QUY CHẾ
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ QUẢN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ XÃ, THỊ
TRẤN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2007/QĐ-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2007 của
Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về
xây dựng và trật tự đô thị, bảo đảm cho tổ chức và cá nhân thực hiện quyền và
nghĩa vụ đúng theo quy định của pháp luật.
2. Quy chế này quy định về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn trong việc thực hiện nhiệm
vụ trên các lĩnh vực quản lý xây dựng, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường và
thi hành các quyết định cưỡng chế tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm đã bị xử
phạt hành chính nhưng không tự giác chấp hành quyết định.
Chương II
TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ QUYỀN
HẠN CỦA TỔ QUẢN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ XÃ, THỊ TRẤN
1. Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn do Ủy
ban nhân dân xã, thị trấn chỉ đạo và quản lý trực tiếp. Tổ có Tổ trưởng, một Tổ
phó và một số thành viên. Tổ trưởng do Phó Chủ tịch (hoặc Ủy viên chuyên trách)
phụ trách quản lý đô thị kiêm nhiệm. Tổ phó do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị
trấn quyết định phân công và có sự thống nhất với Trưởng Phòng Nội vụ, Đội trưởng
Đội Quản lý trật tự đô thị huyện.
2. Số lượng thành viên Tổ do Chủ tịch Ủy ban
nhân dân xã, thị trấn đề xuất Ủy ban nhân dân huyện quyết định trên cơ sở đảm bảo
trật tự đô thị, trật tự xây dựng trên địa bàn;
Trong các đợt công tác cao điểm, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân xã, thị trấn có thể huy động thêm lực lượng theo quyết định của Ủy ban
nhân dân huyện.
Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn có nhiệm
vụ:
1. Giúp Ủy ban nhân dân xã, thị trấn kiểm tra, kịp
thời phát hiện, lập biên bản, yêu cầu tổ chức và cá nhân chấm dứt ngay các hành
vi vi phạm trên lĩnh vực liên quan, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn
quyết định xử phạt vi phạm hành chính, theo dõi việc thực hiện các quyết định xử
phạt. Trong trường hợp tổ chức và cá nhân không tự giác chấp hành, Tổ trưởng phải
đề xuất tổ chức cưỡng chế thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật.
2. Phối hợp
các cơ quan, tổ chức liên quan giải quyết đối với người lang thang xin ăn, sinh
sống nơi công cộng trên địa bàn xã, thị trấn theo Quyết định số 104/2003/QĐ-UB
ngày 27 tháng 6 năm 2003 của Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Giúp Ủy ban nhân dân xã, thị trấn lập hồ sơ
ban đầu về vi phạm hành chính trên lĩnh vực trật tự đô thị và chuyển hồ sơ về Đội
Quản lý trật tự đô thị huyện đối với các hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền xử
phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn.
4. Thực hiện các quyết định của Ủy ban nhân dân
các cấp về:
Phối hợp tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử
phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực liên quan theo đúng qui định.
Trong việc áp dụng các hình thức phạt bổ sung của
quyết định xử lý vi phạm hành chính: tạm giữ phương tiện, công cụ, vật tư được
dùng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính của tổ chức hoặc công dân; buộc
tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần công trình xây dựng vi phạm, công trình xây dựng
không giấy phép.
5. Tổ Quản lý trật tự đô thị hoạt động độc lập
nhưng có sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quy chế này.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng:
a) Chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Tổ, đảm
bảo hoạt động của Tổ theo đúng quy định của pháp luật và Quy chế về tổ chức và
hoạt động; kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn những vấn đề
phức tạp, phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
b) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị
trấn ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, phối hợp với các cơ
quan, đoàn thể xã, thị trấn, Trưởng khu phố (ấp), Tổ trưởng Tổ dân phố, vận động
người vi phạm tự giác thực hiện, trong trường hợp người vi phạm không chấp hành
phải đề xuất thủ tục tiếp theo để cưỡng chế thi hành quyết định.
c) Hàng tháng (hoặc đột xuất) dự họp giao ban với
Đội Quản lý trật tự đô thị huyện báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ và tiếp
nhận kế hoạch, phương hướng công tác tháng tới làm cơ sở xây dựng kế hoạch công
tác của Tổ.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ phó:
Tổ phó có nhiệm vụ giúp Tổ trưởng thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn quy định tại Quy chế này và thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công
của Tổ trưởng.
3. Nhiệm vụ của các thành viên:
Chấp hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ;
Kiểm tra, kịp thời phát hiện, lập biên bản, xử
lý theo quy định và tham gia triển khai thực hiện quyết định xử phạt hành
chính.
4. Thành viên Tổ được cử đi tham dự các lớp đào
tào, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ và trang bị kiến thức pháp luật do thành phố, Ủy
ban nhân dân huyện tổ chức.
Chương III
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ MỐI
QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA TỔ QUẢN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ XÃ, THỊ TRẤN
1. Chế độ làm việc:
a) Thời gian làm việc của Tổ thực hiện theo quy
định của Nhà nước và quy định của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn;
b) Thành viên của Tổ được phân công nhiệm vụ cụ
thể, đồng thời phải mặc trang phục, đội mũ và đeo thẻ khi thi hành nhiệm vụ;
c) Từng thành viên phải có thái độ, phong cách
làm việc lịch sự, tận tụy, khiêm tốn, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của lãnh đạo
Tổ, của đồng nghiệp, của tổ chức và nhân dân đến liên hệ công tác.
2. Chế độ hội họp:
Tổ trưởng Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn
hàng tuần tổ chức họp Tổ để kiểm điểm tình hình thực hiện công tác tuần qua, đề
ra và phân công công tác tuần tới cho các thành viên, đồng thời phổ biến các chủ
trương, chính sách của Nhà nước có liên quan, các biện pháp thực hiện theo sự
chỉ đạo của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và Đội Quản lý trật tự đô thị huyện
cho phù hợp với tình hình mới phát sinh tại địa phương;
Tổ có thể tổ chức họp đột xuất để triển khai các
công việc cần thiết và cấp bách theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn.
3. Chế độ báo cáo:
Hàng tuần, tháng, quý, 6 tháng và cuối năm, Tổ
báo cáo công tác và thống kê tình hình tổ chức thực hiện các quyết định hành
chính cho Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và Đội Quản lý trật tự đô thị huyện;
Điều 6. Mối quan hệ công tác
Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn có các mối
quan hệ công tác như sau:
1. Đối với Đội Quản lý trật tự đô thị huyện:
Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn giúp Chủ
tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện mối quan hệ phối hợp với Đội Quản
lý trật tự đô thị huyện trong việc cưỡng chế thi hành quyết định buộc tháo dỡ
công trình xây dựng vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của Ủy ban nhân dân huyện
trên địa bàn xã, thị trấn;
Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn được sự
hướng dẫn nghiệp vụ và tập huấn của Đội Quản lý trật tự đô thị huyện.
2. Đối với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn:
Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn chịu sự
lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn. Tổ
trưởng trực tiếp nhận sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và
phải thường xuyên báo cáo với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn về kết quả thực hiện
những mặt công tác đã được phân công.
3. Đối với Công an xã, thị trấn:
Tổ phối hợp với Công an xã, thị trấn thực hiện
nhiệm vụ lập lại trật tự đô thị gắn với an toàn giao thông trên địa bàn xã, thị
trấn theo quy định và theo chương trình, kế hoạch công tác khác của Ủy ban nhân
dân xã, thị trấn.
4. Đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể,
ngành khác thuộc xã, thị trấn:
Tổ có mối quan hệ phối hợp và hỗ trợ công tác
trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được quy định;
Khi các tổ chức nói trên có yêu cầu, kiến nghị
những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Tổ, Tổ trưởng có trách nhiệm trình
bày, giải quyết hoặc trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn giải quyết.
5. Đối với công chức phụ trách địa chính - xây dựng
xã, thị trấn:
Công chức chuyên môn có trách nhiệm hướng dẫn,
cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu quy định về xây dựng, quy hoạch, lộ giới,
chỉ giới các loại hành lang an toàn trên địa bàn nhằm tạo điều kiện giúp Tổ
hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Chương IV
KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Điều 7. Kinh phí hoạt động (chế độ trang bị phương tiện, trang phục,
phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, khen thưởng…) của Tổ Quản lý trật tự
đô thị xã, thị trấn thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố và hướng
dẫn của Sở Tài chính.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân xã, thị trấn, cán bộ, công chức có liên quan ở xã, thị trấn có trách nhiệm
thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện, giao Tổ trưởng, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân xã, thị trấn báo cáo sơ kết việc thực hiện Quy chế, rút kinh
nghiệm những mặt làm được, chưa làm được, đề xuất những vấn đề mới phát sinh
theo yêu cầu nhiệm vụ; giao Phòng Nội vụ theo dõi, tham mưu Ủy ban nhân dân huyện
bổ sung hoặc sửa đổi Quy chế cho phù hợp./.