Quyết định 123/2007/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2006 - 2010

Số hiệu 123/2007/QĐ-UBND
Ngày ban hành 16/01/2007
Ngày có hiệu lực 26/01/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Trịnh Thị Cúc
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 123/2007/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 16 tháng 01 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TỈNH THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2006-2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 26/7/2003 và Nghị định số: 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;

Căn cứ Quyết định số: 43/2006/QĐ-TTg ngày 20/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2010;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế Thái Nguyên tại Tờ trình số: 545 /TTr-SYT ngày 08/8/2006 về việc đề nghị phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2006 - 2010 với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung: Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) phục vụ tiêu dùng, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:

- 90% người sản xuất, 80% người kinh doanh thực phẩm, 100% người quản lý, lãnh đạo và 80% người tiêu dùng hiểu biết đúng và thực hành đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- 100% cán bộ làm công tác quản lý và kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm tuyến tỉnh được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ. 90% cán bộ làm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tuyến cơ sở (huyện, thành phố, thị xã và xã, phường, thị trấn) được tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thực hành kiểm tra nhanh phát hiện ô nhiễm thực phẩm.

- 80% tiêu chuẩn về các loại thực phẩm được sản xuất trên địa bàn tỉnh phù hợp với tiêu chuẩn Quốc gia và tiêu chuẩn Quốc tế.

- 100% các cơ sở sản xuất thực phẩm nguy cơ cao áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo hệ thống phân tích mối nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP).

- Mức tồn dư hóa chất và kháng sinh được phép sử dụng vượt quá giới hạn cho phép còn 1-3% tổng số mẫu thực phẩm được kiểm tra. Dự kiến số mẫu kiểm tra là 200 mẫu/1 năm.

2. Nội dung hoạt động:

a) Tuyên truyền Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm, Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh. Phổ biến và thực hiện các quy định của các văn bản pháp quy về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Tổ chức Chiến dịch truyền thông "Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm".

b) Củng cố hệ thống quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm ở các cấp, đặc biệt là ở tuyến huyện và xã. Các nội dung củng cố bao gồm: tổ chức quản lý, kiểm nghiệm, thanh tra chuyên ngành. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) cho các cơ sở sản xuất thực phẩm nguy cơ cao. Từng bước xã hội hoá công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng mô hình điểm về vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố.

c) Đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý và kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm các tuyến tỉnh, huyện và xã. Đào tạo và kiện toàn hệ thống giám sát tình hình ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm các tuyến từ tỉnh đến huyện và xã.

d) Xây dựng và phát triển hệ thống kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm tại tuyến tỉnh (Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh) đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025. Chuyển giao kỹ thuật kiểm nghiệm cho tuyến huyện và xã.

đ) Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành trong công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh an toàn động vật sống, sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và các chợ đầu mối.

3. Một số giải pháp chính:

a) Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về VSATTP:

- Đẩy mạnh công tác thông tin giáo dục, truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm sâu rộng trong cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người sản xuất và tiêu dùng. Phát huy tối đa các phương tiện thông tin đại chúng vào công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Xã hội hóa công tác giáo dục truyền thông và phát triển đội ngũ cộng tác viên tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm tại tuyến cơ sở (huyện, xã) và tại các cơ sở sản xuất chế biến các loại thực phẩm nguy cơ cao.

- Xây dựng hệ thống kênh thông tin giáo dục truyền thông đa dạng, phong phú và hoạt động thường xuyên để nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm trong cộng đồng. Tổ chức các lớp tuyên truyền trực tiếp đến lãnh đạo các đơn vị, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng.

[...]
18
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ