UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1305/QĐ-UBND
|
Vĩnh
Long, ngày 05 tháng 8 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DỰ ÁN PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NUÔI CÁC ĐỐI TƯỢNG THUỶ SẢN
CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ QUY MÔ NÔNG HỘ GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP, ngày
08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Thông tư Liên tịch
số 183/2010/TTLT-BTC-BNN, ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân
sách nhà nước đối với hoạt động khuyến nông;
Căn cứ Quyết định số 08/2009/QĐ-UBND, ngày 07/4/2009 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh về việc ban hành Đề án thực hiện vấn đề nông nghiệp - nông dân - nông thôn
tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020;
Xét Tờ trình số 64/TTr-SNNPTNT,
ngày 17/6/2013 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xin
phê duyệt dự án khuyến ngư “Phát triển mô hình nuôi các đối tượng thuỷ sản có
giá trị kinh tế qui mô nông hộ giai đoạn 2013 - 2015”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt dự án Phát triển mô hình nuôi các đối tượng
thuỷ sản có giá trị kinh tế quy mô nông hộ giai đoạn 2013 - 2015 với các nội
dung như sau:
1. Tên dự án: Dự án Phát
triển mô hình nuôi các đối tượng thuỷ sản quy mô nông hộ giai đoạn 2013 - 2015.
(Kèm theo nội dung dự án).
2. Cơ quan chủ quản dự án:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh.
3. Cơ quan chủ đầu tư dự án: Trung
tâm Khuyến nông Vĩnh Long.
4. Cơ quan phối hợp triển
khai dự án: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện: Long Hồ,
Mang Thít, Vũng Liêm, Trà Ôn, Bình Tân, Phòng Kinh tế thị xã Bình Minh và thành
phố Vĩnh Long; Uỷ ban nhân dân các xã có dự án.
5. Mục tiêu đầu
tư của dự án
5.1. Mục tiêu
chung:
Góp phần phát triển
nghề nuôi thuỷ đặc sản của tỉnh theo hướng phát triển có hiệu quả trong sản xuất
ở quy mô nông hộ. Từng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về nguồn thực phẩm
thuỷ đặc sản có giá trị chất lượng cao trên thị trường. Tạo điều kiện tăng thêm
nguồn thu nhập cho người nông dân.
5.2. Mục tiêu cụ
thể:
Xây dựng 52 mô hình nuôi cá lóc, 41 mô hình nuôi ếch thương
phẩm nhằm giúp người nuôi nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích
nuôi và hướng tới làm cơ sở phát triển nhân rộng mô hình.
Chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật về nuôi cá lóc, ếch cho người dân với 27 cuộc tập huấn và
27 cuộc hội thảo nhằm giúp người dân nắm vững kỹ thuật nuôi và ứng dụng được
vào thực tế sản xuất.
6. Hình thức đầu tư:
Thực hiện đầu tư dự
án theo phương thức “xã hội hoá”, Nhà nước và dân cùng đầu tư, Nhà nước đầu tư
theo chính sách. Cụ thể:
- Nhà nước hỗ trợ:
+ Hỗ trợ 100% chi phí con giống, tập huấn chuyển giao
kỹ thuật và hội thảo nhân rộng mô hình.
+ Hỗ trợ 30% chi phí thức ăn.
- Hộ tham gia mô
hình trình diễn đầu tư phần còn lại: 70% thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản, công
chăm sóc.
7. Quy mô đầu
tư:
- Xây dựng
mô hình trình diễn: 52 hộ nuôi cá
lóc với diện tích 2.600 m2 và 41 hộ nuôi ếch với diện tích 1.230m2;
- Tập huấn quy trình kỹ thuật nuôi cá lóc và ếch: 27
cuộc (15 cuộc TH kỹ thuật nuôi cá lóc và 12 cuộc TH kỹ thuật nuôi ếch) với 540
lượt người dự (20 người/cuộc);
- Hội thảo nhân rộng mô hình: 27 cuộc (15 cuộc HT mô hình nuôi cá lóc và 12 cuộc HT
mô hình nuôi ếch) với 945 lượt
người dự (35 người/cuộc).
8. Địa điểm đầu tư và thời gian thực hiện dự án:
8.1. Địa điểm đầu tư:
- Mô hình nuôi cá lóc được triển khai tại: Thị xã Bình
Minh (xã: Mỹ Hoà, Đông Thạnh, Thuận An), huyện Bình Tân (xã: Tân Hưng, Tân An
Thạnh, Tân Thành), huyện Trà Ôn (xã: Phú Thành, Tích Thiện), huyện Tam Bình
(xã: Phú Thịnh, Tân Phú), thành phố Vĩnh Long (xã: Trường An, Tân Hoà, Tân Hội,
Tân Ngãi);
- Mô hình nuôi ếch được triển khai ở 4 huyện: Huyện
Long Hồ (xã: Phú Đức, Long Phước, Lộc Hoà), huyện Mang Thít (xã: An Phước, Nhơn
Phú), huyện Vũng Liêm (xã: Hiếu Nhơn, Hiếu Phụng, Trung Hiệp), huyện Trà Ôn
(xã: Tân Mỹ, Thới Hoà, Trà Côn).
8.2. Thời gian thực hiện dự án: Trong 3 năm từ
2013 - 2015 tính từ khi dự án được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
9. Kinh phí thực hiện dự án:
9.1. Tổng kinh phí thực hiện dự án: 1.340.000.000 đồng.
Trong đó:
- Nhà nước hỗ trợ:
642.000.000 đồng;
- Dân góp vào:
698.000.000 đồng.
9.2. Phân kỳ kinh
phí của Nhà nước đầu tư hàng năm
- Năm 2013: 198.600.000 đồng;
- Năm 2014:
212.800.000 đồng;
- Năm 2015:
230.600.000 đồng.
9.3. Nguồn kinh
phí đầu tư: Từ nguồn Chương trình giống và nông nghiệp, nông dân, nông
thôn giai đoạn 2013 - 2015.
Điều 2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối
hợp với thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã và thành phố Vĩnh Long có dự án triển khai thực hiện các nội dung tại Điều
1 của Quyết định này.
Điều
3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Vĩnh Long có dự
án có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể
từ ngày ký./.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Anh Vũ
|
SỞ
NÔNG NGHIỆP - PTNT
TỈNH VĨNH LONG
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
15/DA-TTKN
|
Vĩnh
Long, ngày 12 tháng 7 năm 2013
|
DỰ ÁN
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NUÔI CÁC ĐỐI TƯỢNG THUỶ SẢN CÓ GIÁ TRỊ
KINH TẾ QUI MÔ NÔNG HỘ GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1305/QĐ-UBND, ngày 05/8/2013 của Chủ tịch
UBND tỉnh Vĩnh Long)
I. THÔNG TIN
CHUNG VỀ DỰ ÁN:
1. Tên dự án: “Phát triển
mô hình nuôi các đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế qui mô nông hộ giai đoạn
2013 - 2015”
2. Cơ quan chủ quản dự án:
* Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Vĩnh Long
* Địa chỉ: 107/2, Phạm Hùng, phường
9, TPVL, tỉnh Vĩnh Long
* Điện thoại: 070 3822223
* Fax: 0703823682
3. Cơ quan chủ đầu tư thực hiện
dự án:
* Trung tâm Khuyến nông tỉnh
Vĩnh Long
* Địa chỉ: 69/2B Phó Cơ Điều -
phường 3 TPVL
* Điện thoại: 070 3822702
* Fax: 070 3832124
4. Cơ quan phối hợp triển khai:
Phòng Kinh tế, Phòng Nông nghiệp
và PTNT, UBND xã và Trạm Khuyến nông các huyện, thị xã, thành phố vùng dự án.
II. CĂN CỨ
XÂY DỰNG DỰ ÁN:
1. Căn cứ chủ trương:
- Nghị
quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày 28/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 07
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân;
- Quyết định số
08/2009/QĐ-UBND, ngày 07/4/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Long “Về việc ban hành Đề án
thực hiện vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2020”.
2. Căn cứ về chính sách:
- Thực
hiện Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010
của Chính phủ về khuyến nông;
- Căn cứ
Thông tư Liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN, ngày 15/11/2010 về việc “Hướng dẫn
chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến
nông”;
- Căn cứ
Quyết định số 1536/QĐ-UBND, ngày 23/6/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về
việc ban hành Quy định mức chi đối với đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở;
- Căn cứ
Hướng dẫn số 22/HD-STC, ngày 11/01/2011 của Sở Tài chính Vĩnh Long về chế độ
công tác phí, hội nghị.
III. SỰ CẦN
THIẾT CỦA DỰ ÁN:
1. Thực trạng phát triển của
lĩnh vực có liên quan đến dự án:
Trong những năm qua, hoạt động của
ngành nuôi trồng thuỷ sản không chỉ góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ
sản của nước ta mà còn có tác dụng tích cực đến quá trình phát triển kinh tế xã
hội, cải thiện đời sống tốt hơn cho người nuôi thuỷ sản ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long.
Vĩnh Long là tỉnh kinh tế nông
nghiệp chiếm vị trí quan trọng (năm 2012 GDP nông nghiệp chiếm tương đương 48%
/GDP) trong nền kinh tế chung của tỉnh. Trong nông nghiệp, ngư nghiệp hiện đang
phát triển khởi sắc từ tỉ trọng 9% (năm 2000) tăng lên 18% (năm 2012).
Theo số liệu thống kê, năm 2012
tổng diện tích nuôi thuỷ sản của tỉnh: 3.232,91ha trong đó diện tích nuôi cá
tra 422,56 ha, nuôi mương vườn 2.276,27 ha, nuôi ruộng lúa 409,98 ha, nuôi đặc
sản 64,3ha, nuôi khác 59,8 ha (Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi cục Thuỷ sản Vĩnh
Long năm 2012). Phong trào nuôi thuỷ sản đang
phát triển trong những năm gần đây, nhiều mô hình nuôi đã được áp dụng phổ biến
trong nhiều năm qua như mô hình nuôi kết hợp trên ruộng lúa, nuôi chuyên và
nuôi ghép trong ao, hồ, mương vườn và một số đối tượng
thuỷ sản có giá trị kinh tế khác đang được chú ý phát triển như: Cá lóc,
ếch, ba ba, lươn. Diện tích nuôi cá lóc: 1,276 ha, tập
trung ở các huyện Bình Minh, Bình Tân, Trà Ôn; diện tích nuôi ếch : 0,43 ha, tập
trung các huyện Vũng Liêm, Mang Thít, Tp Vĩnh Long (Nguồn: Báo cáo từ Chi cục
Thuỷ sản Vĩnh Long). Mặc dù còn chiếm tỉ trọng rất ít nhưng đây sẽ là những
đối tượng tiềm năng có thể phát triển trong thời gian tới do có giá trị kinh tế
và có thị trường tiêu thụ. Tuy phong trào nuôi thuỷ sản khởi sắc nhưng chưa
tương xứng tiềm năng (diện tích có khả năng nuôi thuỷ sản tương đương 30.000
ha), đa số mô hình chưa được đưa vào nuôi rộng
rãi do chưa chủ động được nguồn giống, giá cả thị trường không ổn định và đặc
biệt là ứng dụng kỹ thuật chưa đúng quy trình nên dễ xảy ra bệnh, hao hụt nhiều,
hiệu quả không cao đã ảnh hưởng đến phong trào nuôi thuỷ sản trong tỉnh.
Bên cạnh đó, nguồn thuỷ sản
ngoài tự nhiên ngày càng cạn kiệt mà mức tiêu thụ người dân ngày càng cao, ước
tính lượng thuỷ sản tiêu thụ trên đầu người của nước ta vào loại thấp khoảng 10
- 11kg. Do vậy thị trường cho hàng hoá thuỷ sản trong nước còn rất rộng.
2. Sự cần thiết của dự án:
Từ thực tế nêu trên, tiềm năng
phát triển thuỷ sản còn rất lớn nhất là trên mương vườn, ao, hồ. Bên cạnh những
thành công nhất định, người nuôi còn gặp phải khá nhiều khó khăn về chất lượng
con giống, quy trình kỹ thuật nuôi, giá cả thức ăn, vấn đề môi trường, dịch bệnh,
thị trường tiêu thụ…đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và khả năng nhân rộng
mô hình. Nhằm góp phần vào mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp như kế hoạch, từng
bước khắc phục những khó khăn trên, thúc đẩy phong trào thuỷ sản phát triển ổn
định, hiệu quả thì vấn đề ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và việc lựa chọn đối tượng
nuôi sao cho phù hợp và hiệu quả nhất đối với người nuôi là cần thiết.
Trên cơ sở đó, thực hiện dự án:
“Phát triển mô hình nuôi các đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế qui mô nông
hộ giai đoạn 2013 - 2015” là rất cần thiết với địa phương nhằm góp phần làm
tăng sản lượng, nâng cao chất lượng hàng hoá thuỷ sản, đáp ứng yêu cầu người
tiêu dùng và là cơ sở phát triển các đối tượng thuỷ sản theo hướng nâng cao hiệu
quả sản xuất ở vùng nông thôn.
IV. MỤC TIÊU
CỦA DỰ ÁN:
1. Mục tiêu chung:
Góp phần phát triển nghề nuôi
thuỷ đặc sản của tỉnh theo hướng phát triển có hiệu quả trong sản xuất ở qui mô
nông hộ. Từng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về nguồn thực phẩm thuỷ đặc sản
có giá trị chất lượng cao trên thị trường. Tạo điều kiện tăng thêm nguồn thu nhập
cho người nông dân.
2. Mục tiêu cụ thể:
Xây dựng
52 mô hình nuôi cá lóc, 41 mô hình nuôi ếch thương phẩm nhằm giúp người nuôi
nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích nuôi và hướng tới làm cơ sở
phát triển nhân rộng mô hình.
Chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật về nuôi cá lóc, ếch cho người dân với 27 cuộc tập huấn và
27 cuộc hội thảo nhằm giúp người dân nắm vững kỹ thuật nuôi và ứng dụng được
vào thực tế sản xuất.
V. NỘI DUNG CỦA
DỰ ÁN:
1. Hình thức đầu tư:
Thực hiện đầu tư dự án theo
phương thức “xã hội hoá”, Nhà nước và dân cùng đầu tư, Nhà nước đầu tư theo
chính sách. Cụ thể:
- Nhà nước hỗ trợ:
Xây dựng mô hình (100% giống +
30% thức ăn)
Tập huấn chuyển giao kỹ thuật
- Hộ tham gia mô hình trình diễn
đầu tư phần còn lại: 70% thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản, công chăm sóc.
2. Quy mô đầu tư:
2.1. Xây dựng mô hình trình diễn:
Bảng 2: Qui mô phân kỳ đầu tư xây dựng các mô hình: 2013 - 2015
STT
|
Năm đầu tư
|
Nội dung đầu tư
|
Mô hình nuôi cá lóc
|
Mô hình nuôi ếch
|
Qui mô (m2)
|
Số hộ
|
Qui mô (m2)
|
Số hộ
|
1
|
2013
|
800
|
16
|
360
|
12
|
2
|
2014
|
850
|
17
|
420
|
14
|
3
|
2015
|
950
|
19
|
450
|
15
|
Tổng cộng
|
2.600
|
52
|
1.230
|
41
|
Tổng quy mô đầu tư xây dựng mô hình trình diễn giai đoạn
2013 - 2015: 52 hộ nuôi cá lóc với diện tích 2.600 m2 và 41 hộ nuôi ếch
với diện tích 1.230m2.
Nuôi cá lóc và ếch
dưới 2 hình thức: Nuôi trong vèo và nuôi trong bể đất lót bạt ni lon; cụ thể
sau:
* Chỉ tiêu kỹ thuật:
Bảng 3: Các chỉ
tiêu kỹ thuật cho các mô hình nuôi
STT
|
Mô hình đầu tư
|
Kích cỡ con giống (con/kg)
|
Tỉ lệ sống
(%)
|
Hệ số thức ăn (kg)
|
Trọng lượng khi thu hoạch
|
1
|
Mô hình nuôi
cá lóc
|
800
|
>= 65
|
1.6
|
300g/con
|
2
|
Mô hình nuôi ếch
thương phẩm
|
>= 80
|
>= 65
|
1.4
|
250g/con
|
- Chủng loại giống: Cá lóc đầu vuông và ếch Thái
- Chất lượng giống: Tốt, đồng cỡ
- Để đạt chỉ tiêu trên, người nuôi phải: Thực hiện đúng qui
trình kỹ thuật
* Tiêu chí chọn hộ tham gia dự án:
- Các hộ nuôi
phải nhiệt tình, ham thích nuôi.
- Ưu tiên các hộ
nuôi thuộc xã thí điểm xây dựng nông thôn mới.
- Có cam kết thực
hiện đúng quy trình kỹ thuật.
- Đủ điều kiện
về tài chính và các phương tiện để thực hiện mô hình.
- Có khả năng
thuyết trình để nhân rộng mô hình.
- Được UBND xã
và Phòng Nông nghiệp đồng ý cho tham gia.
2.2. Tập huấn -
hội thảo:
2.2.1. Tập huấn:
Để mô hình đạt hiệu quả, trước khi thực hiện nuôi TTKN
tiến hành tổ chức tập huấn về quy trình kỹ thuật nuôi cá lóc và ếch (nội dung
quy trình kỹ thuật chi tiết kèm phụ lục) để
người nuôi nắm bắt và ứng dụng vào mô hình sản xuất. Tổng số cuộc tập huấn: 27
cuộc với 540 lượt người dự (20 người/cuộc); cụ thể sau:
Bảng 4: Qui mô phân kỳ tập huấn các năm
STT
|
Năm đầu tư
|
Tập huấn
|
Mô hình nuôi cá lóc
|
Mô hình nuôi ếch
|
Số cuộc
|
Số người
|
Số cuộc
|
Số người
|
1
|
2013
|
5
|
100
|
4
|
80
|
2
|
2014
|
5
|
100
|
4
|
80
|
3
|
2015
|
5
|
100
|
4
|
80
|
Tổng cộng
|
15
|
300
|
12
|
240
|
2.2.2. Hội thảo:
Nội dung hội thảo đánh giá thuận lợi, khó khăn, hiệu quả,
những kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện mô hình và khuyến cáo nhân rộng
mô hình nuôi có hiệu quả. Tổng số cuộc hội thảo: 27 cuộc với 945 lượt người dự
(35 người/cuộc); cụ thể sau:
Bảng 5: Qui mô phân kỳ hội thảo
STT
|
Năm đầu tư
|
Hội thảo
|
Mô hình nuôi cá lóc
|
Mô hình nuôi ếch
|
Số cuộc
|
Số người
|
Số cuộc
|
Số người
|
1
|
2013
|
5
|
175
|
4
|
140
|
2
|
2014
|
5
|
175
|
4
|
140
|
3
|
2015
|
5
|
175
|
4
|
140
|
Tổng cộng
|
15
|
525
|
12
|
420
|
3. Địa điểm đầu tư:
Mô hình nuôi cá lóc được triển khai ở 5 huyện, TX, TP:
TX Bình Minh (xã: Mỹ Hoà, Đông Thạnh, Thuận An), huyện Bình Tân (xã: Tân Hưng,
Tân An Thạnh, Tân Thành, huyện Trà Ôn (xã: Phú Thành, Tích Thiện), huyện Tam
Bình (xã: Phú Thịnh, Tân Phú), TP Vĩnh Long (xã: Trường An, Tân Hoà, Tân Hội,
Tân Ngãi).
Mô hình nuôi ếch được triển khai ở 4 huyện: Huyện Long
Hồ (xã: Phú Đức, Long Phước, Lộc Hoà), huyện Mang Thít (xã: An Phước, Nhơn
Phú), huyện Vũng Liêm (xã: Hiếu Nhơn, Hiếu Phụng, Trung Hiệp), huyện Trà Ôn
(xã: Tân Mỹ, Thới Hoà, Trà Côn).
4. Thời gian thực hiện: 3 năm
(2013 - 2015).
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN:
1.
Tổng kinh phí đầu tư: 1.340.000.000 đồng.
Nhân dân: 698.000.000 đồng.
Nhà nước: 642.000.000 đồng.
2. Nguồn kinh phí đầu tư:
Từ nguồn kinh phí khuyến nông -
khuyến ngư của tỉnh giai đoạn: 2013 - 2015
3. Phân kỳ kinh phí thực hiện
dự án.
Năm 2013: 198.600.000 đồng
Năm 2014: 212.800.000 đồng
Năm 2015: 230.600.000 đồng
Bảng
6: Hạng mục phân kỳ kinh phí nhà nước đầu tư: 2013 - 2015
ĐVT: 1.000đ
STT
|
Nội dung
|
Năm đầu tư
|
2013
|
2014
|
2015
|
1
|
Mô hình
(cá lóc, ếch)
|
157.152
|
171.344
|
189.240
|
|
- Giống:
|
75.000
|
82.500
|
90.750
|
|
- Thức ăn:
|
82.152
|
88.844
|
98.490
|
2
|
Tập huấn
|
9.810
|
9.810
|
9.810
|
3
|
Tuyên truyền,
nhân rộng
|
|
|
|
|
- Hội thảo
|
15.525
|
15.525
|
15.525
|
|
- Thông tin TT,
pano
|
1.273
|
1.281
|
1.185
|
4
|
Liên hệ, hợp đồng
mua giống
|
500
|
500
|
500
|
5
|
Thuê khoán
chuyên môn
|
4.200
|
4.200
|
4.200
|
6
|
Quản lý phí
|
10.140
|
10.140
|
10.140
|
Tổng cộng
|
198.600
|
212.800
|
230.600
|
VII. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập
ban quản lý dự án:
Sau khi dự án được
Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phê duyệt, Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long sẽ đề
nghị Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT thành lập ban quản lý dự án để tổ chức
quản lý, triển khai thực hiện dự án theo nội dung được phê duyệt.
2. Ban quản lý
dự án sẽ phối hợp với các cấp có liên quan tiến hành xây dựng nội dung, kế hoạch
cụ thể để triển khai thực hiện dự án như:
Phòng Nông nghiệp
& PTNT, Phòng Kinh tế TP, thị xã và chính quyền địa phương: Giới thiệu hộ
nuôi có đủ điều kiện tham gia vào dự án và quản lý quá trình thực hiện.
Trạm Khuyến nông,
kỹ thuật viên: Phối hợp với các ban ngành tư vấn, tuyên truyền, giới thiệu dự
án, chọn điểm chuyển giao kỹ thuật, theo dõi thực hiện.
3. Tăng cường
kiểm tra giám sát:
BQL dự án định kỳ
hàng tháng kiểm tra, có kế hoạch, biện pháp thực hiện, thúc đẩy tiến độ triển
khai các mô hình đúng nội dung, mục tiêu dự án.
Định kỳ hàng tháng
có báo cáo tiến độ thực hiện dự án về Sở Nông nghiệp & PTNT. Tổng kết, nghiệm
thu dự án.
- Ban thanh tra
nhân dân TTKN giám sát việc thực hiện dự án.
VIII. HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN:
1. Hiệu quả về
kinh tế:
Hiệu quả kinh tế của
mô hình nuôi cá lóc và nuôi ếch thương phẩm được tính như sau:
+ Mô hình nuôi cá
lóc thương phẩm:
- Diện tích: 50m2
- Mật độ: 80 con
- Cá giống :
4.000con x 750 đ/con = 3.000.000đ
- Thức ăn: 980kg x
14.000đ/kg = 13.720.000đ
- Công cải tạo,
thuốc: 2.000.000đ
- Thu hoạch: 700kg
x 34.000đ/kg = 18.720.000đ
- Lợi nhuận:
5.080.000đ
- Tổng lợi nhuận của
mô hình nuôi cá lóc là: 243.840.000đ
+ Mô hình nuôi ếch
thương phẩm:
- Diện tích: 30m2
- Mật độ: 50 con
- Cá giống:
1.500con x 1.500 đ/con = 2.250.000đ
- Thức ăn: 270kg x
14.000đ/kg = 3.780.000đ
- Cải tạo, thuốc =
500.000đ
- Thu hoạch: 210
kg x 36.000đ/kg = 7.560.000đ
- Lợi nhuận:
1.230.000đ/điểm
- Tổng lợi nhuận của
mô hình nuôi ếch là: 62.730.000đ
2. Hiệu quả xã
hội:
Qua dự án “Phát triển
mô hình nuôi các đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế qui mô nông hộ giai đoạn
2013 - 2015” giúp các hộ nông dân trong vùng nhận thấy lợi ích của việc nuôi
các loại thuỷ đặc sản có giá trị kinh tế ở các nông hộ ít đất sản xuất. Trên cơ sở các mô hình ứng dụng tốt quy trình kỹ thuật trong quá
trình nuôi, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản,
tạo thêm việc làm, ổn định đời sống nông hộ.
IX. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ:
1. Kết luận:
Dự án thực hiện
sẽ hỗ trợ cho các hộ dân nắm bắt và ứng dụng tốt quy trình kỹ thuật nuôi cá lóc
và ếch theo hướng an toàn, gia tăng sản lượng, nâng cao chất lượng hàng hoá.
Qua đó gia tăng thu nhập tăng thêm trên đơn vị diện tích vườn thổ quả, tác động
từng bước phát triển mở rộng mô hình, khai thác tiềm năng nuôi trồng và góp phần
đạt mục tiêu tăng trưởng phát triển bền vững nông nghiệp như qui hoạch.
2. Đề nghị:
Kính trình Sở
Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long duyệt xét./.
NGƯỜI LẬP
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Phan Tấn Tài
|
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Phan Nhựt Ái
|