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thạc sĩ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học tham gia thực hiện Chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050” theo Quyết định số 1017/QĐ-TTg ngày 21/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ; các cơ sở giáo dục đại học xây dựng, rà soát, cập nhật chương trình đào tạo bảo đảm đáp ứng tiêu chí của Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo trước khi tuyển sinh.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục đại học, người đứng đầu các tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Như Điều 4 (để thực hiện);
- Bộ TC, Bộ KHCN (để phối hợp);
- Cổng thông tin điện tử của Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT.
- Lưu: VT, GDĐH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Minh Sơn

CHUẨN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

VỀ VI MẠCH BÁN DẪN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, THẠC SĨ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1314/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 5 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. TỔNG QUAN

1.1. Giới thiệu

Chuẩn chương trình đào tạo (CTĐT) về vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thạc sĩ, sau đây gọi tắt là Chuẩn CTĐT, là những yêu cầu chung tối thiểu áp dụng đối với tất cả các CTĐT của các ngành trình độ đại học và thạc sĩ theo quy định hiện hành tham gia đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn. Chuẩn CTĐT bao gồm các yêu cầu về mục tiêu, chuẩn đầu ra, chuẩn đầu vào, khối lượng học tập, cấu trúc và nội dung, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả, đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ, cơ sở vật chất, công nghệ và học liệu.

Chuẩn CTĐT được xây dựng theo Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quy định về chuẩn CTĐT; xây dựng, thẩm định và ban hành CTĐT các trình độ của giáo dục đại học. Chuẩn CTĐT đáp ứng bậc trình độ trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam theo Quyết định số 1982/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18/10/2016. Quá trình xây dựng Chuẩn CTĐT có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học về vi mạch bán dẫn; tham khảo ý kiến rộng rãi của các cơ sở đào tạo (CSĐT), người sử dụng lao động và cựu người học đã tốt nghiệp các CTĐT có liên quan đến vi mạch bán dẫn; tham khảo các yêu cầu về CTĐT tương ứng của các quốc gia và vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.

Chuẩn CTĐT là cơ sở để các CSĐT xây dựng và tổ chức thực hiện các CTĐT về vi mạch bán dẫn. Chuẩn này cũng là nền tảng để thiết kế và triển khai các CTĐT ngành chính - ngành phụ, song bằng hoặc liên ngành về vi mạch bán dẫn.

Căn cứ vào định hướng đào tạo và điều kiện thực tiễn, các CSĐT có thể xây dựng chương trình giảng dạy một phần hoặc toàn bộ bằng tiếng Anh nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người học và từng bước tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, chương trình cũng chú trọng trang bị cho người học các kỹ năng liên ngành như lập trình, mô phỏng và phân tích dữ liệu, giúp người học phát triển tư duy công nghệ và khả năng làm việc trong môi trường toàn cầu, đáp ứng hiệu quả nhu cầu nhân lực trong nước và quốc tế về vi mạch bán dẫn.

1.2. Danh mục các ngành đào tạo phục vụ nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn

Danh mục thống kê các ngành liên quan đến vi mạch bán dẫn có thể tham gia đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn theo quy định hiện hành bao gồm:

TT

Mã ngành

Tên ngành

Ghi chú

I. Trình độ đại học

1

7440102

Vật lý học

2

7440110

Cơ học

3

7440112

Hóa học

4

7440122

Khoa học vật liệu

5

7460107

Khoa học tính toán

6

7460108

Khoa học dữ liệu

7

7480101

Khoa học máy tính

8

7480102

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

9

7480103

Kỹ thuật phần mềm

10

7480104

Hệ thống thông tin

11

7480106

Kỹ thuật máy tính

12

7480107

Trí tuệ nhân tạo

13

7480108

Công nghệ kỹ thuật máy tính

14

7480201

Công nghệ thông tin

15

7480202

An toàn thông tin

16

7480208

An ninh mạng

Thí điểm

17

7510201

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

18

7510203

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

19

7510206

Công nghệ kỹ thuật nhiệt

20

7510301

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

21

7510302

Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông

22

7510303

Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

23

7510401

Công nghệ kỹ thuật hóa học

24

7510402

Công nghệ vật liệu

25

7520101

Cơ kỹ thuật

26

7520103

Kỹ thuật cơ khí

27

7520114

Kỹ thuật cơ điện tử

28

7520115

Kỹ thuật nhiệt

29

7520107

Kỹ thuật Robot

Thí điểm

30

7520117

Kỹ thuật công nghiệp

31

7520201

Kỹ thuật điện

32

7520207

Kỹ thuật điện tử - viễn thông

33

7520215

Kỹ thuật điện, điện tử

Thí điểm

34

7520216

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

35

7520301

Kỹ thuật hóa học

36

7520309

Kỹ thuật vật liệu

37

7520310

Kỹ thuật vật liệu kim loại

38

7520401

Vật lý kỹ thuật

II. Trình độ thạc sĩ

1

8440104

Vật lý chất rắn

2

8440105

Vật lý vô tuyến và điện tử

3

8440107

Cơ học vật rắn

4

8440109

Cơ học

5

8440110

Quang học

6

8440112

Hóa học

7

8440113

Hóa vô cơ

8

8440114

Hóa hữu cơ

9

8440118

Hóa phân tích

10

8440119

Hóa lý thuyết và hóa lý

11

8440122

Khoa học vật liệu

12

8460107

Khoa học tính toán

13

8460108

Khoa học dữ liệu

14

8460110

Cơ sở toán học cho tin học

15

8480101

Khoa học máy tính

16

8480102

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

17

8480103

Kỹ thuật phần mềm

18

8480104

Hệ thống thông tin

19

8480106

Kỹ thuật máy tính

20

8480107

Trí tuệ nhân tạo

21

8480201

Công nghệ thông tin

22

8480202

An toàn thông tin

23

8480204

Quản lý công nghệ thông tin

24

8480205

Quản lý Hệ thống thông tin

25

8520101

Cơ kỹ thuật

26

8520103

Kỹ thuật cơ khí

27

8520114

Kỹ thuật cơ điện tử

28

8520117

Kỹ thuật công nghiệp

29

8520135

Kỹ thuật năng lượng

30

8520201

Kỹ thuật điện

31

8520203

Kỹ thuật điện tử

32

8520208

Kỹ thuật viễn thông

33

8520209

Kỹ thuật mật mã

34

8520216

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

35

8520301

Kỹ thuật hóa học

36

8520309

Kỹ thuật vật liệu

37

8520401

Vật lý kỹ thuật

Ngoài các ngành đào tạo được nêu tại danh mục này, những ngành đào tạo được Bộ trưởng Bộ GDĐT cho phép thực hiện thí điểm hoặc bổ sung vào danh mục đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ về vi mạch bán dẫn phải thực hiện theo quy định tại Chuẩn CTĐT này.

1.3. Văn bằng tốt nghiệp

Người tốt nghiệp CTĐT về vi mạch bán dẫn ở trình độ đại học được cấp bằng Cử nhân. Người tốt nghiệp CTĐT chuyên sâu đặc thù ở trình độ bậc 6 được cấp bằng Kỹ sư (bậc 6) hoặc ở trình độ bậc 7 được cấp bằng Kỹ sư (bậc 7). Người tốt nghiệp CTĐT về vi mạch bán dẫn ở trình độ thạc sĩ được cấp bằng Thạc sĩ.

2. CHUẨN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Mục tiêu của chương trình đào tạo

Mục tiêu của CTĐT về vi mạch bán dẫn là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có tư duy công nghệ, năng lực sáng tạo và khả năng làm việc trong môi trường toàn cầu; sẵn sàng đảm nhiệm các vị trí việc làm trong chuỗi giá trị của ngành công nghiệp bán dẫn, bao gồm: Thiết kế và chế tạo vi mạch tích hợp (Integrated Device Manufacturer - IDM), Thiết kế không xưởng (Fabless Design), Gia công sản xuất vi mạch (Foundry) và Sản xuất thiết bị và công cụ (Tool Manufacturer). Người học được trang bị nền tảng kiến thức, kỹ năng và năng lực thực hành để đảm nhiệm các vị trí khác nhau trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn, đồng thời có khả năng thích ứng với sự phát triển nhanh của công nghệ và tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.

2.2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT về vi mạch bán dẫn phải đáp ứng các yêu cầu về CĐR của Khung trình độ quốc gia Việt Nam, CĐR của Chuẩn CTĐT của khối ngành/lĩnh vực/ngành đào tạo tương ứng. CSĐT sẽ xây dựng các CĐR với mức độ năng lực (MĐNL) phù hợp với đặc thù của từng CTĐT, nhưng phải đáp ứng tối thiểu theo Thang trình độ năng lực Bloom tương ứng với từng trình độ đào tạo (Cử nhân, Kỹ sư, Thạc sĩ). Người học tốt nghiệp CTĐT về vi mạch bán dẫn phải đáp ứng MĐNL tối thiểu theo bảng dưới đây:

Chuẩn đầu ra

Mức độ năng lực tối thiểu

Cử nhân

Kỹ sư (bậc 6)

Kỹ sư (bậc 7)

Thạc sĩ

(1) Kiến thức: Khả năng xác định, hình thành và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn bằng cách áp dụng các nguyên lý toán học, khoa học và kỹ thuật

Mức 3

Mức 4

Mức 4

Mức 4

(2) Kiến thức: Khả năng áp dụng thiết kế kỹ thuật để phát triển các giải pháp đáp ứng nhu cầu cụ thể trong kỹ thuật vi mạch bán dẫn, có cân nhắc đến sức khỏe, an toàn, phúc lợi cộng đồng, cùng các yếu tố toàn cầu, văn hóa, xã hội, môi trường và kinh tế, phù hợp với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

Mức 3

Mức 4

Mức 4

Mức 4

(3) Kỹ năng: Khả năng giao tiếp hiệu quả với nhiều đối tượng và các bên liên quan, bao gồm chuyên gia kỹ thuật, lãnh đạo và các thành phần không chuyên môn, bảo đảm sự rõ ràng và chính xác trong việc trình bày và truyền đạt thông tin

Mức 3

Mức 3

Mức 4

Mức 4

(4) Kỹ năng: Khả năng làm việc hiệu quả trong một nhóm chuyên môn, nơi các thành viên cùng nhau thể hiện vai trò lãnh đạo, nhằm tạo lập môi trường hợp tác và hòa nhập, thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch nhiệm vụ và hoàn thành mục tiêu chung

Mức 3

Mức 3

Mức 4

Mức 4

(5) Kỹ năng: Khả năng xây dựng và thực hiện các thí nghiệm phù hợp trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, phân tích và giải thích dữ liệu một cách khoa học, đồng thời sử dụng phán đoán kỹ thuật để rút ra kết luận phù hợp với thực tiễn

Mức 3

Mức 3

Mức 4

Mức 4

(6) Mức tự chủ và trách nhiệm: Khả năng nhận biết trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp trong các tình huống kỹ thuật, và đưa ra các phán đoán sáng suốt có tính đến tác động của giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh toàn cầu, kinh tế, môi trường và xã hội để bảo đảm tính bền vững

Mức 3

Mức 3

Mức 4

Mức 4

(7) Mức tự chủ và trách nhiệm: Khả năng tiếp thu và áp dụng kiến thức mới để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của công nghệ vi mạch bán dẫn, thông qua việc vận dụng các chiến lược học tập phù hợp để bảo đảm khả năng học tập suốt đời

Mức 3

Mức 3

Mức 4

Mức 4

(8) Năng lực ngoại ngữ: có năng lực tương ứng với từng trình độ đào tạo theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

3/6

3/6

4/6

4/6

Các CĐR sau đây được thiết kế riêng cho từng hướng chuyên sâu về vi mạch bán dẫn như: Thiết kế và chế tạo vi mạch tích hợp; Thiết kế không xưởng; Gia công sản xuất vi mạch; Sản xuất thiết bị và công cụ. Các CSĐT có thể tích hợp nội hàm các CĐR theo hướng chuyên sâu này vào 08 CĐR của CTĐT về vi mạch bán dẫn, bảo đảm sự phù hợp với mục tiêu và định hướng của CTĐT.

2.2.1. Thiết kế và chế tạo vi mạch tích hợp

Các CTĐT liên quan đến thiết kế và chế tạo vi mạch tích hợp kết hợp kiến thức từ các lĩnh vực Điện tử (Điện, Điện tử, Viễn thông), Kỹ thuật máy tính, Vật lý, Khoa học vật liệu, Vật lý kỹ thuật, Hóa học, Công nghệ hóa học, Cơ khí, Cơ học kỹ thuật, Cơ điện tử, Kỹ thuật Robot,... nhằm đào tạo người học nắm vững một số công đoạn trong quy trình sản xuất vi mạch tích hợp, từ thiết kế, chế tạo đến kiểm thử.

Chuẩn đầu ra của CTĐT theo hướng này tập trung vào năng lực tổng hợp và vận hành quy trình sản xuất vi mạch, bảo đảm thiết kế, chế tạo và kiểm tra chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của các công ty IDM. Người học tốt nghiệp CTĐT theo hướng Thiết kế và chế tạo vi mạch tích hợp phải đáp ứng MĐNL tối thiểu theo bảng dưới đây:

Chuẩn đầu ra

Mức độ năng lực tối thiểu

Cử nhân

Kỹ sư (bậc 6)

Kỹ sư (bậc 7)

Thạc sĩ

(1) Kiến thức: Khả năng áp dụng một số kiến thức như: vật lý, hóa học, điện tử, cơ khí, tin học hoặc các lĩnh vực liên quan trong thiết kế, chế tạo và kiểm thử vi mạch bán dẫn nhằm bảo đảm hiệu suất và độ tin cậy cao trong môi trường công nghiệp

Mức 3

Mức 4

Mức 4

Mức 4

(2) Kiến thức: Khả năng áp dụng hiệu quả một số phương pháp thiết kế, mô phỏng bằng phần mềm được sử dụng trong quá trình thiết kế, chế tạo vi mạch bán dẫn

Mức 3

Mức 4

Mức 4

Mức 4

(3) Kỹ năng: Khả năng thực hành sử dụng một số công cụ và phương pháp chuyên dụng của một số khâu trong quy trình thiết kế, chế tạo và thử nghiệm vi mạch bán dẫn, bao gồm phân tích hiệu suất trong phòng thí nghiệm và đánh giá chất lượng sản phẩm sau chế tạo

Mức 3

Mức 3

Mức 4

Mức 4

(4) Kỹ năng: Khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong trong một số quy trình thiết kế, chế tạo và kiểm thử vi mạch bán dẫn, hoặc triển khai các thuật toán và chương trình tối ưu hóa nhằm nâng cao hiệu suất và kéo dài tuổi thọ sản phẩm

Mức 3

Mức 3

Mức 4

Mức 4

2.2.2. Thiết kế không xưởng

Các CTĐT liên quan đến Thiết kế không xưởng kết hợp kiến thức từ các lĩnh vực Điện tử (Điện, Điện tử, Viễn thông) và Kỹ thuật máy tính. CTĐT kết hợp kiến thức về cấu trúc và nguyên lý hoạt động của linh kiện điện tử, cùng với kỹ năng lập trình.

Chuẩn đầu ra của CTĐT theo hướng Thiết kế không xưởng nhấn mạnh vào khả năng thiết kế vi mạch điện tử tương tự, số và vi mạch hỗn hợp tương tự - số, sử dụng được một số công cụ thiết kế chuyên dụng, đồng thời có khả năng tối ưu hóa quy trình từ ý tưởng đến sản phẩm thiết kế cuối cùng. Người học tốt nghiệp CTĐT theo hướng Thiết kế không xưởng phải đáp ứng MĐNL tối thiểu theo bảng dưới đây:

Chuẩn đầu ra

Mức độ năng lực tối thiểu

Cử nhân

Kỹ sư (bậc 6)

Kỹ sư (bậc 7)

Thạc sĩ

(1) Kiến thức: Khả năng áp dụng kiến thức về toán học, vật lý, mạch điện, tín hiệu và hệ thống, kiến trúc máy tính để phân tích và hiểu các chỉ tiêu kỹ thuật của vi mạch bán dẫn

Mức 3

Mức 4

Mức 4

Mức 4

(2) Kiến thức: Khả năng áp dụng kiến thức về mạch điện, điện tử tương tự, điện tử số, kỹ thuật lập trình và AI để phân tích, tính toán, thiết kế và mô phỏng vi mạch bán dẫn

Mức 3

Mức 4

Mức 4

Mức 4

(3) Kỹ năng: Khả năng thực hiện kiểm chứng, tổng hợp logic, thiết kế vật lý và đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật của vi mạch bán dẫn, dựa trên kỹ năng về mạch điện, điện tử tương tự, điện tử số, kỹ thuật đo lường và linh kiện bán dẫn

Mức 3

Mức 3

Mức 4

Mức 4

(4) Kỹ năng: Khả năng thực hiện kiểm tra, đo đạc, đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật của một vi mạch bán dẫn, dựa trên kỹ năng về mạch điện, điện tử tương tự, điện tử số, kỹ thuật đo lường và linh kiện bán dẫn

Mức 3

Mức 3

Mức 4

Mức 4

(5) Kỹ năng: Khả năng sử dụng ngôn ngữ script và công cụ AI để tự động hóa quy trình thiết kế, tổng hợp và kiểm chứng vi mạch bán dẫn

Mức 3

Mức 3

Mức 4

Mức 4

2.2.3. Gia công sản xuất vi mạch

Các CTĐT liên quan đến hướng Gia công sản xuất vi mạch kết hợp kiến thức từ các lĩnh vực Vật lý, Vật liệu, Vật lý kỹ thuật, Hóa học, Công nghệ hóa học, Điện tử (Điện, Điện tử, Viễn thông), Cơ khí, Cơ điện tử, Cơ học kỹ thuật,... cung cấp nền tảng kiến thức vững chắc về cấu trúc và tính chất vật liệu, nguyên lý hoạt động của các linh kiện bán dẫn, cùng với các phương pháp xử lý và chế tạo vi mạch.

CĐR của CTĐT theo hướng Gia công sản xuất vi mạch tập trung vào năng lực vận hành các công đoạn xử lý tấm bán dẫn (wafer), từ lắng đọng màng mỏng, quang khắc, khắc vi mô, dicing, bonding và đóng gói sản phẩm nhằm bảo đảm chất lượng và hiệu suất cao trong quy trình sản xuất vi mạch bán dẫn. Người học tốt nghiệp CTĐT theo hướng Gia công sản xuất vi mạch phải đáp ứng MĐNL tối thiểu theo bảng dưới đây:

Chuẩn đầu ra

Mức độ năng lực tối thiểu

Cử nhân

Kỹ sư (bậc 6)

Kỹ sư (bậc 7)

Thạc sĩ

(1) Kiến thức: Khả năng áp dụng kiến thức về vật liệu bán dẫn, công nghệ chế tạo và kỹ thuật điện tử để phân tích hoặc thực hiện một số công đoạn trong quy trình sản xuất vi mạch như: xử lý bề mặt wafer, khuếch tán tạp chất, lắng đọng màng mỏng, khắc vi mô, kiểm thử và đóng gói sản phẩm

Mức 3

Mức 4

Mức 4

Mức 4

(2) Kiến thức: Khả năng áp dụng kiến thức về một số công đoạn trong quy trình gia công chế tạo vi mạch bán dẫn để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất và chất lượng sản phẩm, nhằm bảo đảm quy trình sản xuất đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy và hiệu quả

Mức 3

Mức 4

Mức 4

Mức 4

(3) Kỹ năng: Khả năng thực hiện thành thạo một số công đoạn trong quy trình chế tạo vi mạch bán dẫn, bao gồm xử lý wafer, khuếch tán, lắng đọng màng mỏng, khắc vi mô hoặc kiểm tra chất lượng sản phẩm vi mạch bằng thiết bị chuyên dụng, bảo đảm năng suất và chất lượng đầu ra của sản phẩm

Mức 3

Mức 3

Mức 4

Mức 4

(4) Kỹ năng: Khả năng triển khai các giải pháp khắc phục lỗi, cải tiến quy trình sản xuất, đồng thời triển khai một số bước trong chuỗi sản xuất vi mạch bán dẫn nhằm nâng cao tính ổn định và hiệu quả của sản phẩm

Mức 3

Mức 3

Mức 4

Mức 4

2.2.4. Sản xuất thiết bị và công cụ

Các CTĐT liên quan đến hướng Sản xuất thiết bị và công cụ kết hợp kiến thức từ các lĩnh vực Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Công nghệ thông tin, Trí tuệ nhân tạo, Điện tử (Điện, Điện tử, Viễn thông), Cơ khí, Cơ học kỹ thuật, Kỹ thuật Robot, Cơ điện tử,... tập trung vào việc cung cấp kiến thức liên ngành, kết hợp công nghệ cao và tự động hóa, nhằm đào tạo người học có khả năng thiết kế, chế tạo và vận hành các thiết bị chuyên dụng phục vụ sản xuất vi mạch tích hợp.

CĐR của CTĐT theo hướng Sản xuất thiết bị và công cụ chú trọng vào khả năng thiết kế, chế tạo và vận hành các thiết bị, công cụ hỗ trợ cho quy trình sản xuất vi mạch, bao gồm công cụ ứng dụng trong quy trình chế tạo vi mạch bán dẫn, phần mềm thiết kế, hệ thống đo lường và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Người học tốt nghiệp CTĐT theo hướng Sản xuất thiết bị và công cụ phải đáp ứng MĐNL tối thiểu theo bảng dưới đây:

Chuẩn đầu ra

Mức độ năng lực tối thiểu

Cử nhân

Kỹ sư (bậc 6)

Kỹ sư (bậc 7)

Thạc sĩ

(1) Kiến thức: Khả năng áp dụng nguyên lý vật lý, tin học và kiến thức liên quan trong các công cụ, thiết bị phục vụ thiết kế, sản xuất vi mạch bán dẫn

Mức 3

Mức 4

Mức 4

Mức 4

(2) Kiến thức: Khả năng áp dụng kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của thiết bị, công cụ phần cứng hoặc phần mềm ứng dụng trong thiết kế, sản xuất vi mạch bán dẫn để đề xuất giải pháp cải tiến thiết kế, nâng cao chất lượng và hiệu quả vận hành

Mức 3

Mức 4

Mức 4

Mức 4

(3) Kỹ năng: Khả năng thiết kế các thiết bị và công cụ phần cứng hoặc phần mềm trong thiết kế, sản xuất vi mạch bán dẫn bằng cách sử dụng các phần mềm chuyên dụng và kỹ thuật AI phù hợp bảo đảm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật về hiệu suất và độ tin cậy trong quy trình sản xuất

Mức 3

Mức 3

Mức 4

Mức 4

(4) Kỹ năng: Khả năng triển khai các giải pháp để khắc phục các lỗi phát sinh trong quá trình vận hành và bảo trì thiết bị, công cụ phần cứng hoặc phần mềm, kết hợp ứng dụng AI nhằm nâng cao hiệu suất và độ ổn định của thiết bị và công cụ

Mức 3

Mức 3

Mức 4

Mức 4

2.3. Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo

Chuẩn đầu vào xác định rõ những yêu cầu tối thiểu về trình độ, năng lực và kinh nghiệm phù hợp với đào tạo trình độ đại học và thạc sĩ về vi mạch bán dẫn. Những yêu cầu này nhằm bảo đảm người học có thể học tập thành công và hoàn thành tốt CTĐT.

2.3.1. Cử nhân, kỹ sư

Đối tượng được tuyển theo quy định của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học của Bộ GDĐT và các yêu cầu sau:

a) Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT):

- Tổ hợp môn xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GDĐT và các môn xét tuyển đáp ứng yêu cầu sau:

+ Có môn Toán;

+ Có ít nhất một môn thuộc Khoa học tự nhiên phù hợp CTĐT về vi mạch bán dẫn.

- Tổng điểm của các môn trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 80% thang điểm xét (ví dụ: tối thiểu 24/30 đối với tổ hợp gồm 3 môn);

- Điểm bài thi môn Toán đạt tối thiểu 80% thang điểm xét (ví dụ tối thiểu 8/10).

b) Đối với các phương thức tuyển sinh khác: điểm trúng tuyển quy đổi tương đương với các điều kiện quy định tại điểm a Mục 2.3.1.

c) Đối tượng là người đã có bằng tốt nghiệp đại học:

- Có bằng tốt nghiệp đại học phù hợp với ngành đào tạo dự tuyển (cụ thể do CSĐT quy định);

- Điểm trung bình tích lũy của CTĐT đã tốt nghiệp đạt từ 2,8/4 trở lên (hoặc tương đương).

d) Đối tượng là sinh viên đang học từ các CTĐT khác chuyển sang CTĐT về vi mạch bán dẫn tại thời điểm xét cần có:

- CTĐT đang học phù hợp với CTĐT chuyển đến (cụ thể do CSĐT quy định);

- Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a Mục 2.3.1;

- Điểm trung bình tích lũy đạt từ 2,5/4 trở lên (hoặc tương đương);

2.3.2. Thạc sĩ

Đối tượng được tuyển theo quy định của Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ của Bộ GDĐT và có điểm trung bình chung tích lũy của CTĐT đại học đã tốt nghiệp đạt từ 2,8/4 trở lên (hoặc tương đương).

2.4. Khối lượng học tập

Khối lượng học tập tối thiểu của một CTĐT phải phù hợp với yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam, cụ thể như sau:

a) CTĐT cử nhân 120 TC và kỹ sư (bậc 6) 150 TC, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành.

b) CTĐT kỹ sư (bậc 7): 150 TC, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành.

c) CTĐT thạc sĩ: 60 TC đối với người có bằng tốt nghiệp đại học thuộc cùng nhóm ngành.

2.5. Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo

Cấu trúc của CTĐT bao gồm các thành phần chính: Giáo dục đại cương, giáo dục chuyên nghiệp, khối kiến thức bổ trợ và khối học phần tốt nghiệp.

a) Giáo dục đại cương bao gồm các môn lý luận chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành. Toán và Khoa học cơ bản, Tin học/CNTT chiếm tối thiểu 30 tín chỉ (TC) và được thiết kế phù hợp với từng ngành đào tạo trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn.

b) Thời lượng thực hành thí nghiệm, trải nghiệm thực tế chiếm tối thiểu bằng 25% tổng số TC của khối giáo dục chuyên nghiệp và khối kiến thức học phần tốt nghiệp đối với CTĐT cử nhân và kỹ sư (bậc 6), 30% tổng số TC của khối giáo dục chuyên nghiệp và khối kiến thức học phần tốt nghiệp đối với CTĐT kỹ sư (bậc 7).

c) Khối kiến thức học phần tốt nghiệp của CTĐT sau đại học theo định hướng nghiên cứu yêu cầu tối thiểu khối lượng nghiên cứu khoa học từ 24 đến 30 TC bao gồm 12 đến 15 TC cho luận văn, 12 đến 15 TC cho các đồ án, dự án, chuyên đề nghiên cứu khác. CTĐT sau đại học theo định hướng ứng dụng yêu cầu tối thiểu thực tập từ 6 đến 9 TC; học phần tốt nghiệp từ 6 đến 9 TC dưới hình thức đề án, đồ án hoặc dự án.

d) Nội dung liên quan đến thực tập, thực tế của các CTĐT khuyến khích được thực hiện tại cơ sở công nghiệp hoặc phòng thí nghiệm nghiên cứu chuyên sâu về vi mạch bán dẫn. Nội dung khóa luận/đồ án/luận văn hoặc học phần tốt nghiệp thực hiện nghiên cứu, giải quyết các vấn đề liên quan đến một trong các công đoạn chính trong chuỗi giá trị của ngành công nghiệp bán dẫn.

2.6. Phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập

2.6.1. Phương pháp giảng dạy

Phương pháp giảng dạy được thiết kế theo cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm, xem người học là chủ thể chính của quá trình đào tạo. Phương pháp này khuyến khích tính chủ động, sáng tạo và nỗ lực tham gia vào các hoạt động học tập của người học, đồng thời định hướng rõ ràng để bảo đảm đạt được chuẩn đầu ra của từng học phần, từng thành phần và toàn bộ CTĐT.

a) Trình độ đại học: Kết hợp nhiều phương pháp để tối ưu hóa hiệu quả giảng dạy, tận dụng công nghệ trong giáo dục đại học, cụ thể:

- Bài giảng truyền thống (Lecture);

- Buổi hướng dẫn/thảo luận (Tutorial);

- Lớp học thực hành (Practical Class);

- Thực hành trong phòng thí nghiệm (Laboratory Work);

- Thực địa, thăm quan thực tế (Field Visit/Work);

- Đóng vai, mô phỏng tình huống (Role Play/Simulation);

- Nghiên cứu tình huống (Case Study);

- Học tập kết hợp truyền thống và trực tuyến (Blended Learning);

- Học tập từ xa và mở rộng (Open & Distance Learning).

b) Trình độ thạc sĩ: Kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy để nâng cao hiệu quả học tập, cụ thể:

- Bài giảng truyền thống (Lecture);

- Tham quan doanh nghiệp/công nghiệp (Industrial Visits);

- Nghiên cứu tình huống (Case Study);

- Học tập dựa trên vấn đề (Problem-based Learning PBL);

- Chuỗi bài giảng từ khách mời (Guest Lecture Series);

- Học tập tương tác (Interactive Learning);

- Hội thảo nghiên cứu/chuyên đề (Research Seminars/Workshops);

- Nghiên cứu thực địa (Field Research);

- Hướng dẫn luận văn, đề án tốt nghiệp (Supervision of Dissertation).

2.6.2. Đánh giá kết quả học tập

a) Việc đánh giá kết quả học tập được thiết kế phù hợp với mức độ đạt được các chuẩn đầu ra của từng học phần và CTĐT. Quá trình đánh giá không chỉ tập trung vào kiến thức lý thuyết mà còn bao gồm năng lực thực hành, khả năng giải quyết vấn đề thực tế, kỹ năng và thái độ học tập của người học, nhằm phản ánh đầy đủ năng lực toàn diện.

b) Kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tích lũy kiến thức thông qua các bài tập thực hành, bài kiểm tra giữa kỳ, các dự án nhóm hoặc cá nhân và thi kết thúc học phần.

c) Các phương pháp đánh giá được xây dựng đa dạng, phù hợp với đặc thù của học phần và phương pháp giảng dạy, bảo đảm tính khách quan, độ tin cậy và công bằng.

d) Khuyến khích tích lũy kiến thức thông qua tự nghiên cứu, thực hiện các công trình khoa học liên quan đến vi mạch bán dẫn. Các công trình này có thể được quy đổi thành một tỷ lệ điểm cộng trong môn học tương ứng.

đ) Thành phần đánh giá bao gồm:

- Đánh giá quá trình: Bao gồm các tiêu chí như thái độ học tập, mức độ chuyên cần, bài tập cá nhân/nhóm, kiểm tra giữa kỳ và khả năng tham gia thực hành tại phòng thí nghiệm.

- Đánh giá tích lũy kiến thức: Thi kết thúc học phần hoặc các hình thức đánh giá thay thế khác, ví dụ: báo cáo dự án, bài thuyết trình hoặc mô phỏng thực tế.

e) Các CSĐT quy định tỷ trọng phù hợp giữa các thành phần đánh giá, bảo đảm phản ánh đúng năng lực và mức độ đạt được chuẩn đầu ra của người học. Các tiêu chí và tỷ trọng đánh giá được công khai rõ ràng ngay từ đầu học phần. Đồng thời, việc cập nhật và cải tiến các phương pháp đánh giá được thực hiện thường xuyên để phù hợp với yêu cầu thực tiễn về vi mạch bán dẫn và công nghệ hiện đại.

2.7. Đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ

Đội ngũ giảng viên và nhân viên hỗ trợ CTĐT về vi mạch bán dẫn đáp ứng các quy định hiện hành và các yêu cầu cụ thể sau:

2.7.1. Cử nhân và kỹ sư (bậc 6)

a) Có ít nhất 01 tiến sĩ ngành phù hợp có chuyên môn về vi mạch bán dẫn là giảng viên cơ hữu có kinh nghiệm quản lý đào tạo hoặc giảng dạy đại học tối thiểu 03 năm trở lên, có năng lực trong xây dựng, thiết kế và thực hiện chương trình để chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện CTĐT.

b) Có ít nhất 05 tiến sĩ có chuyên môn phù hợp là giảng viên cơ hữu để chủ trì giảng dạy chương trình, trong đó mỗi thành phần của chương trình phải có giảng viên với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy. Giảng viên có chuyên môn phù hợp là giảng viên đáp ứng tiêu chuẩn quy định trong chuẩn CTĐT của Bộ GDĐT và các yêu cầu sau:

- Có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ thuộc ngành được Hội đồng khoa học và đào tạo của CSĐT xác định phù hợp để chủ trì giảng dạy ít nhất 02 học phần cốt lõi trong một thành phần của CTĐT, đồng thời đã có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy trọn vẹn các học phần đó.

- Có đủ số lượng giảng viên để bảo đảm tỷ lệ sinh viên trên giảng viên không vượt quá mức quy định là 20 sinh viên/01 giảng viên quy đổi cho các ngành về vi mạch bán dẫn đáp ứng các quy định của Bộ GDĐT.

c) Giảng viên giảng dạy các học phần trong CTĐT phải có chuyên môn phù hợp, có năng lực lựa chọn, thiết kế và áp dụng các phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra. Giảng viên giảng dạy các học phần lý thuyết có trình độ thạc sĩ trở lên, trợ giảng có trình độ đại học trở lên. Giảng viên/cán bộ hướng dẫn các nội dung thực hành có trình độ đại học trở lên và có đủ năng lực để hướng dẫn người học và vận hành các thiết bị/phần mềm phục vụ thực hành.

d) Đối với mỗi CTĐT, duy trì ít nhất 03 (ba) giảng viên thỉnh giảng là những người đang hoạt động trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, có kinh nghiệm thực tiễn chuyên sâu tối thiểu 05 (năm) năm, tham gia giảng dạy. Các giảng viên thỉnh giảng không đảm nhiệm giảng dạy toàn bộ một học phần trong CTĐT.

đ) Bảo đảm có đủ đội ngũ hỗ trợ phục vụ công tác đào tạo tại các khu giảng đường (vận hành các thiết bị dạy học), hỗ trợ người học học tập tại thư viện, trung tâm học liệu, trung tâm/phòng máy tính, các không gian tự học, tự nghiên cứu của người học.

2.7.2. Kỹ sư (Bậc 7)

Đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ CTĐT kỹ sư (bậc 7) đáp ứng yêu cầu của Đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ CTĐT cử nhân và kỹ sư (bậc 6), đồng thời các giảng viên giảng dạy các học phần chuyên sâu (bậc 7) đáp ứng các yêu cầu như đối với giảng viên trình độ thạc sĩ và có kinh nghiệm thực tiễn chuyên sâu trong ngành công nghiệp bán dẫn.

2.7.3. Thạc sĩ

a) Có ít nhất 01 tiến sĩ ngành phù hợp có chuyên môn về vi mạch bán dẫn là giảng viên cơ hữu có kinh nghiệm quản lý đào tạo hoặc giảng dạy đại học tối thiểu 05 năm trở lên, có năng lực trong xây dựng, thiết kế và thực hiện chương trình để chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện CTĐT.

b) Giảng viên giảng dạy các học phần chuyên môn, hướng dẫn luận văn có công bố khoa học hoặc kinh nghiệm thực tiễn chuyên sâu trong ngành công nghiệp bán dẫn.

2.8. Cơ sở vật chất, công nghệ và học liệu

a) Phòng học, văn phòng, phòng thí nghiệm và các thiết bị liên quan phải đủ để hỗ trợ đạt được các kết quả học tập của người học và tạo môi trường thuận lợi cho việc học tập.

b) Các phòng thí nghiệm đại cương, phòng thực tập điện tử, phòng máy tính, hệ thống quản lý hỗ trợ học tập, quản lý đào tạo và các công cụ hỗ trợ chuyên biệt cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn phù hợp với yêu cầu của CTĐT phải được cung cấp đầy đủ, dễ dàng tiếp cận và được bảo trì, nâng cấp thường xuyên.

c) Các dịch vụ thư viện, cơ sở hạ tầng máy tính, thông tin và các tài nguyên chuyên biệt về vi mạch bán dẫn bảo đảm đầy đủ, hỗ trợ tốt nhất cho các hoạt động học tập, nghiên cứu và phát triển chuyên môn của người học và giảng viên. Thư viện cần cung cấp đa dạng tài liệu chuyên ngành, đặc biệt là các tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh nhằm giúp người học và giảng viên tiếp cận với các kiến thức và công nghệ mới nhất trên thế giới.

d) Hạ tầng máy tính phải có cấu hình đáp ứng yêu cầu xử lý các ứng dụng và mô phỏng phức tạp, đồng thời bảo đảm kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc tế phục vụ cho việc nghiên cứu.

đ) Bảo đảm ít nhất 03 doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp bán dẫn là đối tác chiến lược tham gia xây dựng chương trình, đào tạo, tiếp nhận người học thực tập tại doanh nghiệp.

92
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tải về Quyết định 1314/QĐ-BGDĐT năm 2025 về Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thạc sĩ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Tải văn bản gốc Quyết định 1314/QĐ-BGDĐT năm 2025 về Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thạc sĩ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 1314/QD-BGDDT

Hanoi, May 13, 2025

 

DECISION

PROMULGATION OF TRAINING PROGRAM STANDARDS ON SEMICONDUCTOR INTEGRATED CIRCUITS AT UNDERGRADUATE AND MASTER’S LEVELS

MINISTER OF EDUCATION AND TRAINING OF VIETNAM

Pursuant to the Law on Higher Education dated June 18, 2012 and the Law on amendments to the Law on Higher Education dated November 19, 2018;

Pursuant to Decree No. 37/2025/ND-CP dated February 26, 2025 of the Government of Vietnam on functions, tasks, entitlements, and organizational structure of the Ministry of Education and Training of Vietnam;

Pursuant to Circular No. 17/2021/TT-BGDDT dated June 22, 2021 of the Minister of Education and Training of Vietnam on standards and formulation, appraisal, and promulgation of training programs of higher education;

Pursuant to Circular No. 09/2022/TT-BGDDT dated June 6, 2022 of the Minister of Education and Training of Vietnam on the list of academic majors in higher education;

At the request of the Director of the Department of Higher Education.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 1. The Training Program Standards on semiconductor integrated circuits (ICs) at undergraduate and master’s levels is promulgated together with this Decision.

Article 2. This Decision comes into force as of its date of signing.

Article 3. The Training Program Standards on semiconductor ICs shall apply to higher education institutions participating in the implementation of the Program on the development of personnel for the semiconductor industry by 2030, with an orientation toward 2050 under decision No. 1017/QD-TTg dated September 21, 2024 of the Prime Minister of Vietnam; higher education institutions shall develop, review, and update training programs, ensure compliance with the criteria of the Training Program Standards on semiconductor ICs, and submit reports to the Ministry of Education and Training of Vietnam before student admissions.

Article 4. Chief of Office, Director of the Department of Higher Education, Directors of relevant units of the Ministry of Education and Training of Vietnam; Principals, Directors of higher education institutions, heads of organizations, and relevant individuals shall implement this Decision./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Hoang Minh Son

 

TRAINING PROGRAM STANDARDS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1. OVERVIEW

1.1. Introduction

The Training Program Standards on semiconductor ICs at undergraduate and master’s levels (hereinafter referred to as “Training Program Standards”) refers to the mandatory general requirements applicable to all training programs in relevant majors at undergraduate and master’s levels according to current regulations on participation in personnel training for the semiconductor industry. The Training Program Standards include requirements for objectives, graduation requirements, admission requirements, credit load, structure and content, teaching and result assessment methods, faculty and support personnel, facilities, technology, and learning materials.

The Training Program Standards are developed based on Circular No. 17/2021/TT-BGDDT dated June 22, 2021 of the Minister of Education and Training of Vietnam. They also align with the Vietnam National Qualification Framework according to Decision No. 1982/QD-TTg dated October 18, 2016 of the Prime Minister of Vietnam. The development process of the Training Program Standards involves experts and scientists in the semiconductor field. It is also consulted widely with training institutions, employers, and graduates of training programs concerning semiconductor ICs and the requirements for the respective training programs of countries and territories with developed economies, such as the United States, Germany, France, the Netherlands, Japan, South Korea, and Taiwan.

The Training Program Standards serve as the ground for training institutions to develop and implement training programs on semiconductor ICs. Such standards are also the foundation for designing and implementing major-minor, dual-degree, or interdisciplinary programs on semiconductor ICs.

Training institutions may, based on the training orientation and practical conditions, develop teaching programs that are partially or fully in English to enhance learners’ foreign language proficiency and gradually meet international standards. Additionally, the programs must equip learners with interdisciplinary skills, such as programming, simulation, and data analysis, to help them develop technological thinking and the ability to work in global environments, thus meeting domestic and personnel demands in the semiconductor industry.

1.2. List of training majors for semiconductor industry personnel

The list of training majors relevant to semiconductor ICs that may contribute to the personnel training for the semiconductor industry under current regulations includes:

No.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Training major

Note

I. Undergraduate level

1

7440102

Physics

 

2

7440110

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

 

3

7440112

Chemistry

 

4

7440122

Materials Science

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

7460107

Computational Science

 

6

7460108

Data Science

 

7

7480101

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

 

8

7480102

Computer Networks and Data Communications

 

9

7480103

Software Engineering

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

7480104

Information Systems

 

11

7480106

Computer Engineering

 

12

7480107

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

 

13

7480108

Computer Technology Engineering

 

14

7480201

Information Technology

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

7480202

Information Security

 

16

7480208

Cybersecurity

Pilot Program

17

7510201

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

 

18

7510203

Mechatronic Engineering Technology

 

19

7510206

Thermal Engineering Technology

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

7510301

Electrical and Electronics Engineering Technology

 

21

7510302

Electronics and Telecommunications Engineering Technology

 

22

7510303

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

 

23

7510401

Chemical Engineering Technology

 

24

7510402

Materials Technology

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

7520101

Engineering Mechanics

 

26

7520103

Mechanical Engineering

 

27

7520114

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

 

28

7520115

Thermal Engineering

 

29

7520107

Robotics Engineering

Pilot Program

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

7520117

Industrial Engineering

 

31

7520201

Electrical Engineering

 

32

7520207

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

 

33

7520215

Electrical and Electronics Engineering

Pilot Program

34

7520216

Automation and Control Engineering

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

7520301

Chemical Engineering

 

36

7520309

Materials Engineering

 

37

7520310

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

 

38

7520401

Engineering Physics

 

II. Master’s level

1

8440104

Solid-state Physics

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2

8440105

Radio and Electronics Physics

 

3

8440107

Solid Mechanics

 

4

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Mechanics

 

5

8440110

Optics

 

6

8440112

Chemistry

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

7

8440113

Inorganic Chemistry

 

8

8440114

Organic Chemistry

 

9

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Analytical Chemistry

 

10

8440119

Theoretical and Physical Chemistry

 

11

8440122

Materials science

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

12

8460107

Computational Science

 

13

8460108

Data Science

 

14

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Mathematical Foundations of Informatics

 

15

8480101

Computer Science

 

16

8480102

Computer Networks and Data Communications

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

17

8480103

Software Engineering

 

18

8480104

Information Systems

 

19

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Computer Engineering

 

20

8480107

Artificial Intelligence

 

21

8480201

Information Technology

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

22

8480202

Information Security

 

23

8480204

IT Management

 

24

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Information System Management

 

25

8520101

Engineering Mechanics

 

26

8520103

Mechanical Engineering

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

27

8520114

Mechatronic Engineering

 

28

8520117

Industrial Engineering

 

29

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Energy Engineering

 

30

8520201

Electrical Engineering

 

31

8520203

Electronic Engineering

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

32

8520208

Telecommunications Engineering

 

33

8520209

Cryptographic Engineering

 

34

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Automation and Control Engineering

 

35

8520301

Chemical Engineering

 

36

8520309

Materials Engineering

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

37

8520401

Engineering Physics

 

In addition to the training majors listed above, any other training major approved by the Minister of Education and Training of Vietnam for pilot implementation or inclusion in the list of training programs at undergraduate and master’s levels concerning semiconductor ICs shall comply with these Training Program Standards.

1.3. Graduation degrees

Graduates of training programs on semiconductors ICs at the undergraduate level shall receive bachelor’s degrees. Graduates of specialized in-depth training programs at level 6 shall receive engineer’s degrees (level 6), and at level 7, engineer’s decrees (level 7). Graduates of training programs on semiconductor ICs at the master’s level shall receive master’s degrees.

2. TRAINING PROGRAM STANDARDS

2.1. Training program objectives

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2.2. Graduation requirements of training programs

Graduation requirements of training programs on semiconductor ICs must align with the graduation requirements of the Vietnam National Qualification Framework and the Training Program Standards of the respective industry/field/training major. Training institutions shall develop graduation requirements with appropriate competency levels, ensuring mandatory compliance with Bloom’s Taxonomy corresponding to each training level (Bachelor, Engineer, and Master). Graduates of training programs on semiconductor ICs must meet the minimum competency levels according to the table below:

Graduation requirements

Minimum competency level

Bachelor

Engineer (level 6)

Engineer (level 7)

Master

(1) Knowledge: Ability to determine, define, and solve complex engineering problems concerning semiconductor ICs by applying principles of mathematics, science, and engineering

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Level 4

Level 4

Level 4

(2) Knowledge: Ability to apply engineering designs to develop solutions that meet specific needs concerning semiconductor IC engineering while considering public health, safety, welfare, and global, cultural, social, environmental, and economic factors in conformity with professional ethics

Level 3

Level 4

Level 4

Level 4

(3) Skill: Ability to communicate effectively with multiple subjects and concerned parties, including technical experts, leaders, and non-specialists, ensuring clarity and accuracy in information delivery

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Level 3

Level 4

Level 4

(4) Skill: Ability to work effectively in a professional team setting where members jointly demonstrate leadership, foster collaborative and inclusive environments, set objectives, formulate task plans, and achieve common objectives

Level 3

Level 3

Level 4

Level 4

(5) Skill: Ability to develop and conduct appropriate experiments concerning semiconductor ICs, analyze and interpret data scientifically, and apply engineering judgment to draw relevant conclusions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Level 3

Level 4

Level 4

(6) Autonomy and responsibility: Ability to recognize ethical and professional responsibilities in technical situations and make informed judgments considering the impact of technical solutions in global, economic, environmental, and social contexts, ensuring sustainability

Level 3

Level 3

Level 4

Level 4

(7) Autonomy and responsibility: Ability to acquire and apply new knowledge to keep pace with the rapid technical developments of semiconductor IC technologies through appropriate learning strategies, ensuring lifelong learning

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Level 3

Level 4

Level 4

(8) Foreign language proficiency: corresponding to each training level as specified in Vietnam’s 6-level Foreign Language Proficiency Framework

3/6

3/6

4/6

4/6

The following graduation requirements are specifically designed for in-depth directions concerning semiconductor ICs, such as IDM, Fabless Design, Foundry, and Tool Manufacturer. Training institutions may integrate the content of the in-depth graduation requirements into the above 8 graduation requirements of training programs on semiconductor ICs, ensuring conformity with the objectives and orientations of the training programs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Training programs concerning IDM that are combined with knowledge of Electronics (Electrical Engineering, Electronics, and Telecommunications), Computer Engineering, Physics, Materials Science, Engineering Physics, Chemistry, Chemical Engineering, Mechanical Engineering, Engineering Mechanics, Mechatronics, Robotics Engineering, etc., to train learners to master several stages in the IC manufacturing process, from design and manufacturing to testing.

The graduation requirements of training programs in this direction emphasize the ability to manage and operate the IC manufacturing process, ensuring high-quality design, manufacturing, and inspection of the products in conformity with the needs of IDM companies. Graduates of training programs in the IDM direction must meet the minimum competency levels specified in the table below:

Graduation requirements

Minimum competency level

Bachelor

Engineer (level 6)

Engineer (level 7)

Master

(1) Knowledge: Ability to apply knowledge from physics, chemistry, electronics, mechanics, informatics, or relevant fields in designing, manufacturing, and testing semiconductor ICs, ensuring high productivity and reliability in industrial environments

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Level 4

Level 4

Level 4

(2) Knowledge: Ability to effectively apply various software-based design and simulation methods used during the design and manufacturing of semiconductor ICs

Level 3

Level 4

Level 4

Level 4

(3) Skill: Ability to use specialized tools and methods for specific stages of IC design, manufacturing, and testing, including productivity analysis in laboratory settings and quality assessment of finished products

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Level 3

Level 4

Level 4

(4) Skill: Ability to solve technical issues arising during IC design, manufacturing, and testing or to implement optimization algorithms and programs to improve productivity and extend the product lifespan

Level 3

Level 3

Level 4

Level 4

2.2.2. Fabless design

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

The graduation requirements of training programs in the fabless design direction emphasize the ability to design analog, digital, and mixed-signal ICs, proficiency in using specialized design tools, and the ability to optimize the process from concept to final design. Graduates of training programs in the fabless design direction must meet the minimum competency levels specified in the table below:

Graduation requirements

Minimum competency level

Bachelor

Engineer (level 6)

Engineer (level 7)

Master

(1) Knowledge: Ability to apply knowledge of mathematics, physics, electrical circuits, signals and systems, and computer architecture to analyze and understand the technical criteria of semiconductor ICs

Level 3

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Level 4

Level 4

(2) Knowledge: Ability to apply knowledge of electrical circuits, analog electronics, digital electronics, programming techniques, and artificial intelligence (AI) to analyze, calculate, design, and simulate semiconductor ICs

Level 3

Level 4

Level 4

Level 4

(3) Skill: Ability to perform verification, logic synthesis, physical design, and assessment of technical targets of semiconductor ICs based on skills in circuits, analog electronics, digital electronics, measurement techniques, and semiconductor components

Level 3

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Level 4

Level 4

(4) Skill: Ability to inspect, measure, and assess technical targets of a semiconductor IC based on skills in circuits, analog electronics, digital electronics, measurement techniques, and semiconductor components

Level 3

Level 3

Level 4

Level 4

(5) Skill: Ability to use scripting languages and AI tools to automate the processes of semiconductor IC design, synthesis, and verification

Level 3

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Level 4

Level 4

2.2.3. Foundry

Training programs concerning foundry combined with knowledge of Physics, Materials Science, Engineering Physics, Chemistry, Chemical Engineering, Electronics (Electrical Engineering, Electronics, and Telecommunications), Mechanical Engineering, Mechatronics, Engineering Mechanics, etc., that provide strong foundations in material structure and properties and operational principles of semiconductor components and methods for handling and manufacturing ICs.

The graduation requirements of training programs in the foundry direction emphasize the ability to operate specific stages in wafer processing, including thin-film deposition, photolithography, etching, dicing, bonding, and packaging, ensuring high quality and productivity in semiconductor IC manufacturing. Graduates of training programs in the foundry direction must meet the minimum competency levels specified in the table below:

Graduation requirements

Minimum competency level

Bachelor

Engineer (level 6)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Master

(1) Knowledge: Ability to apply knowledge of semiconductor materials, manufacturing technologies, and electronics engineering to analyze or perform certain stages in IC manufacturing, such as wafer surface processing, dopant diffusion, thin-film deposition, etching, testing, and packaging

Level 3

Level 4

Level 4

Level 4

(2) Knowledge: Ability to apply knowledge of specific stages in IC manufacturing to identify factors affecting productivity and product quality, ensuring that the manufacturing meets reliability and efficiency requirements

Level 3

Level 4

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Level 4

(3) Skill: Ability to proficiently perform certain stages in semiconductor IC manufacturing, including wafer processing, diffusion, thin-film deposition, etching, or quality inspection using specialized equipment, ensuring productivity and product quality

Level 3

Level 3

Level 4

Level 4

(4) Skill: Ability to implement solutions to error correction and manufacturing process improvement and execute certain steps in the semiconductor IC manufacturing chain to enhance product stability and efficiency

Level 3

Level 3

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Level 4

2.2.4. Tool Manufacturer

Training programs concerning the tool manufacturer direction combined with knowledge of Computer Science, Computer Engineering, Information Technology, Artificial Intelligence, Electronics (Electrical Engineering, Electronics, and Telecommunications), Mechanics, Engineering Mechanics, Robotics Engineering, Mechatronics, etc., that emphasize the provision of interdisciplinary knowledge, combining high technologies and automation to train learners to be able to design, manufacture, and operate specialized equipment for IC manufacturing.

The graduation requirements of training programs in the tool manufacturer direction emphasize the ability to design, manufacture, and operate equipment and tools that support the IC manufacturing process, including tools used in the semiconductor IC manufacturing process, design software, measurement systems, and product quality inspection systems. Graduates of training programs in the tool manufacturer direction must meet the minimum competency levels specified in the table below:

Graduation requirements

Minimum competency level

Bachelor

Engineer (level 6)

Engineer (level 7)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

(1) Knowledge: Ability to apply principles of physics, informatics, and related knowledge in tools and equipment for semiconductor IC design and manufacturing

Level 3

Level 4

Level 4

Level 4

(2) Knowledge: Ability to apply knowledge of factors affecting the productivity of hardware or software tools and equipment used in semiconductor IC design and manufacturing to propose design improvements and improve product quality and operational efficiency

Level 3

Level 4

Level 4

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

(3) Skill: Ability to design software or hardware tools and equipment in semiconductor IC design and manufacturing using appropriate specialized software and AI techniques, ensuring compliance with technical requirements for productivity and reliability during the manufacturing process

Level 3

Level 3

Level 4

Level 4

(4) Skill: Ability to implement remedial solutions to errors arising during the operation and maintenance of software or hardware tools and equipment combined with the application of AI to improve productivity and stability of the tools and equipment

Level 3

Level 3

Level 4

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2.3. Admission requirements of training programs

The admission requirements specify the minimum qualifications, competency, and experience in conformity with the undergraduate and master’s levels concerning semiconductor ICs. Such requirements ensure that learners can successfully study and complete training programs.

2.3.1. Bachelor’s/engineer programs

Candidates shall be admitted under the Regulation on Higher Education Admission of the Ministry of Education and Training of Vietnam and the following requirements:

a) For admission based on the results of the national high school graduation exam:

- The combination of subjects for admission under the Regulation on Higher Education Admission of the Ministry of Education and Training of Vietnam and subjects for admission must have the following subjects:

+ Mathematics;

+ At least one Natural Science subject relevant to training programs on semiconductor ICs.

- The total score of the subject combination must be at least 80% of the maximum score (e.g., a minimum of 24/30 for a 3-subject combination);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

b) For other admission methods: the converted admission score must be equivalent to the conditions specified in Section 2.3.1.

c) For candidates who already have bachelor’s degrees:

- The degrees must be relevant to the intended training major (as specified by training institutions);

- The cumulative GPA of completed training programs must be at least 2,8/4 (or equivalent).

d) For students transferring from other training programs to training programs on semiconductor ICs:

- The current training programs must be relevant to the semiconductor IC training programs (as specified by training institutions);

- Students must meet the conditions specified in Point a of Section 2.3.1;

- The cumulative GPA must be at least 2,5/4 (or equivalent).

2.3.2. Master’s programs

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2.4. Credit load

The minimum credit load of a training institution must comply with the requirements of the Vietnam National Qualification Framework, specifically:

a) Bachelor’s program: 120 credits/Engineer (level 6) program: 150 credits, in addition to Physical Education and National Defense and Security Education under current regulations.

b) Engineer (level 6) program: 150 credits in addition to Physical Education and National Defense and Security Education under current regulations.

c) Master’s program: 60 credits for those holding bachelor’s degrees in the same discipline.

2.5. Structure and content of training programs

The structure includes General Education, Professional Education, Supporting Knowledge, and Graduation Modules.

a) General Education includes courses in political theory, law, physical education, national defense and security education as specified in current regulations. Mathematics, Basic Science, and Informatics/IT must account for at least 30 credits, specifically designed for each training major concerning semiconductor ICs.

b) The time spent on experiments and practical training must account for at least 25% of the total credits in professional education and graduation modules for Bachelor’s and Engineer (level 6) programs; 30% of the total credits in professional education and graduation modules for Engineer (level 7) programs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

d) Internships and real-world experiences of training programs are encouraged to be conducted at industrial facilities or in-depth research laboratories concerning semiconductor ICs. Graduation theses/projects/dissertations or modules must research and resolve problems related to one of the key stages in the semiconductor industry value chain.

2.6. Teaching and assessment methods

2.6.1. Teaching methods

The teaching methods are designed based on a learner-centered approach where the learner is the central figure in the training process. This approach encourages active participation, creativity, and initiative in learning activities while providing clear orientations to ensure the achievement of graduation requirements for each module, each component, and the overall training program.

a) Undergraduate level: A combination of multiple methods is applied to optimize teaching effectiveness and leverage of technology in high education, specifically:

- Lecture;

- Tutorial;

- Practical Class;

- Laboratory Work;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- Role Play/Simulation;

- Case Study;

- Blended Learning;

- Open & Distance Learning.

b) Master’s level: A combination of teaching methods is applied to improve learning outcomes, specifically:

- Lecture;

- Industrial Visits;

- Case Study;

- Problem-based Learning PBL;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- Interactive Learning;

- Research Seminars/Workshops;

- Field Research;

- Supervision of Dissertation.

2.6.2. Learning outcome assessment

a) The assessment of learning outcomes is designed to align with the level of achievement of the graduation requirements for each module and training program. The assessment process focuses on theoretical knowledge and evaluates practical competencies, problem-solving abilities, skills, and learning attitudes to reflect learners’ overall competency.

b) A combination of formative and summative assessment methods is applied, including practical exercises, midterm tests, group/individual projects, and final exams.

c) Assessment methods are diverse and specifically designed for the characteristics of each module and its teaching methods, ensuring objectivity, reliability, and fairness.

d) Learners are encouraged to accumulate knowledge through independent research and scientific projects concerning semiconductor ICs. Such works may be converted into bonus points for relevant courses.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- Formative assessment: Learning attitude, class attendance, individual/group assignments, midterm tests, and participation in laboratory practice.

- Summative assessment: Final exams or alternative forms of assessment, such as project reports, presentations, or real-world simulations.

e) Training institutions shall stipulate appropriate weightings among assessment components to accurately reflect learners’ competencies and level of graduation requirements achieved. The assessment criteria and weightings must be clearly announced at the beginning of each module. Additionally, regular updates and improvements to assessment methods are carried out to meet practical requirements concerning semiconductor ICs and modern technologies.

2.7. Faculty and support personnel

Faculty and support personnel of training programs on semiconductor ICs must meet the current regulations and the following requirements:

2.7.1. Bachelor’s/Engineer (level6) programs

a) There must be at least 1 PhD holder in a relevant field with expertise in semiconductor ICs working as a tenured lecturer with a minimum of 3 years of experience in higher education teaching or training management, capable of taking charge of the development, design, and implementation of training programs.

b) There must be at least 5 PhD holders with relevant expertise working as tenured lecturers to take charge of the teaching of programs. Each program component must be led by a lecturer whose expertise aligns with the teaching content. A lecturer is considered to have relevant expertise if he/she meets the Training Program Standards of the Ministry of Education and Training of Vietnam and the following requirements:

- The lecturer holds a PhD or master’s degree in a field determined by the training institution’s Training and Science Council as relevant to take charge of the teaching of at least 2 core modules in a component of the training program while having at least 2 years of direct experience in teaching such modules in full.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

c) Lecturers teaching the modules in the training program must have relevant expertise and be capable of selecting, designing, and applying appropriate teaching and assessment methods to meet the graduation requirements. Lecturers teaching theoretical modules must have a master’s degree or higher, and teaching assistants must have at least a bachelor’s degree. Lecturers/instructors for practical content must have at least a bachelor’s degree and be capable of guiding students and operating related equipment/software for practical training.

d) Each training program must maintain at least 3 guest lecturers participating in the teaching whose current work concerns semiconductor ICs with at least 5 years of in-depth practical experience. Guest lecturers must not be responsible for teaching an entire module in the training program.

dd) There must be sufficient support staff to assist training activities at lecture halls (operating teaching equipment) and support learners in libraries, learning material centers, computer labs, and self-study/research spaces.

2.7.2. Engineer (level 7) programs

The faculty and support personnel of Engineer (level 7) programs must meet the requirements applicable to Bachelor’s/Engineer (level 6) programs. Additionally, lecturers of in-depth modules (level 7) must meet the requirements applicable to lecturers with master’s degrees and have in-depth practical experience in the semiconductor industry.

2.7.3. Master’s programs

a) There must be at least 1 PhD holder in a relevant field with expertise in semiconductor ICs working as a tenured lecturer with a minimum of 5 years of experience in higher education teaching or training management, capable of taking charge of the development, design, and implementation of training programs.

b) Lecturers teaching in-depth modules and supervising theses must have published scientific research or in-depth practical experience in the semiconductor industry.

2.8. Facilities, technologies, and learning materials

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

b) General laboratories, electronic practice rooms, computer labs, learning and training management systems, and specialized tools for teaching, learning, and research concerning semiconductor ICs in accordance with the requirements of the training programs must be adequately provided, easily accessible, and regularly maintained and upgraded.

c) Library services, computer infrastructures, information, and specialized resources concerning semiconductor ICs must be sufficiently available to effectively support learners and lecturers in learning, research, and professional development. Libraries must offer a wide range of specialized materials, especially reference materials in English, to help learners and faculty access the latest global knowledge and technologies.

d) Computer infrastructures must have specifications capable of handling complex applications and simulations, ensuring connection with international databases for research purposes.

dd) There must be at least 3 strategic partner enterprises operating in the semiconductor industry that participate in developing programs, training, and offering internship opportunities for learners.

Văn bản được hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản được hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản bị đính chính - [0]
[...]
Văn bản bị thay thế - [0]
[...]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
[...]
Văn bản được căn cứ - [0]
[...]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]
[...]
Văn bản đang xem
Quyết định 1314/QĐ-BGDĐT năm 2025 về Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thạc sĩ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: 1314/QĐ-BGDĐT
Loại văn bản: Quyết định
Lĩnh vực, ngành: Giáo dục
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký: Hoàng Minh Sơn
Ngày ban hành: 13/05/2025
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày đăng: Đã biết
Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
[...]
Văn bản hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản đính chính - [0]
[...]
Văn bản thay thế - [0]
[...]
[...] Đăng nhập tài khoản TVPL Basic hoặc TVPL Pro để xem toàn bộ lược đồ văn bản