Quyết định 12/QĐ-BGTVT năm 2015 phê duyệt Đề án Đổi mới cơ chế hoạt động và thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo của Học viện Hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 12/QĐ-BGTVT
Ngày ban hành 06/01/2015
Ngày có hiệu lực 06/01/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Đinh La Thăng
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải,Giáo dục

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG VÀ THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CỦA HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017;

Căn cứ Nghị quyết số 31-NQ/BCSĐ ngày 20/10/2014 của Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải về đổi mới cơ chế hoạt động và thực hiện xã hội hóa các trường, học viện thuộc Bộ Giao thông vận tải;

Xét đề nghị của Giám đốc Học viện Hàng không Việt Nam tại Công văn số 1056/HVHK-HCTH ngày 23/12/2014 về việc phê duyệt Đề án Đổi mới cơ chế hoạt động và đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo của Học viện Hàng không Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Đổi mới cơ chế hoạt động và thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo của Học viện Hàng không Việt Nam với những nội dung cơ bản như sau:

I. QUAN ĐIỂM

- Thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động và thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo của Học viện Hàng không Việt Nam (sau đây gọi tắt là Học viện) phải phù hợp quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước theo Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 09/8/2012 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Thông báo Kết luận số 37-TB/TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”; Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017. Trong đó, phải coi đổi mới phương thức quản trị nhà trường, phát huy tối đa tính tự chủ tự chịu trách nhiệm là yếu tố quyết định, là khâu đột phá để thực hiện thành công chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng đào tạo.

- Đổi mới cơ chế hoạt động và đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo của Học viện nhằm tăng tính chủ động, tăng hiệu quả khai thác các nguồn lực hiện có; huy động các nguồn lực xã hội tham gia có hiệu quả vào quá trình đào tạo.

- Đổi mới cơ chế quản lý, tăng quyền tự chủ, tăng trách nhiệm để nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo hiệu quả hoạt động; gắn công tác đào tạo của Học viện với nhu cầu, mục tiêu phát triển của Ngành, của đất nước trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

- Thực hiện tự chủ trong hoạt động là tiền đề để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục của Học viện.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đổi mới cơ chế hoạt động, đẩy mạnh xã hội hóa nhằm phát triển Học viện trở thành cơ sở cung ứng dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ có uy tín trong nước và khu vực, hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Phấn đấu đến năm 2020, Học viện Hàng không Việt Nam trở thành một trong những thương hiệu đào tạo uy tín của Việt Nam và khu vực; cung ứng dịch vụ đào tạo chất lượng cao đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cho ngành hàng không và cho xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2015 - 2017: xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy định, quy trình, hướng đến được giao quyền tự chủ toàn diện. Phấn đấu đảm bảo 80% chi phí hoạt động thường xuyên từ nguồn thu hoạt động dịch vụ giáo dục, đào tạo; nguồn thu phí, lệ phí và nguồn thu khác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

b) Giai đoạn 2018 - 2020: thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên các mặt: Tuyển sinh, đào tạo và nghiên cứu khoa học; tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy định, quy trình về tổ chức, nhân sự, tài chính và quản lý, khai thác tài sản. Phấn đấu tự đảm bảo 100% kinh phí chi thường xuyên hàng năm.

c) Từ sau năm 2020 trở đi, thực hiện tự chủ hoàn toàn trên tất cả các lĩnh vực; tự đảm bảo kinh phí hoạt động, chi đầu tư phát triển, bộ máy tổ chức vận hành linh hoạt hướng đến hoạt động theo mô hình doanh nghiệp; khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tổ chức đào tạo theo chương trình đặc thù, sản phẩm đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nâng cao nhận thức về đổi mới cơ chế hoạt động và thực hiện xã hội hóa

a) Tăng cường tuyên truyền, giáo dục và vận động nhằm quán triệt sâu rộng về đổi mới cơ chế hoạt động và thực hiện xã hội hóa đối với đội ngũ lãnh đạo, công chức, viên chức, giảng viên, giáo viên của Học viện, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Học viện. Xác định mục tiêu đổi mới cũng chính là để xây dựng thương hiệu của Học viện và gắn liền với uy tín lãnh đạo của người đứng đầu Học viện.

b) Thông qua các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, tổ chức tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, thống nhất tư tưởng, tạo sự đồng thuận, gắn kết, ủng hộ của mọi cá nhân, tập thể đối với chủ trương và định hướng đổi mới cơ chế hoạt động của Học viện.

2. Về công tác đào tạo

a) Đổi mới phương thức tuyển sinh

[...]