Quyết định 1148-BCNNg/GD năm 1966 về quy chế tạm thời về tổ chức trường đại học và trung học chuyên nghiệp tại chức do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng ban hành

Số hiệu 1148-BCNNg/GD
Ngày ban hành 26/11/1966
Ngày có hiệu lực 11/12/1966
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công nghiệp nặng
Người ký Bùi Đình Đồng
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ CÔNG NGHIỆP NẶNG
*******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số : 1148-BCNNg/GD

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 1966

 

QUYẾT ĐỊNH

BÀN HÀNH QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ TỔ CHỨC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP TẠI CHỨC

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP NẶNG 

Căn cứ Nghị định số 101-TTg ngày 11-10-1962 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế tổ chức các trường, lớp đại học và trung học chuyên nghiệp tại chức.
Căn cứ Nghị định số 171-CP ngày 20-11-1963 của Hội đồng Chính phủ về quy chế mở trưởng và lớp đại học và trung học chuyên nghiệp.
Căn cứ nhu cầu mở rộng và nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ bằng hình thức học tại chức.
Xét đề nghị của Vụ tổ chức giáo dục.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Nay ban hành quy chế tạm thời về tổ chức trường đại học và trung học chuyên nghiệp tại chức.

Điều 2. - Vụ tổ chức giáo dục có trách nhiệm hướng dẫn thi hành quy chế này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP NẶNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Đình Đồng

 

QUY CHẾ TẠM THỜI

VỀ TỔ CHỨC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP TẠI CHỨC
(ban hành kèm theo Quyết định số 1148-BCNNG/GD ngày 26-11-1966 của Bộ Công nghiệp nặng)

Ở Bộ ta, việc mở các lớp đại học và trung học chuyên nghiệp tại chức đã bắt đầu từ năm 1960. Đến nay, phong trào đã phát triển khá mạnh. Nhiều cơ sở đã mở thường xuyên hàng năm nhiều lớp đại học và trung học chuyên nghiệp tại chức, hầu như đã hình thành một trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ bằng hình thức học tại chức tương đối có nề nếp. Tuyn hiên, do chưa thực sự hoạt động theo quy chế của một trường tại chức, nên cả về quy mô và chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ở đấy còn bị hạn chế.

Để tạo điều kiện cho các cơ sở trên có thể phát triển hơn nữa là nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ bằng hình thức học tại chức, để thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý kinh tế (số 142-TƯ ngày 28-06-1966), nghị quyết có đoạn ghi: “phải phấn đấu để mỗi xí nghiệp, công trường… có đông cán bộ, công nhân đều có một lớp hoặc trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ bằng hình thức học tại chức” nay Bộ ban hành quy chế tạm thời về tổ chức trường đại học và trung học chuyên nghiệp tại chức.

I. ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP TẠI CHỨC

Điều 1. - Điều kiện tối thiểu cho một cơ sở được tổ chức trường tại chức là:

a) Trong các năm trước đây đã mở được một số lớp đại học hoặc trung học tại chức, hiện tại vẫn còn các lớp đang học, và trong những năm tới sẽ có kế hoạch tuyển sinh hàng năm từ 100 học viên trở lên;

b) Có phong trào bổ túc văn hóa tương đối phát triển ở cấp II và cấp III, có thể bảo đảm nguồn tuyển sinh hàng năm cho các lớp đại học và trung học tại chức.

c) Có đội ngũ cán bộ kỹ thuật và kinh tế đông đảo tương đối đủ để bố trí giảng dạy cho các lớp;

d) Có các thiết bị, phương tiện nghiên cứu, thí nghiệm hiện đang dùng trong sản xuất như phòng thí nghiệm, thư viện… có thể tận dụng tương đối tốt cho việc giảng dạy, học tập.

đ) Bộ máy quản lý các lớp tại chức hiện có đã ổn định và tương đối có kinh nghiệm về nghiệp vụ giáo dục.

Điều 2.Tên trường:

Trường sẽ gọi là trường trung học tại chức, nếu chỉ gồm các lớp trung học.

Trường sẽ gọi là trường đại học và trung học tại chức, nếu gồm có cả các lớp đại học và trung học.

II. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG TẠI CHỨC

Điều 3. - Trường tại chức có nhiệm vụ:

- Đào tạo bằng hình thức tại chức những cán bộ có trình độ đại học và trung học theo đúng đường lối, phương châm, mục tiêu quy định của Nhà nước để bổ sung cán bộ cho mình và cho yêu cầu chung theo chỉ tiêu do Bộ giao;

- Bổ túc cho những cán bộ lãnh đạo và chỉ đạo sản xuất đang giữ những trách nhiệm đòi hỏi phải có trình độ đại học và trung học nhưng chưa có trình độ đó; bổ túc, nâng cao khả năng công tác cho những cán bộ kỹ thuật, cán bộ kinh tế, giúp họ phát huy tác dụng cao hơn ở ngành nghề đang phục vụ.

[...]