ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1150/QĐ-UBND
|
Thanh
Hóa, ngày 25 tháng 04 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM
QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số
64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;
Căn cứ Quyết định số
151/2012/QĐ-UBND ngày 13/01/2012 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Quy định
quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây
dựng và Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới
ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng
các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này.
Nơi nhận:
- Như điều 3 QĐ;
- Cục Kiểm soát TTHC (B/c);
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (B/c);
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh (B/c);
- Chi cục TC-ĐL-CL tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, Phòng KSTTHC tỉnh.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Đình Thọ
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Ban
hành kèm theo Quyết định số: 1150/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Phần I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN
GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
STT
|
TÊN
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
|
|
CẤP
HUYỆN
|
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN
HÀNH
|
I
|
Lĩnh vực: Hạ tầng kỹ thuật đô
thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
|
1
|
Cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển:
Cây cổ thụ, cây thuộc danh mục loài cây quý hiếm, cây được liệt kê trong sách
đỏ thực vật Việt Nam, cây được công nhận có giá trị lịch sử văn hóa (kể cả
trong công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng; các khu vực thực hiện dự án
đầu tư xây dựng công trình và trong khuôn viên của các tổ chức, cá nhân); Cây
bóng mát ở đường phố chính trên địa bàn đô thị (T-THA-196580-TT)
|
2
|
Cấp Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển:
Cây bóng mát ở đường phố (trừ cây bóng mát ở đường phố chính); Cây bóng mát
trong công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng và các khu vực thực hiện dự
án đầu tư xây dựng công trình; Cây bóng mát có chiều cao 10m trở lên trên địa
bàn đô thị (T-THA-196581-TT)
|
Phần II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN
HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Có bản nội dung cụ thể của 02 thủ tục hành chính đính kèm)
Tên thủ tục
hành chính:
Cấp Giấy
phép chặt hạ, dịch chuyển: Cây cổ thụ, cây thuộc danh mục loài cây quý hiếm,
cây được liệt kê trong danh sách đỏ thực vật Việt Nam, cây được công nhận có
giá trị lịch sử văn hóa (kể cả trong công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng;
các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình và trong khuôn viên của
các tổ chức, cá nhân); cây bóng mát ở đường phố chính trên địa bàn đô thị.
Số seri Cơ sở dữ liệu quốc gia
về TTHC: T-THA-196580-TT
|
Lĩnh vực: Hạ tầng kỹ thuật
đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao
|
NỘI
DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
|
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy
đủ, hợp lệ theo quy định.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ:
1. Địa điểm tiếp nhận:
Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết
quả của UBND cấp huyện (huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) nơi quản lý cây
xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển.
2. Thời gian tiếp nhận:
Trong giờ hành chính các ngày từ
thứ 2 đến thứ 6 (trừ các ngày Lễ, Tết theo quy định).
3. Những điểm cần lưu ý khi tiếp
nhận hồ sơ:
a) Đối với tổ chức, cá nhân:
Không
b) Đối với cơ quan tiếp nhận hồ
sơ: Cấp Giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp.
Bước 3: Xử lý hồ sơ:
- Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,
cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ,
thông báo bằng văn bản lịch kiểm tra thực địa (nếu cần) cho tổ chức, cá nhân,
cơ quan phối hợp biết;
- Sau khi kiểm tra thực địa, cơ
quan phối hợp lập văn bản tham gia ý kiến gửi cơ quan trực tiếp thực hiện thủ
tục hành chính theo yêu cầu;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ
tục hành chính có trách nhiệm giải quyết hồ sơ, cấp giấy phép chặt hạ, dịch
chuyển cây xanh đô thị cho tổ chức, cá nhân; Đồng thời thông báo bằng văn bản
cho cơ quan phối hợp, UBND cấp xã (phường, xã, thị trấn) nơi cây xanh được cấp
giấy phép chặt hạ, dịch chuyển biết và theo dõi;
- Trường hợp từ chối việc cấp giấy
phép, cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính phải thông báo bằng văn
bản (nêu rõ lý do) cho tổ chức, cá nhân biết.
Bước 4. Trả kết quả:
1. Địa điểm trả kết quả: Tại Bộ
phận tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả của UBND cấp huyện (huyện, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh) nơi tổ chức hoặc cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt
hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.
2. Thời gian trả kết quả: Trong
giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ các ngày Lễ, Tết theo quy định).
|
2. Cách thức thực hiện: Trực
tiếp
|
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm (các
loại giấy tờ phải nộp và xuất trình):
- Đơn đề nghị nêu rõ vị trí chặt hạ, dịch
chuyển; kích thước, loại cây và lý do cần chặt hạ, dich chuyển cây xanh đô thị
(có mẫu): 01 bản chính;
- Sơ đồ vị trí cây xanh đô thị cần
chặt hạ, dịch chuyển: 01 bản chính;
- Ảnh chụp hiện trạng cây xanh đô
thị cần chặt hạ, dịch chuyển: 01 bản chính.
b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
|
4. Thời hạn giải quyết: 15
ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
|
5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Tổ chức, Cá nhân.
|
6. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND cấp huyện (huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh);
b) Cơ quan, người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ
tục hành chính:
- Tại UBND thành phố Thanh Hóa,
thị xã Bỉm Sơn, thị xã Sầm Sơn: Phòng quản lý đô thị.
- Tại UBND các huyện còn lại:
Phòng Công thương.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có):
Phòng Nông nghiệp, Văn hóa, Giao thông, Du lịch, Tôn giáo.
|
7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh
|
8. Lệ phí: Không
|
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị cấp giấy phép chặt hạ,
dịch chuyển cây xanh đô thị (Phụ lục I).
|
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
- Cây đã chết, đã bị đỗ gãy hoặc
có nguy cơ gãy đỗ gây nguy hiểm;
- Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi
già cỗi không đảm bảo an toàn;
- Cây xanh trong các khu vực thực
hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
|
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày
11/6/2010 của Chính phủ Về quản lý cây xanh đô thị.
Website: www.chinhphu.vn
- Quyết định số 151/2012/QĐ-UBND
ngày 13/01/2012 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quy định quản lý cây xanh đô
thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Website: qppl.thanhhoa.gov.vn
|
CÁC
MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: có
Phụ
lục I
(Ban
hành kèm theo Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP CHẶT HẠ, DỊCH CHUYỂN CÂY XANH ĐÔ THỊ
Kính
gửi: Cơ quan cấp giấy phép
Tên tổ chức/cá nhân:
..............................................................................................
Địa chỉ:
....................................................................................................................
Điện thoại: …………………………….. Fax:
............................................................
Xin được chặt hạ dịch chuyển cây
…………………… tại đường ……………………, xã (phường): ………....................…, huyện
(thành phố, thị xã):
................................................................................................................
Loại cây: ……………………, chiều cao (m):
…………….. đường kính (m): ..............
Mô tả hiện trạng cây xanh:
........................................................................................
...................................................................................................................................
Lý do cần chặt hạ dịch chuyển, thay
thế ...................................................................
Chúng tôi xin cam đoan thực hiện đúng
quy định của pháp luật về quản lý cây xanh đô thị và các quy định khác có liên
quan.
|
…….,
ngày … tháng … năm ……..
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Tài liệu kèm theo:
- Ảnh chụp hiện trạng;
- Sơ đồ vị trí cây (nếu có).
Tên thủ tục
hành chính:
Cấp giấy
phép chặt hạ, dịch chuyển: Cây bóng mát ở đường phố (trừ cây bóng máy ở đường
phố chính); Cây bóng máy trong công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng và
các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; Cây bóng mát có chiều
cao từ 10m trở lên trên địa bàn đô thị.
Số seri Cơ sở dữ liệu quốc gia
về TTHC: T-THA-196581-TT
|
Lĩnh vực: Hạ tầng kỹ thuật
đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao
|
NỘI
DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
|
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy
đủ, hợp lệ theo quy định.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ:
1. Địa điểm tiếp nhận:
Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết
quả của UBND cấp huyện (huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) nơi quản lý cây xanh
đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển.
2. Thời gian tiếp nhận:
Trong giờ hành chính các ngày từ
thứ 2 đến thứ 6 (trừ các ngày Lễ, Tết theo quy định).
3. Những điểm cần lưu ý khi tiếp
nhận hồ sơ:
a) Đối với tổ chức, cá nhân:
Không
b) Đối với cơ quan tiếp nhận hồ
sơ: Cấp Giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp.
Bước 3: Xử lý hồ sơ:
- Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,
cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ,
thông báo bằng văn bản lịch kiểm tra thực địa (nếu cần) cho tổ chức, cá nhân,
cơ quan phối hợp biết;
- Sau khi kiểm tra thực địa, cơ
quan phối hợp lập văn bản tham gia ý kiến gửi cơ quan trực tiếp thực hiện thủ
tục hành chính theo yêu cầu;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ
tục hành chính có trách nhiệm giải quyết hồ sơ, cấp giấy phép chặt hạ, dịch
chuyển cây xanh đô thị cho tổ chức, cá nhân; Đồng thời thông báo bằng
văn bản cho cơ quan phối hợp, UBND cấp xã (phường, xã, thị trấn) nơi có cây
xanh được cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển biết và theo dõi;
- Trường hợp từ chối việc cấp giấy
phép, cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính phải thông báo bằng văn
bản (nêu rõ lý do) cho tổ chức, cá nhân biết.
Bước 4. Trả kết quả:
1. Địa điểm trả kết quả: Tại Bộ
phận tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả của UBND cấp huyện (huyện, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh) nơi tổ chức hoặc cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt
hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.
2. Thời gian trả kết quả: Trong
giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ các ngày Lễ, Tết theo quy định).
|
2. Cách thức thực hiện: Trực
tiếp
|
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm (các
loại giấy tờ phải nộp và xuất trình):
- Đơn đề nghị nêu rõ vị trí chặt hạ, dịch
chuyển; kích thước, loại cây và lý do cần chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
(có mẫu): 01 bản chính;
- Sơ đồ vị trí cây xanh đô thị cần
chặt hạ, dịch chuyển: 01 bản chính;
- Ảnh chụp hiện trạng cây xanh đô
thị cần chặt hạ, dịch chuyển: 01 bản chính.
b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
|
4. Thời hạn giải quyết: 15
ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
|
5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Tổ chức, Cá nhân.
|
6. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND cấp huyện (huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh);
b) Cơ quan, người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ
tục hành chính:
- Tại UBND thành phố Thanh Hóa,
thị xã Bỉm Sơn, thị xã Sầm Sơn: Phòng quản lý đô thị.
- Tại UBND các huyện còn lại:
Phòng Công thương.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có):
Phòng Nông nghiệp, Văn hóa, Giao thông, Du lịch, Tôn giáo.
|
7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh
|
8. Lệ phí: Không
|
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị cấp giấy phép chặt hạ,
dịch chuyển cây xanh đô thị (Phụ lục I).
|
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
- Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc
có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm;
- Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi
già cỗi không đảm bảo an toàn;
- Cây xanh trong các khu vực thực
hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
|
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày
11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị.
Website: www.chinhphu.vn
- Quyết định số 151/2012/QĐ-UBND ngày
13/01/2012 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quy định quản lý cây xanh đô thị
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Website: qppl.thanhhoa.gov.vn
|
CÁC
MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: có
Phụ
lục I
(Ban
hành kèm theo Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP CHẶT HẠ, DỊCH CHUYỂN CÂY XANH ĐÔ THỊ
Kính
gửi: Cơ quan cấp giấy phép
Tên tổ chức/cá nhân:
...............................................................................................
Địa chỉ:
.....................................................................................................................
Điện thoại: …………………………….. Fax:
.............................................................
Xin được chặt hạ dịch chuyển cây
…………………… tại đường ……………………, xã (phường): ………....................…, huyện
(thành phố, thị xã):
................................................................................................................
Loại cây: ………………………, chiều cao (m):
…………….. đường kính (m): ...........
Mô tả hiện trạng cây xanh:
.........................................................................................
....................................................................................................................................
Lý do cần chặt hạ dịch chuyển, thay
thế ...................................................................
Chúng tôi xin cam đoan thực hiện
đúng quy định của pháp luật về quản lý cây xanh đô thị và các quy định khác có
liên quan.
|
…….,
ngày … tháng … năm ……..
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Tài liệu kèm theo:
- Ảnh chụp hiện trạng;
- Sơ đồ vị trí cây (nếu có).