Quyết định 1258/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án phát triển cây ăn quả chủ lực và ngành hoa - cây cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2030

Số hiệu 1258/QĐ-UBND
Ngày ban hành 19/06/2023
Ngày có hiệu lực 19/06/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Hà Sỹ Đồng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1258/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 19 tháng 6 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ CHỦ LỰC VÀ NGÀNH HOA - CÂY CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Quyết định số 4081/QĐ-BNN-TT ngày 26 tháng 10 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt Đề án phát triển ngành hoa, cây cảnh đến năm 2030; Quyết định số 4085/QĐ-BNN-TT ngày 27 tháng 10 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt Đề án phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030.

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 156/TTr-SNN ngày 02 tháng 6 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai Đề án phát triển cây ăn quả chủ lực và ngành hoa - cây cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Công Thương; Thủ trưởng các ban ngành đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Trồng trọt;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT(Th).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hà Sỹ Đồng

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ CHỦ LỰC VÀ NGÀNH HOA - CÂY CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1258/QĐ-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2023 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trên cơ sở tiềm năng lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết và định hướng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua nhiều địa phương đã đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi theo hướng bền vững, đặc biệt đã chú trọng phát triển nhiều loại giống cây ăn quả mới có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 6.500 ha cây ăn quả các loại, phân bổ trên địa bàn 09 huyện, thành phố, thị xã, trong đó có một số cây ăn quả có quy mô mang tính hàng hóa, tập trung, có chất lượng, giá trị kinh tế cao và có chỗ đứng trên thị trường như: Chuối Mật mốc (ở Hướng Hóa), Bơ (Hướng Hóa, Gio Linh, Vĩnh Linh...); Chanh leo (Hướng Hóa...), Cam, bưởi (Hải Lăng, Gio Linh, Vĩnh Linh...),...với doanh thu từ 150 - 200 tỷ đồng/ha/năm, có mô hình cho thu nhập đến 700 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt nhiều giống cây ăn quả trồng trên địa bàn có thời vụ thu hoạch lệch so với các vùng khác, có mùi vị, chất lượng đặc trưng nên giá cao, được thị trường ưa chuộng. Bên cạnh đó, ngành hoa và cây cảnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tạo thêm việc làm, cải thiện môi trường sống, tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, diện tích trồng cây ăn quả, hoa và cây cảnh còn nhỏ lẻ, mang tính tự phát, chưa hình thành các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung gắn với cơ sở thu mua, chế biến theo chuỗi liên kết bền vững; việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ còn hạn chế trong trồng cây ăn quả, ngành hoa - cây cảnh, nhất là thiếu nghệ nhân có tay nghề cao trong ngành hoa cây cảnh; việc đầu tư cơ sở hạ tầng hầu như chưa được quan tâm, số lượng Hợp tác xã/Tổ hợp tác, cơ sở chế biến sản phẩm cây ăn quả rất ít, việc xây dựng thương hiệu, bảo hộ thương hiệu gắn với chỉ dẫn địa lý còn hạn chế... do đó mức độ thu nhập chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của địa phương.

(Chi tiết thực trạng tại Phụ lục 01 đính kèm)

Để phát triển cây ăn quả, ngành hoa và cây cảnh phù hợp, phát huy tiềm năng, lợi thế các vùng sinh thái, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Đề án phát triển cây ăn quả chủ lực và ngành hoa - cây cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2030.

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Phát triển cây ăn quả và ngành hoa - cây cảnh phải phù hợp với quy hoạch vùng huyện và quy hoạch tổng thể của tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.

- Tổ chức lại sản xuất, quy hoạch các vùng sản xuất cây ăn quả chủ lực tập trung, quy mô lớn gắn với xây dựng các nhà máy chế biến, xây dựng thương hiệu sản phẩm và thị trường tiêu thụ; Phát triển ngành hoa, cây cảnh trên cơ sở phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng sinh thái; đặc biệt là truyền thống văn hóa, sản xuất hoa, cây cảnh của từng địa phương, ứng dụng đồng bộ khoa học, công nghệ mới, công nghệ số trong công tác quản lý, sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

- Khuyến khích các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị (Dự án/kế hoạch liên kết), sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học công nghệ mới trong sản xuất.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung: Từng bước phát triển cây ăn quả chủ lực có quy mô theo hướng hàng hóa, tập trung, sản xuất gắn với chế biến, xây dựng thương hiệu và phát triển bền vững; Xây dựng ngành hoa, cây cảnh từng bước phát triển; góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.

2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

[...]