BỘ VĂN HÓA, THỂ
THAO
VÀ DU LỊCH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1236/QĐ-BVHTTDL
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 04
năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG KẾT 10 NĂM THI HÀNH LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC
GIA ĐÌNH
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực
gia đình năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày
17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 215/QĐ-TTg
ngày 06 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến
năm 2020;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Gia đình,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổng kết
10 năm thi hành Luật Phòng chống bạo lực gia đình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Gia đình, Vụ
trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Đề nghị các các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội;
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị,
tổ chức liên quan có trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam (để báo cáo):
- Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (để báo cáo);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ (để phối
hợp);
- Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên (để phối
hợp);
- Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao (để phối hợp);
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (để phối hợp);
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Các Vụ, đơn vị trực thuộc Bộ (để thực hiện);
- Các Sở VHTTDL; Sở VHTT (để biết);
- Cổng thông tin điện tử Bộ (để
đăng tải);
- Lưu; VT, GĐ, Nhật.
200.
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Ngọc Thiện
|
KẾ HOẠCH
TỔNG KẾT 10 NĂM THI HÀNH LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
(Ban hành theo Quyết định số 1236/QĐ-BVHTTDL ngày 10 tháng 4 năm
2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được
Quốc hội khóa XII thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2008
(sau đây gọi là Luật). Trong thời gian qua, việc thi hành Luật đã đạt được những thành quả nhất định, góp phần quan trọng bảo vệ quyền và
lợi ích của các thành viên gia đình; xây dựng gia đình no ấm,
bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; gìn giữ các giá trị truyền
thống tốt đẹp của gia đình.
Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao quản
lý nhà nước về gia đình trong đó có phòng, chống bạo lực gia đình, nhằm đánh
giá những kết quả đã đạt được và những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thi
hành Luật thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật với nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Đánh giá khách quan, toàn diện thực
tiễn 10 năm thi hành Luật; xác định những kết quả đạt được,
những tồn tại, hạn chế, bất cập và nguyên nhân trong việc thi hành Luật;
b) Tổng hợp đánh giá 10 năm thi hành
Luật từ các cơ quan Trung ương và địa phương, tham vấn ý
kiến các chuyên gia và cộng đồng, đề xuất các giải pháp triển khai thi hành Luật
trong thời gian tới; cung cấp những bằng chứng cơ sở khoa học và thực tiễn kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, các
Bộ, cơ quan ngang Bộ sửa đổi, bổ sung Luật và các văn bản quy phạm pháp luật về
phòng, chống bạo lực gia đình nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn,
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực
gia đình trên phạm vi toàn quốc;
c) Đánh giá sự phù hợp, thống nhất và
đồng bộ các nội dung quy định của Luật với Hiến pháp năm 2013, các Luật có liên
quan và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia; đề xuất giải pháp
đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống văn bản pháp luật và
chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Yêu cầu
a) Nội dung tổng kết phải thiết thực,
phản ánh đúng thực tế khách quan, có phân tích, đánh giá, kèm theo số liệu chứng
minh cụ thể; chú trọng phân tích nguyên nhân, vướng mắc và các quy định của Luật,
các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia
đình, đề xuất giải pháp cụ thể;
b) Việc tổng kết
phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan và toàn diện; bảo đảm tiến độ, hiệu
quả, tiết kiệm.
II. PHẠM VI VÀ
HÌNH THỨC TỔNG KẾT
1. Phạm vi
a) Đánh giá việc thi hành Luật và các
văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành tính từ khi có hiệu lực đến hết
ngày 30 tháng 6 năm 2018;
b) Đánh giá công tác triển khai thi
hành và những tác động của các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành đang được
thực hiện tại các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức
có liên quan.
2. Hình thức tổng kết
a) Căn cứ các quy định của Luật, các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
tổ chức thành viên; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát
nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tổ chức tổng kết
bằng hình thức Hội nghị hoặc báo cáo tổng kết 10 năm thi
hành Luật (theo mẫu);
b) Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết 10
năm thi hành Luật trên phạm vi toàn quốc;
c) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thi
hành Luật tại địa phương;
d) Căn cứ tình hình thực tế, các cơ
quan, tổ chức có thể tổ chức điều tra, khảo sát để cung cấp
cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn phục vụ cho công tác tổng kết Luật làm cơ sở để kiến nghị với cấp có thẩm
quyền hoàn thiện Luật.
III. NỘI DUNG VÀ
THỜI GIAN TỔNG KẾT
1. Nội dung
Đánh giá kết quả 10 năm thi hành Luật
tập trung vào các nội dung quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện Luật, kết quả đạt
được sau 10 năm bao gồm:
a) Tình hình xây dựng và ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án thực hiện
Luật được Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ, ngành và địa phương;
b) Kết quả tác động của công tác
phòng, chống bạo lực gia đình đối với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian qua;
c) Kết quả triển
khai tuyên truyền, quán triệt, hướng dẫn thực hiện Luật và các văn bản quy phạm
pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
d) Kết quả đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác phòng, chống bạo lực gia
đình; hợp tác quốc tế; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật
về phòng, chống bạo lực gia đình; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm;
biểu dương, khen thưởng tập thể, cá
nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống bạo lực gia đình;
đ) Những tồn tại, hạn chế, bất cập trong
các quy định của Luật và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực
gia đình; công tác tổ chức thực hiện quy định của Luật; xác định và phân tích
rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế, bất
cập;
e) Đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung những nội dung của Luật và các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật.
2. Thời gian thực hiện tổng kết
Từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 đến ngày
30 tháng 11 năm 2018, trong đó:
- Các cơ quan Trung ương có liên quan
và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tổng kết trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 07 năm 2018 đến hết 30
tháng 9 năm 2018;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ
chức Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật dự kiến trong tháng 11 năm 2018.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch
a) Chủ trì, phối hợp tổ chức các hoạt
động tổng kết 10 năm thi hành Luật trên phạm vi toàn quốc, cụ thể:
- Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương
và cơ quan liên quan tổ chức tổng kết thi hành Luật và xây dựng báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật;
- Xây dựng và ban hành Kế hoạch chi tiết
tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật;
- Tổ chức điều tra đánh giá 10 năm
thi hành Luật;
- Xây dựng phim tư liệu 10 năm triển
khai, thực hiện Luật-Những thành tựu và thách thức;
- Tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc
gia đánh giá kết quả 10 năm triển khai thi hành Luật và những giải pháp, kiến
nghị;
- Tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm
thi hành Luật;
- Tổ chức biểu dương, khen thưởng hoặc
trình cấp có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng tập thể,
cá nhân có thành tích xuất sắc.
- Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá 10 năm thi hành Luật trình Thủ tướng Chính phủ;
b) Giao Vụ Gia đình chủ trì phối hợp
với Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch, Tài chính, Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan
tham mưu Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện các nội dung nêu
trên.
2. Bộ Y tế
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quy định
tại Điều 23, điểm a, Khoản 2 Điều 26; Điều 27 và Điều 37 của
Luật; Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02
năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị Bộ Y tế tổng kết:
a) Đánh giá công tác xây dựng, ban
hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, hướng
dẫn nghiệp vụ nhằm triển khai Luật và các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Kết quả
phòng, chống bạo lực gia đình của ngành y tế (hoạt động hỗ trợ, chăm sóc nạn
nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, cơ sở chữa bệnh;
Hướng dẫn báo cáo thống kê các trường hợp bệnh nhân là nạn
nhân bạo lực gia đình; Thực thi chính sách bảo hiểm y tế đối với nạn nhân bạo lực
gia đình);
c) Đánh giá trách nhiệm theo quy định
của Luật, làm rõ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị.
3. Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quy định
tại Điều 28 và Khoản 3 Điều 35 và Điều 38 của Luật, Khoản 5 Điều 2 Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2014
của Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tổng
kết:
a) Đánh giá công tác xây dựng, ban
hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, hướng
dẫn nghiệp vụ nhằm triển khai Luật và các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Đánh giá kết quả công tác chỉ đạo
việc lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào các chương trình xoá
đói giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm;
c) Đánh giá kết quả hướng dẫn việc thực
hiện trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở bảo trợ xã hội;
d) Đánh giá trách nhiệm theo quy định
của Luật, làm rõ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị.
4. Bộ Giáo dục và
Đào tạo
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quy định
tại Điều 39 của Luật, Khoản 6 Điều 2 Quyết định
số 215/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị
Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tổng kết:
a) Đánh giá công tác xây dựng, ban
hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, hướng
dẫn nghiệp vụ nhằm triển khai Luật và các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến
thức về phòng, chống bạo lực gia đình trong đội ngũ công
chức, viên chức, người lao động của ngành giáo dục, đào tạo; nhà giáo và học
sinh, sinh viên đang theo học trong các cơ sở giáo dục quốc dân;
c) Đánh giá công tác chỉ đạo, lồng
ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào các chương
trình giáo dục, đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng ngành
học, cấp học;
d) Đánh giá kết quả lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình trong nhà trường và các
cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
đ) Đánh giá trách nhiệm theo quy định
của Luật, làm rõ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị.
5. Bộ Thông tin
và Truyền thông
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quy định
tại Điều 40 của Luật, Khoản 4 Điều 2 Quyết định
số 215/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị Bộ
Thông tin và Truyền thông tổ chức tổng kết:
a) Đánh giá công tác xây dựng, ban
hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, hướng
dẫn nghiệp vụ nhằm triển khai Luật và các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Đánh giá kết quả thực hiện Quyết định
số 215/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số
1572/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ;
c) Đánh giá kết quả chỉ đạo của Bộ đối
với các cơ quan thông tin đại chúng trong thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên
truyền chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
d) Đánh giá kết quả về công tác thông
tin, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông về phòng, chống bạo lực gia
đình (trong đó làm rõ kịp thời, chính xác và đảm bảo bí mật cá nhân của nạn
nhân bạo lực gia đình trong công tác thông tin, tuyên truyền);
đ) Đánh giá trách nhiệm theo quy định
của Luật, làm rõ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị.
6. Bộ Tài chính
Căn cứ chức năng,
nhiệm vụ và quy định tại Khoản 1 Điều 6; Khoản 3 Điều 35 Luật,
Khoản 8 Điều 2 Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm
2014 của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị Bộ Tài chính tổ chức tổng kết:
a) Đánh giá công tác xây dựng, ban
hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, hướng
dẫn nghiệp vụ nhằm triển khai Luật và các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Đánh giá kết quả triển khai Khoản 8 Điều 2 Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2014
của Thủ tướng Chính phủ và những văn bản do Bộ ban hành liên quan đến phòng, chống
bạo lực gia đình;
c) Đánh giá tình hình đầu tư kinh phí
cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình thuộc các cơ quan Trung ương và các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
d) Đánh giá trách nhiệm theo quy định
của Luật, làm rõ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị
7. Bộ Tư pháp
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quy định
tại Khoản 3 Điều 35 Luật, Khoản 7 Điều 2
Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ,
đề nghị Bộ Tư pháp tổ chức tổng kết:
a) Đánh giá công tác xây dựng, ban
hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, hướng
dẫn nghiệp vụ nhằm triển khai Luật và các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Kết quả triển
khai nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Quyết định số
215/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ;
c) Tình hình hòa giải mâu thuẫn,
tranh chấp trong gia đình;
d) Công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình theo hệ thống của
ngành tư pháp; tổng hợp đánh giá tình hình hỗ trợ pháp lý cho nạn nhân bạo lực
gia đình;
đ) Đánh giá những thuận lợi, khó
khăn, vướng mắc của ngành trong thi hành Luật, đề xuất, kiến
nghị.
8. Bộ Công an
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quy định
tại Điều 41 Luật và Khoản 3 Điều 2 Quyết định
số 215/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị Bộ
Công an tổ chức tổng kết:
a) Đánh giá công tác xây dựng, ban
hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, hướng
dẫn nghiệp vụ nhằm triển khai Luật và các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Đánh giá công tác hướng dẫn biện
pháp phòng ngừa, kịp thời phát hiện; thiết lập cơ chế can thiệp khẩn cấp nhằm;
ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia
đình đã được triển khai;
c) Đánh giá công tác tuyên truyền về
phòng, chống bạo lực gia đình trong lực lượng công an nhân dân;
d) Thống kê số lượng vụ việc về bạo lực
gia đình được cơ quan thụ lý, giải quyết (trong đó nêu rõ số vụ phải tiến hành
xử lý hình sự);
đ) Đánh giá những thuận lợi, khó
khăn, vướng mắc của ngành trong thi hành Luật, đề xuất, kiến nghị.
9. Tòa án nhân
dân tối cao
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quy định
tại Điều 41 của Luật, Khoản 15 Điều 2 Quyết
định số 215/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, đề
nghị Tòa án nhân dân tối cao tổ chức tổng kết:
a) Đánh giá vai trò của Tòa án nhân dân trong chủ trì, phối hợp với cơ
quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nạn nhân bạo lực gia đình;
b) Thống kê số vụ án hôn nhân và gia
đình có nguyên nhân do bạo lực gia
đình được thụ lý và được xét xử (nêu rõ những vụ án ly hôn do bạo lực gia đình;
những vụ án bạo lực gia đình kể từ khi Luật được ban hành đến nay);
c) Đánh giá kết quả áp dụng biện pháp
cấm tiếp xúc theo quyết định của Tòa án nhân dân;
d) Đánh giá những thuận lợi, khó
khăn, vướng mắc của ngành, lĩnh vực trong thi hành Luật, đề xuất, kiến nghị.
10. Viện kiểm
sát nhân dân tối cao
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quy định
tại Điều 41 của Luật, Khoản 14 Điều 2 Quyết
định số 215/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, đề
nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức tổng kết:
a) Đánh giá vai trò của Viện kiểm sát
nhân dân trong kiểm sát việc tuân theo pháp luật liên quan đến các vụ án bạo lực
gia đình (bao gồm cả án dân sự và án hình sự);
b) Thống kê những vụ án bạo lực gia
đình do ngành kiểm sát đã tham gia kiểm sát từ năm 2008 đến
nay;
c) Đánh giá những thuận lợi, khó khăn,
vướng mắc của ngành, lĩnh vực trong thi hành Luật, đề xuất, kiến nghị.
11. Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quy định
tại Điều 33 của Luật, Khoản 16 Điều 2 Quyết
định số 215/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, đề
nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tổ
chức tổng kết:
a) Đánh giá kết quả công tác tuyên
truyền, giáo dục, khuyến khích, động viên hội viên và nhân dân chấp hành pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia
đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các
tệ nạn xã hội khác;
b) Đánh giá về những kiến nghị với cơ
quan nhà nước có liên quan để thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia
đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác; tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân bạo lực gia
đình và đánh giá kết quả cơ quan nhà nước thực hiện những
kiến nghị đó;
c) Đánh giá về vai trò của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc tham
gia giám sát việc thực hiện pháp luật;
d) Đánh giá những
thuận lợi, khó khăn, vướng mắc của ngành, lĩnh vực trong thi hành Luật, đề xuất,
kiến nghị.
12. Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quy định
tại Điều 34 của Luật, Khoản 17 Điều 2 Quyết
định số 215/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, đề
nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức tổng kết:
a) Đánh giá kết quả công tác tuyên
truyền, giáo dục, khuyến khích, động viên hội viên và nhân dân chấp hành pháp
luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia
đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma
túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác;
b) Đánh giá về những kiến nghị của Hội
liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia
đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các
tệ nạn xã hội khác; tham gia phòng, chống bạo lực gia
đình, chăm sóc, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình và đánh giá kết quả
cơ quan nhà nước thực hiện những kiến nghị đó;
c) Đánh giá vai trò của Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam trong việc tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng,
chống bạo lực gia đình;
d) Đánh giá kết quả tổ chức cơ sở tư
vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn
nhân bạo lực gia đình;
đ) Đánh giá kết quả tổ chức các hoạt
động dạy nghề, tín dụng, tiết kiệm để hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
e) Đánh giá kết quả phối hợp với cơ
quan, tổ chức có liên quan để bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo
lực gia đình;
g) Đánh giá những thuận lợi, khó
khăn, vướng mắc của ngành, lĩnh vực trong thi hành Luật, đề xuất, kiến nghị.
13. Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, đề nghị
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức tổng kết:
a) Đánh giá tổng quan tình hình
nghiên cứu về bạo lực gia đình từ năm 2008 đến nay trên cơ sở đánh giá toàn diện về nguyên nhân, hậu quả và những tác động của bạo
lực gia đình đến đời sống kinh tế-văn hóa-xã hội;
b) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch thực hiện điều tra về gia đình Việt Nam và Đánh giá 10 năm thi hành
Luật (cử một đơn vị đầu mối nghiên cứu
chuyên sâu về gia đình thực hiện điều tra);
c) Đánh giá những thuận lợi, khó khăn
trong nghiên cứu về bạo lực gia đình và đánh giá hiệu quả của chính sách pháp
luật về phòng, chống bạo lực gia đình, đề xuất, kiến nghị.
14. Các Bộ, cơ
quan ngang Bộ
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quy định
tại Khoản 3 Điều 35 của Luật, Khoản 11 Điều
2 Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ,
đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi, nhiệm vụ của
mình tổ chức tổng kết:
a) Đánh giá công tác xây dựng, ban
hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ nhằm triển khai Luật và các văn bản
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống bạo lực
gia đình;
b) Đánh giá công tác tuyên truyền, phổ
biến pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình cho đội ngũ công chức, viên chức,
người lao động trong ngành, lĩnh vực quản lý;
c) Đánh giá những thuận lợi, khó
khăn, vướng mắc của ngành, lĩnh vực trong thi hành Luật, đề xuất, kiến nghị.
15. Các cơ quan
truyền thông đại chúng
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quy định
tại Khoản 2 Điều 40 Luật, Khoản 10 Điều 2
Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ,
đề nghị các cơ quan truyền thông đại chúng tổ chức tổng kết:
a) Đánh giá kết quả xây dựng chuyên
trang, chuyên mục về phòng, chống bạo lực gia đình; công tác tuyên truyền, phổ
biến pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; biểu dương tập thể, cá nhân có
sáng kiến, đóng góp tích cực cho công tác phòng, chống bạo
lực gia đình;
b) Đánh giá những thuận lợi, khó khăn
trong nghiên cứu đánh giá chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình,
đề xuất, kiến nghị.
16. Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quy định
tại Điều 35 của Luật, Khoản 12 Điều 2 Quyết
định số 215/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, đề
nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tổng kết:
a) Đánh giá công tác xây dựng, ban
hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, hướng
dẫn nghiệp vụ nhằm triển khai Luật và các văn bản của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Đánh giá kết quả công tác thông
tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống bạo
lực gia đình tại địa phương;
c) Đánh giá hiệu quả các biện pháp
can thiệp, bảo vệ, hỗ trợ trong phòng, chống bạo lực gia đình đã được áp dụng
và kết quả đạt được;
d) Đánh giá kết quả thực thi chính
sách đối với người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình;
đ) Đánh giá tình hình bố trí kinh phí
hằng năm và nguồn nhân lực của tỉnh thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia
đình (cần so sánh kinh phí và nguồn nhân lực lĩnh vực gia đình với các lĩnh vực:
văn hóa, thể thao, du lịch tại địa phương từ năm 2008 đến nay);
e) Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ
kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
g) Đánh giá tác động của công tác
phòng, chống bạo lực gia đình đến tình hình kinh tế - xã hội của địa phương
trong thời gian qua;
h) Đánh giá khách quan thực trạng tình hình bạo lực gia đình tại địa phương, nguyên nhân, hậu quả;
i) Làm rõ những
hạn chế, bất cập trong các quy định của Luật và các văn bản
quy phạm pháp luật, đề xuất, kiến nghị.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
1. Kinh phí tổng kết 10 năm thi hành
Luật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì được trích từ nguồn sự nghiệp
gia đình của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp qua Văn phòng Bộ năm 2018.
2. Kinh phí tổng kết 10 năm thi hành
Luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương
của các tổ chức chính trị - xã hội và địa phương thực hiện theo quy định hiện
hành./.