THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-----
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số: 1151/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 30
tháng 08 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG
VÙNG BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn
cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn
cứ Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị về phương
hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du
và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010 và Quyết định số 120/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng
6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế-xã
hội tuyến biên giới Việt-Trung đến năm 2010;
Xét đề nghị của Bộ Xây dựng tại văn bản số 42 /TTr-BXD ngày
31 tháng 7 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy
hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020 với những nội dung chủ
yếu sau:
1. Phạm vi quy hoạch: gồm các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Lào
Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh, có tổng diện tích đất tự nhiên
5.126.329 ha, có đường biên giới với Trung Quốc.
2. Tính chất:
- Là
vùng kinh tế tổng hợp, trong đó kinh tế cửa khẩu, công nghiệp khai khoáng là
ngành kinh tế chủ đạo;
- Là
vùng cửa ngõ phía Bắc của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam
và quan hệ mật thiết về kinh tế với các tỉnh phía Nam
và Đông Nam Trung Quốc;
- Là
vùng có tiềm năng phát triển du lịch văn hoá, lịch sử và sinh thái;
- Có vị
trí chiến lược về an ninh, quốc phòng đối với cả nước.
3. Quan điểm:
- Quán
triệt tinh thần Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị
và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ
Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an
ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010;
- Phát
triển kinh tế-xã hội toàn diện, khai thác có hiệu quả mối quan hệ nội, ngoại
vùng, các thế mạnh về nông nghiệp, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch, văn hoá,
sinh thái và cảnh quan trên cơ sở gắn Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị, điểm
dân cư nông thôn, quy hoạch ổn định dân cư các xã biên giới Việt-Trung đến năm
2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 60/2005/QĐ-TTg
ngày 24 tháng 3 năm 2005;
- Đảm
bảo quốc phòng, an ninh, tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác, hướng tới phát
triển bền vững.
4. Mục tiêu:
- Góp
phần cụ thể hóa Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng
phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền
núi Bắc Bộ đến năm 2020;
- Hỗ
trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội
với an ninh, quốc phòng, phát huy tiềm năng và nguồn lực của các tỉnh trong
vùng;
- Làm
cơ sở chỉ đạo, quản lý việc xây dựng theo quy hoạch trong vùng.
5. Vị thế và các mối quan hệ kinh tế vùng:
- Vùng
biên giới Việt - Trung là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế -
xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; có tiềm năng lợi thế về
nông, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu và kinh tế biển; là
vùng có nhiều dân tộc với bản sắc văn hóa riêng; có mối quan hệ mật thiết với
Thủ đô Hà Nội, với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thông qua hệ thống hành lang
kinh tế - kỹ thuật - đô thị quan trọng;
- Vùng
biên giới Việt - Trung có mối quan hệ kinh tế mật thiết với các tỉnh phía Nam,
Đông Nam Trung Quốc thông qua hệ thống các cửa khẩu.
6. Dự báo phát triển dân số và đất xây dựng:
- Dân
số: đến năm 2010 khoảng 4.829.700 người, năm 2020 khoảng 5.710.000 người;
- Tỷ lệ
đô thị hoá: đến năm 2010 khoảng 30 - 35%, đến năm 2020 khoảng 40 - 45%;
- Đất
xây dựng đô thị: đến năm 2010 khoảng 22.870 ha, bình quân 120 - 135 m2/người;
đến năm 2020 khoảng 40.250 ha, bình quân 115 - 140 m2/người;
- Phát
triển điểm dân cư nông thôn: di chuyển, ổn định cho khoảng 5.600 hộ (khoảng
28.800 người) ra sát vùng biên giới, đến năm 2010 ổn định đời sống cho khoảng
97.300 hộ (khoảng 512.800 người cư trú trên 2.075 thôn) theo Quyết định số
120/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới Việt - Trung đến
năm 2010; xây dựng mới khoảng 130 điểm, cụm trung tâm xã (quy mô tối thiểu từ
15 - 50 hộ/điểm, cụm).
7. Định hướng phát triển không gian:
a) Phân
vùng phát triển kinh tế:
- Các
vùng kinh tế động lực chủ đạo có tiềm năng phát triển đô thị, công nghiệp,
thương mại và dịch vụ:
+ Vùng
kinh tế phía Tây: gồm thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng, huyện Bảo Yên (tỉnh
Lào Cai) nằm trên hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai;
+ Vùng
kinh tế phía Đông: gồm thành phố Lạng Sơn và các huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn, nằm
trên hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Lạng Sơn;
+ Vùng
kinh tế ven biển: từ thành phố Hạ Long đến Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm trên
vòng cung kinh tế vịnh Bắc Bộ.
- Các
vùng kinh tế động lực thứ cấp:
+ Vùng
kinh tế I: nằm dọc quốc lộ 2 qua thị xã Hà Giang và các huyện Quang Bình, Bắc
Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê; là vùng phát triển đô thị, công nghiệp chế biến, cơ
khí, vật liệu xây dựng, dịch vụ, nông nghiệp;
+ Vùng
kinh tế II: nằm dọc tuyến quốc lộ 12 nối quốc lộ 4Đ, quốc lộ 32 qua các huyện
Phong Thổ, thị xã Lai Châu, huyện Tam Đường, huyện Than Uyên (Lai Châu); là
vùng phát triển đô thị, công nghiệp chế biến, vật liệu xây dựng, dịch vụ, nông
lâm nghiệp;
+ Vùng kinh tế III: nằm dọc tuyến
hành lang phát triển thủy điện Sơn La, thuộc các huyện Mường Tè, Sìn Hồ (Lai
Châu), thị xã Mường Lay, huyện Mường Chà, Tuần Giáo (Điện Biên); là vùng phát
triển công nghiệp thủy điện, chế biến, khai khoáng, dịch
vụ đô thị và nông, lâm nghiệp.
Ngoài
ra, căn cứ vào các nguồn tiềm năng của các địa phương, phát triển các vùng công
nghiệp khai thác khoáng sản, các vùng du lịch văn hóa-sinh thái-nghỉ dưỡng, nhất
là các vùng kinh tế mậu biên.
b) Định
hướng phát triển hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn đến năm 2020:
- Mô
hình phát triển hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn:
+ Hệ thống đô thị, điểm dân cư
nông thôn dọc tuyến hành lang biên giới Việt - Trung được bố trí theo dạng liên
kết-hỗ trợ, phân bố đều theo khoảng cách giữa các lưới đường giao thông cấp huyện,
cấp tỉnh và cấp quốc gia; các đô thị dịch vụ - thương mại cửa khẩu là đô thị động
lực hoặc đô thị hạt nhân gắn kết, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển các đô thị
khác, nhất là các điểm dân nông thôn trong vùng
(trung tâm xã hoặc trung tâm cụm xã);
+ Xây dựng phát triển các đô thị
và cụm đô thị có chức năng tổng hợp là điểm địa đầu quan trọng của quốc gia gắn
kết trực tiếp với các vị trí giao thoa giữa hành lang kinh tế - kỹ thuật - đô
thị chính và các vành đai biên giới liên kết Đông - Tây trong mối quan hệ quốc
gia và quốc tế đi qua các cửa khẩu vùng biên giới Việt - Trung.
+ Xây dựng các khu kinh tế quốc
phòng gắn kết với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội tại tuyến vành đai 2 (quốc
lội 279) để hình thành hệ thống đô thị làm cầu nối giữa
các đô thị miền núi và trung du;
+ Mở rộng, nâng cấp và hoàn chỉnh
hệ thống các thị trấn, trung tâm cụm liên xã và trung tâm các xã để tạo hạt
nhân hoặc liên kết hỗ trợ phát triển các khu dân cư nông thôn.
- Phân
cấp đô thị:
+ Đô
thị trung tâm vùng là các trung tâm kinh tế tổng hợp, gồm: thành phố Móng Cái
(hiện nay là thị xã, đô thị loại III); thành phố Lạng Sơn và thành phố Lào Cai;
+ Đô
thị trung tâm tiểu vùng là các đô thị liên kết - hỗ trợ với các trung tâm vùng:
thị xã Tiên Yên (hiện nay là thị trấn); thành phố Cao Bằng (hiện nay là thị xã,
đô thị loại IV), thành phố Hà Giang (hiện nay là thị xã, đô thị loại IV), thành
phố Lai Châu (hiện nay là thị xã, đô thị loại IV) và thành phố Điện Biên;
+ Đô
thị trung tâm tiểu vùng vùng huyện: gồm các thị trấn Thất Khê, Đình Lập, Đồng Mỏ,
Bình Gia (tỉnh Lạng Sơn); các thị trấn Bảo Lạc, Hà Quảng, Trùng Khánh (tỉnh Cao
Bằng); các thị trấn Phố Ràng, Bắc Hà (tỉnh Lào Cai); các thị trấn Việt Quang,
Vinh Quang, Yên Minh (tỉnh Hà Giang); thị xã Than Uyên, thị trấn Mường Tè (tỉnh
Lai Châu) và thị trấn Mường Nhé (tỉnh Điện Biên).
- Hệ
thống đô thị trung tâm có chức năng tổng hợp:
+
Thành phố Móng Cái và cửa khẩu Móng Cái;
+ Đô
thị Hòn Miều - Hải Hà và khu tổ hợp công nghiệp cảng biển - dịch vụ nằm trong
Khu kinh tế Hải Hà;
+ Thị
xã Tiên Yên và Khu kinh tế Cái Bầu;
+
Thành phố Hạ Long;
+
Thành phố Lạng Sơn, thị xã Đồng Đăng (hiện nay là thị trấn), cửa khẩu Tân
Thanh;
+
Thành phố Cao Bằng và các cửa khẩu Sóc Giang, Tà Lùng, Trà Lĩnh;
+
Thành phố Hà Giang và cửa khẩu Thanh Thuỷ;
+
Thành phố Lào Cai và phụ cận;
+
Thành phố Lai Châu, cửa khẩu Ma Lù Thàng và thị trấn Pa So;
+ Thị
trấn Mường Tè và cửa khẩu Thu Lũm;
+
Thành phố Điện Biên và cửa khẩu Tây Trang.
- Hệ
thống các đô thị và khu kinh tế quốc phòng:
+ Tỉnh
Lạng Sơn: khu vực Bắc Sơn, Cửu Long;
+ Tỉnh
Lào Cai: khu vực Khánh Yên, huyện Văn Bàn;
+ Tỉnh
Lai Châu: khu vực Than Uyên;
+ Tỉnh
Điện Biên: khu vực Mường Chà, huyện Mường Nhé.
- Các
đô thị, điểm dân cư tập trung dọc biên giới:
+ Tỉnh
Quảng Ninh: thành phố Móng Cái; các thị trấn Hoành Mô, Pắc Phong Sinh;
+ Tỉnh
Lạng Sơn: thị xã Đồng Đăng; các thị trấn Tân Thanh, Chi Ma, Bản Chắt, Bình
Nghi, Quốc Khánh;
+ Tỉnh
Cao Bằng: thị xã Tà Lùng; các thị trấn Sóc Giang, Bản Dốc; các thị tứ Cốc Pàng,
Cỗn Yên, Pò Peo, Lý Vãn, Thị Hoa, Đức Long.
+ Tỉnh
Hà Giang: các thị trấn Cốc Pài, Xín Mần, Vinh Quang, Thanh Thuỷ, Bạch Đích, Phó
Bảng, Đồng Văn, Xín Cái, Mèo Vạc, Yên Minh, Tam Sơn;
+ Tỉnh
Lào Cai: các thị trấn Y Tý, Bản Vược, Mường Khương, Pha Long, Si Ma Cai và
thành phố Lào Cai;
+ Tỉnh
Lai Châu: các thị tứ Ka Lăng, Thu Lũm, Pa Sử Vệ, Ma Li Chải, Ma Lù Thàng và thị
trấn Pa So;
+ Tỉnh
Điện Biên: hình thành thị trấn A Pa Chải gắn với cửa khẩu.
- Hệ
thống các đô thị chuyên ngành:
+ Tỉnh
Hà Giang: các thị trấn Yên Bình, Hùng An, Vinh Tuy, Tân Quang, Việt Lâm, Vị
Xuyên, Yên Phú;
+ Tỉnh
Lào Cai: thị xã Sa Pa, Phố Lu; các thị trấn Bảo Hà, Bắc Ngầm, Tằng Loỏng, Phong
Hải;
+ Tỉnh
Lai Châu: các thị trấn Sìn Hồ, Phong Thổ, Than Uyên;
+ Tỉnh
Điện Biên: các thị trấn Mường Ắng, Tủa Chùa, Na Sơn, Bản Phủ.
- Hệ
thống các đô thị mới:
+ Tỉnh
Quảng Ninh: Thị xã Tiên Yên, đô thị Hòn Miều - Hải Hà;
+ Tỉnh
Lạng Sơn: các thi trấn Chi Ma, Tân Thanh, Cao Lộc (thay thi trấn Cao Lộc hiện tại
sáp nhập vào thành phố Lạng Sơn);
+ Tỉnh
Cao Bằng: thị tứ Bản Dốc; các thị trấn Bảo Lâm, Hà Quảng, Sóc Giang, Hạ Lang;
+ Tỉnh
Hà Giang: các thị trấn Yên Phú, Thanh Thủy, Hùng An, Tân Quang, Xin Cái, Đồng
Văn, Bạch Đích, Xí Màn, Cốc Phi;
+ Tỉnh
Lào Cai: các thị trấn Bản Vược, Bản Phiệt, Bắc Ngầm, Bảo Hà, Si Ma Cai, Mường
Khương, Bản Lầu, Pha Long;
+ Tỉnh
Lai Châu: các thị trấn Sìn Hồ Đông, Nậm Hằng, Ma Lù Thàng, Thu Lũm; các thị tứ
Dào San, Thèn Sin, Ka lăng;
+ Tỉnh
Điện Biên: thị trấn A Pa Chải.
- Định
hướng phát triển các huyện, xã sát đường biên giới:
Trên
cơ sở thực trạng phân bố dân cư, điều kiện tái định cư ở các xã giáp biên và
yêu cầu của quốc phòng, tuyến dân cư sát biên giới phải được gắn kết chặt chẽ với
hệ thống đô thị và các điểm dân cư nông thôn trên toàn vùng biên giới Việt -
Trung tạo thành hệ thống liên hoàn trong hỗ trợ phát triển kinh tế, đảm bảo an
ninh, quốc phòng, cụ thể như sau:
+ Ổn định
dân cư tại chỗ 66.370 hộ dân (Điện Biên 230 hộ, Lai Châu 1.040 hộ, Hà Giang
13.230 hộ, Lào Cai 15.750 hộ, Cao Bằng 22.600 hộ, Lạng Sơn 11.640 hộ, Quảng
Ninh 1.880 hộ);
+ Di
chuyển, bố trí xen ghép ra các thôn, bản giáp biên 2.273 hộ dân (Điện Biên 38 hộ,
Lai Châu 120 hộ, Hà Giang 920 hộ, Lào Cai 180 hộ, Cao Bằng 240 hộ, Lạng Sơn 415
hộ, Quảng Ninh 3 60 hộ);
+ Di
chuyển, hình thành các thôn, bản mới; định cư các thôn bản cũ không có dân
3.335 hộ (Điện Biên 105 hộ, Lai Châu 810 hộ, Hà Giang 120 hộ, Lào Cai 500 hộ,
Cao Bằng 1.115 hộ, Lạng Sơn 415 hộ, Quảng Ninh 270 hộ).
8. Định
hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
a) Định
hướng quy hoạch giao thông:
- Đường
bộ:
+ Hệ
thống đường vành đai:
Đường
vành đai nâng cấp: hoàn chỉnh toàn tuyến vành đai 1 trên cơ sở hệ thống quốc lộ
4 (4C, 4D, 4E), quốc lộ 34; xây dựng thêm một số đoạn tuyến để thông tuyến liên
tục; hoàn chỉnh vành đai 2 theo tuyến quốc lộ 279 hiện nay.
Đường
vành đai xây dựng mới: hoàn chỉnh tuyến đường hành lang biên giới theo dự án đường
biên giới do Bộ Quốc phòng đang triển khai; xây dựng mới 2 đoạn tuyến trên hệ
thống đường vành đai 1, bao gồm: đoạn nối từ Bảo Lạc (Cao Bằng) sang Mèo Vạc
(Hà Giang) và đoạn từ Hà Giang sang Lai Chuâ; tuyến kéo dài đường hành lang
biên giới từ Leng Su Sin qua Mường Nhé, Nậm Chẩn, Nà Khoa, hướng theo tỉnh lộ
131 về thị xã Mường Chà mới (điểm giao với quốc lộ 12); tuyến vành đai 1-2 nối
quốc lộ 4D với quốc lộ 12 qua thị xã Mường Lay (quốc lộ 12), Nạm Mạ, Nậm Béo,
Nà Hum, Huổi Ke (quốc lộ 4D); tạo tuyến vành đai phụ nối từ Lào Cai sang Lai
Châu tới Điện Biên.
+ Hệ
thống đường nan quạt:
Nâng cấp
cải tạo các quốc lộ 18, lA, 3, 2, 70, 6, 12, 18C, 31, 1B, 3B;
Xây dựng mới tuyến cao tốc Hà Nội-Việt
Trì-Yên Bái-Lào Cai, tuyến quốc lộ 6 kéo dài (từ tỉnh lộ 127 hiện tại nhập với
tuyến hành lang biên giới tại Mường Tè, qua Pắc Ma đi cửa khẩu Nậm Là) và tuyến
quốc lộ mới (nối quốc lộ 6 với quốc lộ 279 đi cửa khẩu Tây Trang);
Sớm
xây dựng hoàn chỉnh đường Hồ Chí Minh, đoạn tuyến quốc lộ 3 và tỉnh lộ 230 nối
từ thị xã Cao Bằng đi Pắc Bó;
Các tuyến quốc lộ mới hình thành trên cơ sở nâng
cấp và xây dựng mới một số đoạn: quốc lộ mới-nhánh quốc lộ 31; quốc lộ 1B kéo
dài; xây dựng mới kết hợp nâng cấp tỉnh lộ 208, một phần tỉnh lộ 227; nâng cấp
cải tạo đoạn tỉnh lộ 227-Lạng Sơn và tỉnh lộ 208-Cao Bằng; xây dựng mới đoạn từ
thị trấn Đông Khê sang Cao Minh-huyện Tràng Định; xây dựng mới kết hợp nâng cấp
tỉnh lộ 212, một phần tỉnh lộ 204; nâng cấp, cải tạo đoạn tỉnh lộ 204 từ thị trấn
Thông Nông sang Cần Yên và tỉnh lộ 212 từ quốc lộ 34 từ thị trấn Nguyên Bình nối
với đường vành đai 2 sang quốc lộ 279 thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn; xây dựng
mới đoạn từ thị trấn Nguyên Bình sang thị trấn Thông Nông; nâng cấp và kéo dài
tỉnh lộ 176 từ tỉnh Tuyên Quang tới Bắc Mê để nối kết giữa vành đai 2 và vành
đai 1; nâng cấp tỉnh lộ 176 từ huyện Bắc Mê, gắn kết các điểm dân cư vùng núi
cao, qua Yên Minh, Mèo Vạc rồi nhập với tuyến hành lang biên giới; nâng cấp tỉnh
lộ 178 nối giữa đường vành đai 1 với vành đai 2;
+ Hệ thống đường giao thông nội vùng: tăng cường
số lượng đường ra biên giới và tăng cấp hạng kỹ thuật gắn với quy hoạch bố trí
các điểm dân cư, hệ thống các cửa khẩu địa phương, chợ đường biên, trạm biên
phòng. Bảo đảm giao thông thuận lợi trong cả mùa mưa lũ và tính liên hoàn giữa
đường tuần tra với đường hành lang biên giới; xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới bến
xe đối ngoại theo cấp vùng, cấp tỉnh và mạng lưới bến xe cấp huyện;
+ Giao
thông đô thị: ưu tiên hoàn chỉnh quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống giao
thông trong các đô thị, tạo điền kiện cho các đô thị phát triển nhanh, phát huy
vai trò hạt nhân, đầu tầu trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Đường
sắt:
+ Nâng
cấp cải tạo tuyến Hà Nội - Lạng Sơn và Hà Nội - Lào Cai;
+ Xây
dựng mới tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - Quảng Ninh, Hà Nội - Lào Cai; Xây dựng
mới tuyến chạy song song với quốc lộ 4B, nối từ Lạng Sơn sang Quảng Ninh tới cảng
Mũi Chùa;
+ Nâng
cấp mở rộng ga Lạng Sơn, ga Lào Cai thành ga đường sắt đầu mối mang chức năng cấp
vùng.
- Đường
thuỷ:
Xây dựng
hoàn chỉnh cảng nước sâu Cái Lân; nâng cấp cải tạo, mở rộng cảng Mũi Chùa; hoàn
chỉnh các tuyến giao thông thuỷ trên sông Hồng đoạn Lào Cai - Hà Nội, trên sông
Đà đoạn Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội, trên sông Lô đoạn Hà Giang - Tuyên Quang -
Phú Thọ.
- Đường
hàng không:
Xây dựng
mới cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) và các cảng hàng không nội địa
tại Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang và Lai Châu.
b) San
nền, thoát nước mưa:
- San
nền: cần tôn trọng địa hình; san nền giật cấp các khu vực có độ dốc từ 10% đến
20%, kè các mái dốc tạo mặt bằng đủ để xây dựng công trình; lựa chọn cao độ nền
cho từng đô thị, điểm dân cư nông thôn bảo đảm không bị ngập úng, ngập lũ, thuận
tiện giao thông và thoát nước mưa;
-
Thoát nước mưa: chỉ tiêu tại các thành phố, thị xã đạt 100 - 140 m cống/ha xây
dựng; chỉ tiêu tại các thị trấn đạt 80 - 100 m cống/ha xây dựng. Đối với các đô
thị cải tạo nâng cấp hoặc xây dựng mới, tuỳ điều kiện cụ thể có thể sử dụng hệ
thống thoát nước chung hoặc riêng. Mạng lưới cống xây dựng phân tán theo địa
hình tự nhiên, phân bổ đều trên toàn bộ diện tích xây đựng đô thị nhằm thoát nước
nhanh, tránh úng ngập cục bộ, đảm bảo vệ sinh môi trường. Các khu công nghiệp,
khai thác quặng, khoáng sản phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép trước
khi xả ra môi trường. Đối với các điểm dân cư nông thôn có quy mô lớn hơn 50 hộ
gia đình cần xây dựng hệ thống thoát nước mặt; các cụm dân cư tập trung ven trục
đường cần xây dựng mương nắp đan để thoát nước chung; các điểm dân cư nông thôn
xây dựng sát chân núi và trên các sườn núi phải có mương xây hở đón nước, không
để nước chảy qua khu dân cư.
Xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện đầu nguồn các sông: sông Đà, Nậm Mức,
Nậm Nhùn, sông Mã, sông Lô, sông Gâm, sông Bạc, sông Nho Quế và các sông khác.
Xây dựng mới các hồi Nà Danh, Co Po, Nà Lái, Khuổi Kỳ, Khuổi Khoán, Khon Pàng
và Khuổi Pác. Khôi phục và mở rộng mương Co Páo, Nà ít. Xây dụng mới mương Cốc
Chủ, Nặm Phản và đập Ngườm Ngào.
Tăng
cường công tác trồng và quản lý rừng đầu nguồn để chống xói lở và lũ quét, tăng
độ che phủ rừng phòng hộ đầu nguồn các sông có hồ thủy điện Hòa Bình, hồ Sơn
La, hồ Na Hang, hồ sông Bạc, hồ Thác Bà và các hồ thủy điện khác.
c) Cấp
điện:
- Nguồn thủy điện: trong vùng có
tiềm năng lớn về thủy điện như: thủy điện Sơn La 1 công suất 2.400 MW, Sơn La 2
(Lai Châu) công suất 1.100 MW, Na Hang (Tuyên Quang) công suất 342 MW, Huội Quảng
(Sơn La) công suất 540 MW, Na Le (Lào Cai) công suất 90 MW, Nho Quế 1 (Hà
Giang) công suất 145 MW, Bắc Mê (Hà Giang) công suất 280 MW, Thái An (Hà Giang)
công suất 80 MW và một số cụm thủy điện vừa và nhỏ khác;
- Nguồn
nhiệt điện: các nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 1 công suất 600 MW, Quảng Ninh 2
công suất 600-1.000 MW, Mông Dương (Quảng Ninh) công suất 1.000MW, Uông Bí mở rộng
đợt 1 công suất 600 MW, Cẩm Phả 1 công suất 300 MW;
- Nguồn điện nhập của Trung Quốc:
từ Thiên Bảo qua khu vực Thanh Thủy (Hà Giang) công suất 70 MW, từ Hà Khẩu qua khu vực Duyên Hải (Lào Cai) công suất 70 MW, từ
Châu Hồng Hà qua khu vực Lào Cai công suất trên 200 MW, từ Đông Hưng qua khu vực
Móng Cái (Quảng Ninh) công suất 40-50 MW; từ Bằng Tường qua khu vực Hữu Nghị
Quan (Lạng Sơn) công suất 70 MW;
- Đường
dây truyền tải điện: phát triển lưới điện đấu nối với hệ thống điện quốc gia để
khai thác có hiệu quả các công trình thuỷ điện, tiếp nhận điện nhập từ Trung Quốc
theo thoả thuận của EVN và cung cấp điện cho các phụ tải điện lớn trong vùng. Đồng
thời với việc mở rộng nâng công suất các công trình điện hiện có cần sớm phát
triển lưới điện 500 KV và 220 V cùng các trạm 500 KV, 220 KV trên địa bàn các tỉnh
trong vùng;
- Sử dụng
các nguồn năng lượng khác: nghiên cứu phát triển nguồn điện năng lượng mặt trời,
năng lượng gió, khí biôga và các nguồn năng lượng khác nhằm đáp ứng nhu cầu của
nhân dân các dân tộc, đặc biệt là đối với các thôn bản vùng cao, vùng xa, vùng
sâu, vùng không có điều kiện để xây dựng thuỷ điện và phải đầu tư quá cao trong
xây dựng đường dây truyền tải điện;
- Định
hướng cấp điện: đến năm 2010, 100% dân cư đô thị được cấp điện sinh hoạt; 100%
số xã, 96% số thôn, bản (điểm dân cư có từ 20 hộ trở lên), 85% số hộ dân cư
nông thôn được sử dụng điện lưới, 100% số hộ được sử dụng điện.
d) Cấp
nước:
- Nguồn
nước mặt: toàn vùng có tổng lượng nước hàng năm khoảng 29.564 tỷ m3.
Tuy nhiên do các sông, suối phần lớn nằm ở thượng nguồn có độ dốc lớn, mưa phân
bố không đều trong năm, cần đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi để giữ, điều
hòa nước;
- Nguồn
nước ngầm: nước ngầm và nước khoáng chưa được thăm dò đầy đủ, cần thăm dò trữ
tượng để khai thác, cấp nước cho đô thị.
- Định
hướng cấp nước:
+ Đến
năm 2010, 85 - 90% số dân tại các thành phố, thị xã và 85% số dân tại các thị
trấn được cấp nước sạch sinh hoạt;
+ Đến
năm 2020, 95 - 100% số dân tại các thành phố, thị xã và 95% số dân tại các thị
trấn được cấp nước sạch sinh hoạn
+ Tại
các điểm dân cư nông thôn, tỷ lệ cấp nước sạch khoảng 85 - 95%.
đ)
Thoát nước thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường:
- Thoát
nước thải sinh hoạt: nước thải sinh hoạt tại các thành phố và thị xã, thị trấn
phải dược xử lý trước khi xả ra môi trường. Giai đoạn đầu có thể kết hợp với
các sông, hồ sẵn có, hoặc đào hồ sinh học để xử lý nước thải bằng phương pháp tự
làm sạch sinh học. Tương lai sẽ xây dựng các nhà máy xử lý nước thải cho thị xã
và các thị trấn đạt tiêu chuẩn loại B (TCVN 5942-1995); tại các thị tứ và các cụm
dân cư nông thôn nước thải được xử lý bằng phương pháp tự làm sạch; khuyến
khích người dân sử dụng hố xí tự hoại và xí thấm; nước thải của các xí nghiệp
công nghiệp xây dựng phân tán được xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn loại B (TCVN
5945-1995) và nước thải của các khu công nghiệp tập trung phải được xử lý tại
trạm xử lý nước thải công nghiệp đạt tiêu chuẩn loại B (TCVN 5945-1995) trước
khi xả ra môi trường;
- Thu
gom xử lý chất thải rắn: xây dựng khu xử lý chất thải rắn có nhà máy chế biến
phân hữu cơ tại các đô thị lớn hoặc vùng liên đô thị; tại các thị xã, thị trấn
sử dụng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh quy mô từ 3 - 5 ha; bãi chôn lấp
tại các thị tứ có quy mô khoảng 1 ha; các điểm dân cư riêng lẻ cần bố trí điểm
tập trung chất thải rắn hoặc sử dụng các biện pháp chôn ủ để phân huỷ yếm khí
chất thải rắn cung cấp phân bón cho nông nghiệp. Các điểm chôn ủ chất thải rắn
phải tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường;
Chất
thải rắn công nghiệp được phân loại để xử lý và tái chế; đầu tư xây dựng tại bệnh
viện đa khoa cấp tỉnh một trạm thiêu đốt chất thải y tế bảo đảm các tiêu chuẩn
về môi trường để phục vụ chung cho các cơ sở y tế trong tỉnh;
-
Nghĩa trang: mỗi đô thị, mỗi xã trong vùng cần qui hoạch khu nghĩa trang, bố
trí xa dân cư, nguồn nước; quy mô nghĩa trang đô thị khoảng 2,5 - 15 ha, ở các
xã khoảng 0,5 - 1 ha.
9. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng xã hội:
Để đào
tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến tới
rút ngắn khoảng cách biệt với vùng xuôi, các tỉnh trong vùng cần hoàn thiện hệ
thống giáo dục phổ thông (như các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học
phổ thông, hệ thống trường dân tộc nội trú), đặc biệt cần chú ý tới các huyện
giáp biên.
Xây dựng
hệ thống trường chuyên nghiệp, dạy nghề đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ
nhu cầu phát triển của các tỉnh trong vùng. Tại các đô thị trung tâm vùng như
các thành phố Hạ Long, Lào Cai, Lạng Sơn quy hoạch xây dựng các cụm trường đại
học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề. Tại các đô thị tỉnh lỵ
quy hoạch xây dựng các trường dạy nghề đa ngành, đa lĩnh vực đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương.
10. Các chương trình, dự án đầu tư ưu tiên:
Để từng
bước thực hiện Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020 có
hiệu quả, trong giai đoạn đầu cần tập trung vào các chương trình, dự án sau:
- Bố
trí, sắp xếp, ổn định dân cư các xã biên giới Việt - Trung đến năm 2010 theo
quy hoạch xã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
60/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2005;
- Tập
trung đầu tư xây dựng phát triển các đô thị có chức năng tổng hợp nằm trong các
hành lang kinh tế, bao gồm các đô thị: Móng Cái, Tiên Yên, Đồng Đăng, Lạng Sơn,
Lào Cai;
- Đầu
tư phát triển các đô thị gắn với kinh tế cửa khẩu như Chi Ma, Tân Thanh, Thanh
Thủy, Tà Lùng, Tây Trang, Ma Lù Thàng, Thu Lũm;
- Đầu
tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới theo quy hoạch hệ thống đường vành đai 1,
vành đai 2; giải quyết các vấn đề về cấp nước sạch, cấp điện cho dân cư vùng
sâu, vùng xa giáp biên giới;
- Đầu
tư xây dựng các trung tâm giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề và các chương trình
bảo vệ môi trường diện rộng.
11. Chính sách và cơ chế xây dựng vùng:
Để từng
bước triển khai Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020 có
hiệu quả cần có cơ chế, chính sách phù hợp, trên cơ sở quán triệt tinh thần các
nghị quyết của Bộ Chính trị, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược
và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng
trung du và miền núi Bắc Bộ, tuyến biên giới Việt - Trung, phát triển 6 tỉnh đặc
biệt khó khăn miền núi phía Bắc; về quy hoạch ổn định dân cư các xã biên giới
Việt - Trung; chính sách đối với các khu kinh tế cửa khẩu biên giới. Tiếp tục
triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước ưu
đãi cho vùng về vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; về phát
triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ thương mại; về giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực;
về y tế, văn hóa; về hỗ trợ hộ gia đình, hỗ trợ công tác khuyến nông, khuyến
lâm, bảo vệ thực vật, thú y cho cộng đồng.
Điều 2. Tổ chức thực
hiện
1. Bộ
Xây dựng:
- Là
cơ quan đầu mối theo dõi, kiểm tra đôn đốc các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh biên giới Việt - Trung trong quá trình thực hiện Quy hoạch
này;
- Chủ
trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới
nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khi cần thiết, trình Thủ tướng Chính
phủ xem xét, quyết định.
2. Bộ
Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ
trì, phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới Việt
- Trung xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch này;
- Chủ
trì, phối hợp với Bộ Tài chính cân đối bố trí kế hoạch vốn hàng năm cho các tỉnh
và các Bộ, ngành tham gia thực hiện quy hoạch;
- Hướng
dẫn các địa phương thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn với
các dự án thuộc phạm vi quy hoạch từ khâu lập kế hoạch đến tổ chức thực hiện.
3. Bộ
Tài chính:
- Chủ
trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn cho các địa phương và các Bộ,
ngành tham gia thực hiện Quy hoạch;
- Chủ
trì, phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn cơ chế quản lý, cấp phát, thanh toán
và quyết toán vốn.
4. Ủy
ban nhân dân các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng
Sơn và Quảng Ninh:
- Tổ
chức công bố Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020.
- Phối
hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan tổ chức lập quy hoạch chung xây
dựng các đô thị trên địa bàn tỉnh, lập quy hoạch chi tiết các khu chức năng
trong đô thị, lập kế hoạch thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đô thị theo quy
hoạch, trình duyệt theo quy định của pháp luật.
- Phối
hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan xác định
các nguồn vốn đầu tư; xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để đảm bảo tính khả
thi của các dự án thực hiện theo Quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này
có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Các Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ
trưởng cơ quan có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lai Châu, Điện
Biên, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ
tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
-
Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống
tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
-
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
-
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
-
VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cực, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, CN (6b).
Hoà 310 bản.
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|