Quyết định 125/2006/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động của Ban Điều hành Chương trình phát triển đàn trâu, bò sinh sản giai đoạn 2006 - 2010 tỉnh Bình Dương
Số hiệu | 125/2006/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 15/05/2006 |
Ngày có hiệu lực | 25/05/2006 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Định |
Người ký | Nguyễn Hoàng Sơn |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 125/2006/QĐ-UBND |
Thủ Dầu Một, ngày 15 tháng 5 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÀN TRÂU, BÒ SINH SẢN GIAI ĐOẠN 2006-2010 TỈNH BÌNH DƯƠNG
UỶ BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Theo đề nghị của Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Bình Dương tại Tờ trình số 62/TT-HND ngày 27 tháng 03 năm 2006;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế hoạt động của Ban Điều hành Chương trình phát triển đàn trâu, bò sinh sản giai đoạn 2006 - 2010 tỉnh Bình Dương”.
Điều 2. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn, Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, Hội Nông dân tỉnh Bình Dương, các thành viên trong Ban Điều hành Chương trình phát triển đàn trâu, bò sinh sản và Thủ trưởng các cơ quan ban ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN
ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÀN TRÂU, BÒ SINH SẢN GIAI ĐOẠN 2006-2010
TỈNH BÌNH DƯƠNG
( Ban hành kèm theo Quyết định số 125/2006/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2006 của
UBND tỉnh Bình Dương)
I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
1. Nhằm tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu của ngành nông nghiệp, đưa ngành chăn nuôi trở thành sản xuất chính, từng bước nâng cao chất lượng và tăng đàn trâu, bò theo hướng sản xuất hàng hoá. Đồng thời, thực hiện các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước trong chương trình như: vốn, các tiến bộ khoa học kỹ thuật …
2. Chương tình phát triển đàn trâu, bò sinh sản sẽ góp phần giảm nhanh số hộ nghèo. Theo tiêu chí mới của tỉnh, số hộ nghèo đã tham gia chương trình thoát nghèo một cách bền vững và tạo việc làm ở nông thôn.
3. Thông qua Chương trình, các tổ chức đoàn thể nâng cao chất lượng hoạt động, giữ vững vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn; từng bước xây dựng các loại hình kinh tế hợp tác và hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã mới.
II. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Ban Điều hành có trách nhiệm làm tham mưu cho UBND Tỉnh xây dựng về cơ chế, chính sách cho Chương trình; xây dựng kế hoạch phát triển đàn trâu, bò sinh sản giai đoạn 2006 - 2010 và kế hoạch cụ thể hàng năm.
2. Phân công các thành viên trong Ban Điều hành để tổ chức thực hiện những nhiệm vụ đã được phân công và phối, kết hợp các thành viên trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình, đảm bảo thông tin báo cáo kịp thời của Chương trình .
3. Theo chức năng của từng thành viên, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình.
III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ CÁC THÀNH VIÊN TRONG BAN ĐIỀU HÀNH
1. Các đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên)
Chịu trách nhiệm vận động, tuyên truyền đoàn viên, hội viên tham gia Chương trình, đồng thời xây dựng và làm chủ dự án theo các nguồn vốn được phân bổ; Phối,
kết hợp các thành viên trong Ban điều hành trong quá trình triển khai tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, quản lý vốn, kinh tế hợp tác… Tập hợp hội viên, đoàn viên theo các loại hình kinh tế hợp tác phù hợp với đặc điểm của từng đoàn thể.
2. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan trực thuộc (Trung tâm khuyến nông, Chi cục thú y) xây dựng kế hoạch kinh phí tập huấn để phục vụ cho Chương trình như: bấm tai, gieo tinh, tiêm phòng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật từ khâu chọn giống, chăm sóc, chuồng trại, trồng cỏ…