Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 123/2003/QĐ-BTC sửa đổi Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước kèm theo Quyết định 85/2002/QĐ-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 123/2003/QĐ-BTC
Ngày ban hành 01/08/2003
Ngày có hiệu lực 02/09/2003
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Lê Thị Băng Tâm
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 123/2003/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 123/2003/QĐ-BTC NGÀY 01 THÁNG 08 NĂM 2003 SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ HỖ TRỢ LAO ĐỘNG DÔI DƯ DO SẮP XẾP LẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 85/2002/QĐ-BTC NGÀY 1/7/2002 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ về Chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Tài chính, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Sửa đổi một số điều của Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 85/2002/QĐ-BTC ngày 1/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (gọi tắt là Quy chế) như sau:

1. Điều 3, Quy chế sửa lại như sau:

"Điều 3: Nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư hình thành từ:

- Ngân sách Nhà nước;

- Viện trợ của các tổ chức, cá nhân;

- Các nguồn khác (nếu có).

Nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư chỉ được sử dụng cho mục đích chi trả trợ cấp cho người lao động dôi dư; các cơ quan có liên quan không được sử dụng nguồn vốn này cho bất kỳ mục đích nào khác.

2. Điều 6, Quy chế sửa lại như sau:

"Điều 6: Đối với những doanh nghiệp sau khi đã sử dụng hết số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp (được trích lập đầy đủ theo đúng quy định của Nhà nước) mà không đủ nguồn để trả trợ cấp cho người lao động mất việc thuộc phần trách nhiệm của doanh nghiệp theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 3, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP thì được Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư hỗ trợ phần còn thiếu.

Trường hợp cơ cấu lại đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nhà nước thì doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của toàn doanh nghiệp để trợ cấp cho người lao động dôi dư phần trách nhiệm của doanh nghiệp.

Trường hợp sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp nhà nước thì các doanh nghiệp có trách nhiệm sử dụng toàn bộ số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp mình để trợ cấp cho người lao động dôi dư thuộc phần trách nhiệm của các doanh nghiệp tham gia sáp nhập, hợp nhất.

Đối với những doanh nghiệp nhà nước bị giải thể, phá sản, Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cấp toàn bộ kinh phí để giải quyết chế độ thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp cho người lao động dôi dư theo quy định tại Nghị định 41/2002/NĐ-CP."

3. Điều 8, Quy chế sửa lại như sau:

"Điều 8: Sau khi hoàn thành các thủ tục quy định tại tiết c2, điểm 1, phần IV Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12/6/2002 của Bộ Lao động thương binh và xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH), doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ để Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư xem xét cấp kinh phí cho doanh nghiệp bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp phát kinh phí (Mẫu số 01, Quy chế này);

- Báo cáo tài chính quý gần nhất trước thời điểm lập Phương án lao động và hai năm liên tiếp trước đó (Báo cáo tài chính phải được lập đầy đủ theo quy định hiện hành) và báo cáo Quỹ lương đóng bảo hiểm xã hội hàng năm từ năm 2003 trở đi;

- Quyết định phê duyệt phương án cơ cấu lại doanh nghiệp hoặc thông báo giải thể của cấp có thẩm quyền hoặc quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp nhà nước của toà án nhân dân (bản chính hoặc bản sao có công chứng);

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần lần đầu (bản sao có công chứng);

- Biên bản xác định giá trị DN tại thời điểm chuyển đổi sở hữu (nếu có)

- Phương án sắp xếp lao động đã được Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội đồng quản trị tổng công ty 91 (gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền) phê duyệt hoặc xác nhận đối với công ty cổ phần bao gồm các mẫu số 1, 2, 3, 4, 5. Riêng đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện giải thể, phá sản phương án lao động là mẫu số 1 và 3. Các mẫu 1,2,3,4,5 này được ban hành kèm theo Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH và đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 11/2003/BLĐTBXH ngày 22/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH (sau đây gọi tắt là Thông tư số 11/2003/TT-BLĐTBXH).

- Danh sách lao động dôi dư và dự toán kinh phí chi trả chế độ đối với người lao động dôi dư theo các nhóm chính sách quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP được thể hiện tại các mẫu số 7, 8, 9, 10 ban hành kèm theo Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH và đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 11/2003/TT-BLĐTBXH.

Các mẫu 7, 8, 9, 10 nêu trên phải được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định.

Riêng mẫu số 08 về danh sách người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa là 1 năm và dự toán kinh phí đóng bảo hiểm xã hội còn phải được Cơ quan bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp tham gia đóng bảo hiểm xã hội xác nhận và ghi số tài khoản, nơi mở tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội để làm căn cứ cấp phát kinh phí từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.

[...]