Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 1280/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án thành lập và nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017-2020

Số hiệu 1280/QĐ-UBND
Ngày ban hành 30/08/2017
Ngày có hiệu lực 30/08/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Kạn
Người ký Phạm Duy Hưng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1280/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 30 tháng 8 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THÀNH LẬP VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ LIÊN THẾ HỆ TỰ GIÚP NHAU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012-2020;

Căn cứ Quyết định số 1533/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 899/TTr-LĐTBXH ngày 06 tháng 7 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án thành lập và nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017-2020.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Lao động -TB&XH;
-
y ban Quốc gia về Người cao tuổi;
- Thường trực T
nh ủy;
- Thường trực HĐND t
nh;
-
CT, PCT UBND tỉnh;
- LĐVP;
- Lưu: VT, Huệ

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Duy Hưng

 

ĐỀ ÁN

THÀNH LẬP VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ LIÊN THẾ HỆ TỰ GIÚP NHAU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 1280/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

Phần thứ nhất

CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Người cao tuổi Việt Nam;

- Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012-2020;

- Quyết định số 1533/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đán nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 1229/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình hành động quốc gia về người cao tui trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2013-2020.

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Bắc Kạn là tỉnh miền núi vùng cao, có diện tích tự nhiên 4.859km2; có 07 huyện, 01 thành phố; 122 xã, phường, thị trấn. Dân số 308.310 người, có 07 dân tộc chủ yếu (Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chay, Hoa). Là tỉnh khó khăn, chi ngân sách của tỉnh chủ yếu từ ngân sách Trung ương cấp.

Toàn tỉnh có 29.410 người cao tuổi, trong đó có 4.244 người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo, 5.560 người cao tuổi đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. Có trên 20.000 hội viên người cao tuổi sinh hoạt ở các Chi hội người cao tuổi xã, phường, thị trấn. Đa số người cao tuổi sống ở vùng nông thôn có trình độ dân trí thấp, đời sống vật chất và tinh thần khó khăn, trên 80% người cao tuổi phải tự kiếm sống hoặc nhờ vào sự nuôi dưỡng của con, cháu.Trong những năm qua, mặc dù đã có sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể, song công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn. Hoạt động của Hội Người cao tuổi bước đầu đã tập hợp người cao tuổi vào tham gia sinh hoạt, song chưa tổ chức được những hoạt động tích cực, chưa phát huy được trí tuệ của lực lượng người cao tuổi tiếp tục cống hiến những kinh nghiệm hay trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng Đảng, chính quyền, nhất là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn tỉnh.

Trên thực tế trong cả nước, mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau đã được triển khai và đánh giá đạt hiệu quả tích cực với hơn 1.000 Câu lạc bộ đã và đang hoạt động rất hiệu quả trợ giúp trực tiếp cho hơn 50.000 người cao tuổi trên địa bàn 14 tỉnh, thành phố triển khai thực hiện. (Hội Người cao tuổi tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng đề án thành lập 200 Câu lạc bộ được y ban nhân dân tỉnh phê duyệt vào năm 2013, tỉnh Hà Giang đã thành lập được 30 Câu lạc bộ...). Mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau (sau đây gọi tắt là Câu lạc bộ) là một tổ chức dựa vào cộng đồng, có mục tiêu liên kết các thành viên, thúc đẩy tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng, nhằm chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi tại cộng đồng khu dân cư, giúp người cao tuổi nghèo, khó khăn, thiệt thòi vươn lên giảm nghèo bền vững, giúp cho người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội; là loại hình Câu lạc bộ mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc nhất, góp phần tích cực vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng nông thôn mới hiện nay.

Để chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, đặc biệt là chăm sóc đời sống của người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, người cao tuổi là phụ nữ trên địa bàn tỉnh rất cần sự hỗ trợ của cộng đồng và điều kiện để họ tự vươn lên, phát huy vai trò và sự đóng góp của mình để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và cộng đồng, đòi hỏi phải có những mô hình tổ chức hoạt động năng động và sáng tạo, kết hợp được sự trợ giúp của cộng đồng liên thế hệ, đồng thời khai thác được sự chủ động tích cực của chính bản thân người cao tuổi.

Từ các căn cứ pháp lý và thực tiễn trên, việc thành lập và nhân rộng mô hình Câu lạc bộ là đúng đắn và rất cần thiết nhằm giúp người cao tuổi nghèo, khó khăn vươn lên trong cuộc sống để thoát nghèo, góp phần hỗ trợ cải thiện điều kiện sống và đổi mới đời sống tinh thần cho người cao tuổi ở cộng đồng dân cư.

[...]