BỘ XÂY DỰNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 521/QĐ-BXD
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 08/CT-TTG NGÀY 04/02/2020 CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ ĐẨY MẠNH PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRONG CÁC CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC BỘ XÂY DỰNG
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP
ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày
04/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phòng, chống bạo lực gia đình;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức
cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch thực
hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 04/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh
phòng, chống bạo lực gia đình” trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Bộ
Xây dựng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng Phạm Hồng Hà (để b/c);
- Lưu: VT, Vụ TCCB.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Sinh
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 08/CT-TTG NGÀY 04/02/2020 CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ VỀ ĐẨY MẠNH PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRONG CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
TRỰC THUỘC BỘ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 521/QĐ-BXD ngày 24/4/2020 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng)
Thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày
04/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phòng, chống bạo lực gia
đình (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 08/CT-TTg), Bộ Xây dựng ban hành kế hoạch
thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình với nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nhằm triển khai kịp thời, đầy đủ nội
dung Chỉ thị số 08/CT-TTg để tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống
bạo lực gia đình trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm
nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị về việc thực hiện
công tác phòng, chống bạo lực gia đình trong thời gian tới.
2. Yêu cầu
- Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên,
hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị. Các
biện pháp tuyên truyền, tổ chức thực hiện phòng, chống bạo lực gia đình phải
thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của từng cơ quan, đơn vị,
- Xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy,
lãnh đạo và tổ chức đoàn thể các cấp trong thực thi chính sách, pháp luật về
phòng, chống bạo lực gia đình.
- Thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm
tra và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để đảm bảo hiệu quả của việc
triển khai Chỉ thị trong các cơ quan, đơn vị.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU
1. Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt
sâu sắc nội dung Chỉ thị số 08/CT-TTg; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và
các chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; giáo dục đạo đức, lối
sống trong gia đình, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình; phê phán, lên án
các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng gia
đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc tới toàn thể cán bộ, công chức và người lao động
trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ.
- Thời gian thực hiện: Trong Quý II năm 2020.
2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo cấp
ủy, chính quyền; phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể cùng cấp trong triển
khai thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Lồng
ghép công tác phòng, chống bạo lực gia đình trong xây dựng và tổ chức thực hiện
các chiến lược, chương trình, kế hoạch công tác của Bộ và của cơ quan, đơn vị.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên
hàng năm.
3. Tổ chức triển khai có hiệu quả
“Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình”1, “Ngày gia đình Việt Nam” (28/6), “Ngày Quốc tế Hạnh phúc”
(20/3), “Ngày thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em” (25/11) gắn với
các phong trào thi đua yêu nước của Ngành và của cơ quan, đơn vị.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên
hàng năm.
4. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa,
phát hiện, phát hiện và xử lý kịp thời, giáo dục để phòng ngừa nguy cơ xây ra bạo
lực gia đình và hỗ trợ kịp thời cho nạn nhân bạo lực gia đình.
Xây dựng, nhân rộng, duy trì và phát
huy hiệu quả các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng các địa chỉ
tin cậy ở cơ sở nhằm kịp thời phát hiện các vụ bạo lực gia đình và hỗ trợ hiệu
quả nạn nhân bạo lực gia đình trong cơ quan, đơn vị.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên
hàng năm.
5. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Củng cố, kiện toàn tổ chức
bộ máy; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ làm
công tác bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình, nhất là ở cấp cơ sở.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên
hàng năm.
6. Tổ chức kiểm tra, giám sát thực
thi pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; biểu dương, khen thưởng những tập
thể, cá nhân điển hình, có đóng góp tích cực cho công tác phòng, chống bạo lực
gia đình; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về
phòng, chống bạo lực gia đình.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên
hàng năm.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Trung tâm Thông tin, Báo Xây dựng,
Tạp chí Xây dựng
Tăng cường thời lượng, tần suất truyền
thông về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và tình hình thực thi chính sách,
pháp luật về công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên các phương tiện thông
tin của Ngành (Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Báo Xây dựng điện tử, Tạp
chí Xây dựng...). Đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng những gương người tốt, việc
tốt; gương điển hình tiên tiến có đóng góp tích cực cho công tác phòng, chống bạo
lực gia đình; tuyên truyền lồng ghép với các nội dung về bình đẳng giới và các
nhiệm vụ chính trị phù hợp khác.
2. Vụ Tổ chức cán bộ
Chủ trì hướng dẫn các cơ quan, đơn vị
triển khai thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg và công tác phòng, chống bạo lực gia
đình; xây dựng, nhân rộng, duy trì và phát huy hiệu quả các mô hình phòng, chống
bạo lực gia đình trong các cơ quan, đơn vị.
Tổ chức triển khai có hiệu quả các
chương trình, đề án về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình và
công tác bình đẳng giới. Phối hợp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ
năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về công tác
bình đẳng giới, công tác gia đình.
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát
việc triển khai thực hiện trong các cơ quan, đơn vị và tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo
Bộ về kết quả thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg theo quy định.
3. Vụ Pháp chế
Nghiên cứu rà soát, đề xuất sửa đổi,
bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác
gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; tham mưu, đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả các cơ chế, chính sách đối với người lao động và trong hoạt động
phòng, chống bạo lực gia đình tại các cơ quan, đơn vị.
Tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng lồng
ghép công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật; nâng cao giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình cho cán
bộ, công chức, viên chức và người lao động.
4. Vụ Kế hoạch - Tài chính
Nghiên cứu, bố trí kinh phí thường
xuyên thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch trong dự toán ngân sách nhà nước hàng
năm theo quy định hoặc các nguồn hợp pháp khác, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản
lý nhà nước về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Công đoàn Xây dựng Việt Nam,
Công đoàn cơ quan Bộ Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên
quan hướng dẫn tổ chức công đoàn cơ sở trong việc tuyên truyền, vận động đoàn
viên công đoàn thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia
đình; xây dựng mô hình tổ chức công đoàn không có đoàn viên là người gây bạo lực
gia đình; nghiên cứu, thí điểm đưa tiêu chí “đoàn viên công đoàn không gây bạo
lực gia đình” vào tiêu chuẩn để bình xét danh hiệu thi đua, khen thưởng công
đoàn cơ sở vững mạnh.
Tăng cường hoạt động của ban nữ công
công đoàn công đoàn các cấp về công tác gia đình và bình đẳng giới; xây dựng
các địa chỉ tin cậy ở cơ sở nhằm kịp thời phát hiện các vụ bạo lực gia đình và
hỗ trợ hiệu quả nạn nhân bạo lực gia đình trong cơ quan, đơn vị.
Chủ động đề xuất các chính sách đối với
người lao động, góp phần cải thiện, nâng cao điều kiện sống và làm việc, nâng
cao sức khỏe và phát huy trí tuệ, năng lực của người lao động trên các lĩnh vực
của đời sống xã hội, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Phối hợp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng
kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cán bộ công đoàn, cán bộ nữ
công các cấp; kết hợp kiểm tra, giám sát việc thực thi Luật Phòng, chống bạo lực
gia đình và kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động tại
các cơ quan, đơn vị.
6. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên
quan xây dựng và nhân rộng mô hình gia đình thanh niên tiến bộ, hạnh phúc, không
có bạo lực gia đình.
Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể
thao, trao đổi, tọa đàm, tham quan, học tập kinh nghiệm, tìm hiểu pháp luật về
phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc trong các hệ thống tổ
chức Đoàn thuộc thẩm quyền quản lý.
7. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc
Bộ
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực
hiện; định kỳ hàng năm sơ kết, tổng kết và gửi báo cáo về Bộ Xây dựng (qua Vụ Tổ
chức cán bộ) trước ngày 30 tháng 11 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo
Bộ và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
- Phân công cán bộ theo dõi công tác
công tác gia đình, phối hợp chặt chẽ với tổ chức Công đoàn cùng cấp xây dựng đội
ngũ cộng tác viên về dân số, gia đình và trẻ em ở cơ sở.
- Bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch
trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm hoặc các nguồn hợp pháp khác theo quy
định./.
1
Quyết định số 363/2001/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng
Chính phủ lấy tháng 6 hằng năm là "Tháng hành động quốc gia về phòng, chống
bạo lực gia đình".