Quyết định 1187/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 1187/QĐ-UBND
Ngày ban hành 03/04/2018
Ngày có hiệu lực 03/04/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Nguyễn Xuân Đường
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1187/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 03 tháng 04 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TỔNG THỂ DƯỢC LIỆU TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu;

Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 480/TTr-SYT ngày 13/3/2018, Báo cáo thẩm định số 479/BC-SYT ngày 13/3/2018 về việc thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, như sau:

1. Quan điểm quy hoạch

- Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 dựa trên chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, của vùng và quy hoạch của các ngành, lĩnh vực trong tỉnh.

- Quy hoạch phát triển dược liệu dựa trên các lợi thế về nguồn lực tại chỗ, về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và thị trường, phát triển cây dược liệu hàng hóa theo hướng ổn định, lâu dài, quy mô diện tích lớn, tập trung, chun canh, áp dụng các công nghệ khoa học kthuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm dược liệu từ khâu trồng trọt, thu hái và chế biến sản phẩm, từ đó tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

2. Mục tiêu quy hoạch

2.1. Mục tiêu tổng quát

- Quy hoạch khu bảo tồn cây dược liệu quý hiếm đặc hữu của tỉnh Nghệ An, quy hoạch khai thác cây thuốc tự nhiên và vùng trồng cây thuốc đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Quy hoạch, phát triển dược liệu thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn để từng bước và chủ động đảm bảo cung ứng đủ số lượng, chủng loại dược liệu công nghiệp sản xuất, bào chế thuốc, công nghiệp hóa dược và dùng trong YHCT.

- Nâng cao năng lực nghiên cứu chọn tạo, di thực, thuần hóa, chuyển giao, sản xuất, cung ứng giống cây thuốc cho năng suất, chất lượng, đặc biệt là đối với các cây dược liệu có nhu cầu sử dụng lớn và giá trị kinh tế cao nhằm góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng dược liệu và tăng thu nhập của người nuôi trồng cây thuốc một cách bền vững.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Bảo tn và phát triển nguồn gen dược liệu đặc hữu, bản địa, có giá trị và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tăng cường bảo tồn tại chỗ các loài cây dược liệu tại 03 vùng vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên: Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt. Xây dựng 03 khu bảo tồn chuyển vị (ngoài vùng phân bố tự nhiên) một số cây thuốc đặc hữu quý hiếm tại 03 huyện: Quỳ Hợp, Quế Phong, Kỳ Sơn.

- Quy hoạch các vùng rừng có cây dược liệu mọc tự nhiên tại 3 vùng sinh thái là vùng núi cao, vùng núi trung bình, vùng thấp và đồng bằng để khai thác bền vững 17 loài hoặc nhóm loài có tiềm năng tạo nguồn dược liệu làm thuốc

- Quy hoạch vùng trồng tập trung 14 loài hoặc nhóm loài phù hợp với 3 vùng sinh thái là vùng núi cao, vùng núi trung bình, vùng thấp và đồng bằng. Phấn đấu đến năm 2025, diện tích trồng cây dược liệu tập trung là 885 ha, 60% diện tích và sản lượng đảm bảo tiêu chuẩn GACP-WHO. Đến năm 2030, tăng diện tích trồng lên 905 ha, 100% diện tích và sản lượng đạt GACP-WHO, đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng dược liệu trong tỉnh.

- Quy hoạch cơ sở sản xuất giống cây dược liệu tại 05 huyện: Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn và Nghi Lộc đảm bảo đến năm 2025, cung ứng được 60% và đến năm 2030 là 80% ging dược liệu sạch bệnh, có năng sut, chất lượng cao.

- Xây dựng các cơ sở sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm từ cây dược liệu ở các huyện đưa vào quy hoạch trồng cây thuốc (Con Cuông, Kỳ Sơn, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Quỳ Hợp/Quỳ Châu, Thị xã Hoàng Mai, Tân Kỳ, Tương Dương, Yên Thành).

- Xây dựng 01 nhà máy chiết xuất dược liệu cho toàn tỉnh.

- Xây dựng 01 khu chế biến và bảo quản nông sản và dược liệu tại thành phố Vinh.

3. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2025, đnh hướng đến năm 2030

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ