Quyết định 116/QĐ-BTNMT năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Số hiệu 116/QĐ-BTNMT
Ngày ban hành 17/01/2022
Ngày có hiệu lực 17/01/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tài nguyên và Môi trường
Người ký Lê Công Thành
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 116/QĐ-BTNMT

Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ ĐIỀU TRA CƠ BẢN TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Tổng giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, Viện trưởng Viện Khoa học tài nguyên nước, Chánh văn phòng Ủy ban sông Mê Công Việt Nam và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KHĐT, TC, XD, NNPTNT;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, TNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Lê Công Thành

 

KẾ HOẠCH CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ ĐIỀU TRA CƠ BẢN TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Ban hành kèm theo Quyết định số 116/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Thực hiện Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 432/QĐ-TTg), trên cơ sở các nhiệm vụ được giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Kế hoạch thực hiện với các nội dung sau đây:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ điều tra cơ bản tài nguyên nước đảm bảo hiệu quả và phát huy được mọi nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu đề ra trong Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước được phê duyệt tại Quyết định số 432/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã được phê duyệt Quyết định số 432/QĐ-TTg theo các giai đoạn cụ thể sau:

1. Giai đoạn đến năm 2025

a) Tiếp tục thực hiện các đề án, dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước đã được phê duyệt;

b) Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ điều tra tài nguyên nước định kỳ thường xuyên (hỗ trợ kiểm tra việc thực hiện vận hành các hồ chứa, lập báo cáo sử dụng nước của các Bộ ngành, địa phương; cập nhật công bố dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các hồ chứa thủy lợi, thủy điện);

c) Xây dựng và duy trì mạng quan trắc tài nguyên nước theo lộ trình đến năm 2025 (duy trì vận hành hệ thống mạng quan trắc tài nguyên nước hiện có và tiếp tục đầu tư xây dựng mới, nâng cấp đưa vào vận hành 31 trạm tài nguyên nước mặt và 197 điểm với 305 giếng quan trắc nước dưới đất);

d) Thực hiện điều tra, đánh giá, xác định và công bố dòng chảy tối thiểu; khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ và lập bản đồ phân vùng tiếp nhận nước thải của nguồn nước trên các sông liên tỉnh, liên quốc gia;

đ) Xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống theo dõi, giám sát tự động trực tuyến việc phối hợp vận hành của tất cả các hồ chứa theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực sông và hệ thống theo dõi, giám sát tự động trực tuyến các hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước thống nhất toàn quốc, bao gồm cả Trung ương và địa phương;

[...]