UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
1259/QĐ-UBND
|
Vĩnh
Long, ngày 29 tháng 6 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NỘI DUNG MỘT SỐ TIÊU CHÍ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI CỦA BỘ TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI CỦA TỈNH
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số
800/QĐ-TTg ban hành ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số
09/2011/QĐ-TTg, ngày 30/01/2011 về chuẩn hộ nghèo, cận nghèo áp dụng cho giai
đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Quyết định số
315/QĐ-BGTVT, ngày 23/02/2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Hướng
dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Theo Quyết định 2966/QĐ-UBND,
ngày 01/12/2009 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành hướng
dẫn, đánh giá, chấm điểm các tiêu chí xã nông thôn mới;
Xét Tờ trình số
08/TTr-BCĐ-NTM, ngày 25/5/2011 của Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới
tỉnh về việc đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội dung tiêu chí xã nông thôn mới của
tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới
của Bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh trong Hướng dẫn đánh giá, chấm điểm các
tiêu chí xã nông thôn mới (ban hành kèm theo Quyết định số 2966/QĐ-UBND, ngày
01/12/2009 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long) như sau:
1. Tiêu chí
số 1: Có quy hoạch xã nông thôn mới được
duyệt (9 điểm):
Có quy hoạch xã nông thôn mới được
phê duyệt được 9 điểm; chưa phê duyệt không có điểm.
Giải thích tiêu chí:
Theo nội dung của Quyết định
800/QĐ-TTg ban hành ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy hoạch nông thôn
mới của xã phải đảm bảo 02 nội dung:
a) Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng
thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp ngành nghề nông thôn và dịch vụ. Nội dung này thực hiện theo Thông
tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
b) Quy hoạch phát triển hạ tầng
kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các
khu dân cư hiện có trên địa bàn xã. Nội dung này thực hiện theo Thông tư số
09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng.
2. Tiêu chí
số 2: Giao thông (10 điểm):
Theo nội dung của Quyết định
315/QĐ-BGTVT ban hành ngày 23/02/2011 của Bộ Giao thông vận tải thì tiêu chuẩn
xây dựng đường giao thông nông thôn được cụ thể như sau:
2.1. Tỷ lệ km đường liên xã được
nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn đạt 100% được
3 điểm; đạt tỉ lệ nhưng không đạt tiêu chuẩn tuỳ điều kiện chấm từ 1-2 điểm.
2.2. Tỷ lệ km đường liên ấp đạt
tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn từ 50% trở lên được 3 điểm; đạt tỉ lệ
nhưng không đạt tiêu chuẩn tuỳ điều kiện chấm từ 1 - 2 điểm.
2.3. Tỷ lệ km đường liên xóm đạt
tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn đạt 100% được 3 điểm; đạt tỉ lệ nhưng
không đạt tiêu chuẩn tuỳ điều kiện chấm từ 1 - 2 điểm.
2.4. Tỷ lệ km đường trục chính nội
đồng được cứng hoá, xe thô sơ và xe mô tô 2 bánh đi lại thuận tiện đạt từ 50%
trở lên được 1 điểm; không đạt không có điểm.
Giải thích tiêu chí:
2.1. Đường liên xã (đường cấp
AH) là đường nối trung tâm hành chính xã với quốc lộ, tỉnh lộ hoặc đường liên
xã khác (gọi chung là đường đến trung tâm xã) đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đường ôtô
cấp VI (mặt đường rộng 3,5m, nền đường rộng 6,5m, có 1 làn xe) được nhựa hoá hoặc
bê tông hoá.
2.2. Đường liên ấp (đường cấp A
hoặc đường cấp B) là đường nối giữa các ấp, các điểm dân cư là đường giao thông
nông thôn phục vụ cho nhân dân ở ấp, các ấp lân cận đi lại thường xuyên. Yêu cầu
phải đạt tiêu chuẩn sau:
- Đường loại I (đường cấp A): Chủ
yếu phục vụ cho các phương tiện giao thông cơ giới loại trung có mặt đường rộng
3,5m, nền đường rộng 5m (trong điều kiện khó khăn hoặc trong bước đầu phân kỳ
xây dựng thì mặt đường rộng 3m, nền đường rộng 4m), được nhựa hoá hoặc bê tông
hoá.
- Đường loại II (đường cấp B):
Chủ yếu phục vụ cho các phương tiện giao thông thô sơ có mặt đường rộng 3m, nền
đường rộng 4m (trong điều kiện khó khăn hoặc trong bước đầu phân kỳ xây dựng
thì mặt đường rộng 2,5m, nền đường rộng 3,5m), được nhựa hoá hoặc bê tông hoá.
2.3. Đường liên xóm (đường cấp B
hoặc cấp C) là đường nối giữa các hộ gia đình (đường chung của liên gia) trong
cùng điểm dân cư nối với mạng lưới giao thông chung (đường ấp, đường xã, đường
huyện, tỉnh lộ, quốc lộ). Yêu cầu phải đạt tiêu chuẩn sau:
- Đường loại I (đường cấp B): Đường
liên xóm có mặt đường rộng 3m, nền đường rộng 4m (trong điều kiện khó khăn hoặc
trong bước đầu phân kỳ xây dựng thì mặt đường rộng 2,5m, nền đường rộng 3,5m),
đường được trải bằng một trong những loại vật liệu như đá dăm, lát gạch, bê
tông xi măng…
- Đường loại II (đường cấp C):
Đường liên xóm có mặt đường rộng 2m, nền đường rộng 3m, đường được trải bằng một
trong những loại vật liệu như đá dăm, lát gạch, cát sỏi… đảm bảo xe 2 bánh lưu
thông được cả 2 mùa mưa, nắng.
2.4. Đường trục chính nội đồng
(đường cấp B hoặc cấp C) là đường chính nối từ đồng ruộng đến khu dân cư. Yêu cầu
phải đạt tiêu chuẩn sau:
- Đường loại I (đường cấp B): Có
mặt đường rộng 3m, nền đường rộng 4m (trong điều kiện khó khăn hoặc trong bước
đầu phân kỳ xây dựng thì mặt đường rộng 2,5m, nền đường rộng 3,5m), đường được
trải bằng một trong những loại vật liệu như đá dăm, lát gạch, bê tông xi măng…
- Đường loại II (đường cấp C):
Có mặt đường rộng 2m, nền đường rộng 3m, đường được trải bằng một trong những
loại vật liệu như đá dăm, lát gạch, cát sỏi… đảm bảo xe 2 bánh lưu thông được cả
2 mùa mưa, nắng.
Đối với các xã có quốc lộ, tỉnh
lộ, đường huyện, đường xã, đường ấp (gọi chung là hệ thống giao thông) đáp ứng
được yêu cầu đi lại của xe cơ giới phục vụ sản xuất nông nghiệp thì xem hệ thống
giao thông là đường nối khu dân cư với đồng ruộng (được tính điểm); đối với các
xã có hệ thống giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của xe cơ giới phục
vụ sản xuất nông nghiệp thì trong quy hoạch (tiêu chí 1) phải tính đến việc xây
dựng đường trục chính nội đồng phục vụ việc đi lại của xe cơ giới.
3. Tiêu chí
11: Tỷ lệ hộ nghèo (3 điểm):
Theo nội dung của Quyết định số
09/2011/QĐ-TTg ban hành ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ thì chuẩn hộ
nghèo, hộ cận nghèo được cụ thể như sau:
Cách tính điểm: Xã có tỷ lệ hộ
nghèo dưới 6% (3 điểm), còn từ 6% hộ nghèo trở lên mỗi % trừ 1 điểm (tối đa 3
điểm).
Giải thích tiêu chí: Hộ nghèo là
hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới chuẩn nghèo. Chuẩn nghèo được quy định
tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:
Từ 400 ngàn đồng/người/tháng trở xuống đối với khu vực nông thôn và 500 ngàn đồng/người/tháng
trở xuống đối với khu vực thành thị.
Trong trường hợp Chính phủ có
quyết định qui định chuẩn nghèo mới, BCĐ cấp tỉnh sẽ có văn bản hướng dẫn bổ
sung.
Đánh giá tiêu chí: BCĐ cấp xã
đánh giá tiêu chí hàng năm.
4. Tiêu chí 19:
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững,
ổn định; thực hiện tốt công tác quốc phòng (3 điểm):
Nội dung 1: An ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội được giữ vững được 2 điểm.
Cách tính điểm: An ninh, trật tự
xã hội được giữ vững được 2 điểm.
Giải thích tiêu chí:
- Giải thích từ ngữ: An ninh, trật
tự xã hội được giữ vững là giữ vững sự ổn định và phát triển của xã hội có tổ
chức, có kỷ cương, trong trạng thái bình yên, trên cơ sở những quy định của
pháp luật.
- Các chỉ tiêu cần đánh giá:
Chỉ tiêu 1:
+ Hàng năm Đảng uỷ có nghị quyết,
UBND có kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh, trật tự.
+ Tổ chức thực hiện có hiệu quả
các chủ trương, biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự và "Ngày hội toàn dân bảo
vệ an ninh tổ quốc" theo hướng dẫn của ngành công an.
+ Hàng năm phân loại xã về
"Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc" đạt từ loại khá trở lên
(bằng khen của UBND tỉnh hoặc bằng khen của Bộ Công an).
+ Lực lượng công an xã được xây
dựng, củng cố ngày càng trong sạch, vững mạnh theo quy định của Pháp lệnh Công
an xã và hướng dẫn của ngành công an. Hàng năm phân loại thi đua tập thể công
an xã đạt danh hiệu "Đơn vị tiên tiến" trở lên; không có cá nhân công
an xã bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Chỉ tiêu 2:
+ Không để xảy ra hoạt động phá
hoại các mục tiêu, công trình kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng. Không để xảy
ra các hoạt động chống đối Đảng, chống chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết
toàn dân; không để xảy ra các hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp
luật; không để truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ, mê tín, dị đoan; không có băng
nhóm gây rối an ninh trật tự…
+ Không để xảy ra mâu thuẫn,
tranh chấp phức tạp trong nội bộ nhân dân; khiếu kiện đông người, nếu có xảy ra
phải được giải quyết tốt tại cơ sở không để khiếu kiện vượt cấp kéo dài.
+ Hộ nhân dân, tổ nhân dân tự quản
ấp, xã phải đạt an toàn về an ninh trật tự được ngành công an xác nhận (công an
xã).
Chỉ tiêu 3:
+ Kiềm chế và làm giảm các loại
tội phạm và vi phạm pháp luật khác so với năm trước, không để xảy ra tội phạm
nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (từ 7 năm tù trở lên).
+ Kiềm chế và làm giảm tai nạn,
tệ nạn xã hội so với năm trước. Không để xảy ra cháy, nổ, tai nạn giao thông
(giảm cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết, số người bị thương) và tai nạn lao động
nghiêm trọng.
Nội dung 2: Thực hiện tốt công
tác quốc phòng được 1 điểm.
Cách tính điểm: Thực hiện tốt
các nhiệm vụ, chỉ tiêu trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự địa phương, được 1 điểm.
Giải thích tiêu chí:
Các chỉ tiêu cần đánh giá: (Gồm
3 chỉ tiêu như sau)
- Chỉ tiêu 1: Xây dựng lực lượng
dân quân tự vệ và dự bị động viên theo Đề án số 3727/ĐA-UBND của Uỷ ban nhân
dân tỉnh và Kế hoạch số 197/KH-BCH của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
- Chỉ tiêu 2: Thực hiện tốt
Chương trình hành động số 30-CTr/TU của Tỉnh uỷ đối với dân quân tự vệ và dự bị
động viên.
- Chỉ tiêu 3: Thực hiện tốt công
tác tuyển quân và giáo dục QP-AN cho đối tượng 4,5.
Đánh giá tiêu chí: BCĐ cấp xã chỉ
đạo cho ngành công an, quân sự, cựu chiến binh, đoàn thanh niên của xã xét, đánh
giá tiêu chí, UBND xã trình UBND huyện công nhận hàng năm.
Các tiêu chí khác giữ nguyên tại
Quyết định 2966/QĐ-UBND ngày 01/12/2009 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh
Long về việc ban hành hướng dẫn, đánh giá, chấm điểm các tiêu chí xã nông thôn
mới.
Điều 2.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn (thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án về Nông nghiệp,
Nông dân, Nông thôn đến năm 2020) chủ trì, phối hợp với thủ trưởng các sở, ngành
tỉnh có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện
các nội dung tại Điều 1 Quyết định này. Báo cáo kết quả thực hiện tháng, quý, 6
tháng, năm và gởi Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.
Chủ tịch UBND các huyện, thành
phố trên cơ sở nội dung sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới
được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ động chỉ đạo triển khai đến các phòng ban
trực thuộc, UBND các xã và nhân dân biết, thực hiện. Báo cáo kết quả thực hiện
gởi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp theo định kỳ báo cáo Chủ
tịch UBND tỉnh.
Trong quá trình triển khai thực
hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền cho phép thì Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn bàn bạc, thống nhất với các sở, ngành có liên
quan, UBND các huyện, thành phố trước khi trình UBND tỉnh quyết định.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh liên quan và Chủ tịch
UBND các huyện, thành phố, Văn phòng Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh
Vĩnh Long chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành
kể từ ngày ký./.