Quyết định 13/2008/QĐ-UBND ban hành Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU về phát triển đào tạo nghề giai đoạn 2008- 2010 và những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Long An do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành

Số hiệu 13/2008/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/03/2008
Ngày có hiệu lực 07/04/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Long An
Người ký Dương Quốc Xuân
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 13/2008/QĐ-UBND

Tân An, ngày 28 tháng 3 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 07-NQ/TU NGÀY 03/4/2007 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGHỀ GIAI ĐOẠN 2008- 2010 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29/11/2006;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại văn bản số 391/TTr-SLĐTBXH ngày 24 tháng 3 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 03/4/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển đào tạo nghề giai đoạn 2008- 2010 và những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Long An.

Điều 2. Giao Sở Lao động- Thương binh và Xã hội triển chủ trì phối họp với các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các Sở, ban ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Cục kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Phòng NCTH-UBND tỉnh;
- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Dương Quốc Xuân

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA UBND TỈNH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 07-NQ/TU NGÀY 03/4/2007 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGHỀ GIAI ĐOẠN 2008 – 2010 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(kèm theo Quyết định số 13 /2008/QĐ-UBND ngày 28 /3/2008 của UBND tỉnh)

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2006- 2010) và Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 03/4/2007 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về phát triển đào tạo nghề giai đoạn 2006- 2010 và những năm tiếp theo.

UBND tỉnh xây dựng Chương trình hành động về phát triển đào tạo nghề giai đoạn 2008 - 2010 và những năm tiếp theo với nội dung cụ thể như sau:

I. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ:

Trong những năm qua, được sự quan tâm và tập trung chỉ đạo của các cấp, các ngành, công tác đào tạo nghề trong tỉnh bước đầu đã có chuyển biến tích cực và đạt được kết quả nhất định. Các cơ sở dạy nghề thực hiện đa dạng hoá hình thức đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng và giải quyết việc làm, đáp ứng một phần yêu cầu về nguồn lao động cho các Khu, Cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh hệ thống dạy nghề công lập đã có 3 Trường trung cấp nghề, 1 Trung tâm dạy nghề; 2 Trung tâm giới thiệu việc làm, 2 Trường Trung học chuyên nghiệp, 2 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp có tham gia đào tạo nghề. Hệ thống dạy nghề ngoài công lập có 1 Trường cao đẳng nghề mới được thành lập và đi vào hoạt động, 2 Trung tâm dạy nghề và một cơ sở đào tạo theo hình thức lớp dạy nghề.Cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề từng bước được nâng cấp bổ sung. Về qui mô đào tạo, mỗi năm các cơ sở dạy nghề đào tạo từ 12.000 - 14.000 lao động, bao gồm đào tạo dài hạn 1.600 - 1.700 lao động, còn lại là đào tạo ngắn hạn, trong đó các cơ sở ngoài công lập đào tạo chiếm 4,16%. Bên cạnh việc đào tạo tập trung, nhiều cơ sở dạy nghề còn chú trọng việc liên kết mở các lớp dạy nghề bằng nhiều hình thức tại cơ sở cho lao động nông thôn, người tàn tật và cho lao động xuất khẩu; nội dung chương trình, phương pháp đào tạo có sự đổi mới nên chất lượng đào tạo nghề được nâng lên; công tác đào, bồi dưỡng và chính sách thu hút đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề được chú trọng. Kết quả đào tạo nghề trong những năm qua đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh. Đến cuối năm 2007 tỷ lệ lao động qua đào tạo là 30%, trong đó lao động qua đào tạo nghề là 21,5%.

Tuy nhiên, so với yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa, công tác đào tạo nghề của tỉnh còn nhiều hạn chế, đó là:

- Việc triển khai xây dựng cơ sở vật chất các Trường dạy nghề còn chậm so với qui hoạch và ít so với qui mô dân số.

- Số lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề hiện đạt 75,22% so với nhu cầu, phần lớn là giáo viên trẻ mới ra trường, thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và hạn chế về kỹ năng thực hành. Trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học có quan tâm đầu tư nhưng còn thiếu và lạc hậu.

- Chất lượng dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Các cơ sở dạy nghề chưa đa dạng hoá ngành nghề đào tạo, chỉ tập trung chủ yếu vào các ngành, nghề phục vụ cho ngành công nghiệp, chưa quan tâm đúng mức đến việc đào tạo nghề cho các ngành nông, lâm, ngư nghiệp.

Nguyên nhân của mặt hạn chế

- Công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề trong thời gian dài chưa được quan tâm, chậm sửa đổi; thiếu chủ trương chính sách có tính chiến lược nên dạy nghề những năm qua vẫn còn ở trình độ thấp.

- Nhận thức của người dân và lao động về học nghề chưa cao. Công tác tuyên truyền còn hạn chế, chưa làm chuyển biến nhận thức của người lao động về tính thiết thực của việc học nghề, đa số học sinh vẫn muốn chọn con đường học để làm “thầy”, ít chọn con đường học để làm “thợ”. Việc phân luồng đào tạo đối với học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, đặc biệt là đối với học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở chưa được đẩy mạnh.

- Nhận thức chung về dạy nghề trong phát triển nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức, nên việc đầu tư cho dạy nghề chưa tương xứng với qui hoạch và yêu cầu phát triển. Cơ chế, chính sách và biện pháp tổ chức thực hiện xã hội hoá dạy nghề của tỉnh chưa thu hút được nhiều nguồn lực xã hội tham gia.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ