Quyết định 1141/QĐ-UBND năm 2023 giao chủ đầu tư và ủy quyền thẩm định, phê duyệt các mô hình thí điểm thuộc các Chương trình chuyên đề trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025
Số hiệu | 1141/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 02/06/2023 |
Ngày có hiệu lực | 02/06/2023 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Nam |
Người ký | Trần Anh Tuấn |
Lĩnh vực | Đầu tư |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1141/QĐ-UBND |
Quảng Nam, ngày 02 tháng 6 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 21/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh; tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương và cơ chế hỗ trợ, huy động, lồng ghép nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 38/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh về phân bổ kế hoạch vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025 và Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 21/3/2023 của HĐND tỉnh về phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương bổ sung giai đoạn 2021 - 2025 và ngân sách trung ương năm 2023 (dự phòng) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
Theo thống nhất của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp giao ban ngày 29/5/2023 (khoản 14, Thông báo số 171/TB-UBND ngày 31/5/2023 của UBND tỉnh); theo đề nghị của Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh tại Tờ trình số 27/TTr- VPĐPNTM ngày 18/5/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (mô hình do Trung ương chỉ đạo điểm): Giao UBND huyện Tây Giang làm chủ đầu tư mô hình thí điểm “Phát triển sản phẩm OCOP từ đẳng sâm gắn với phát triển nguồn nguyên liệu hợp chuẩn và bền vững tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam” (theo danh mục đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tại Quyết định số 1528/QĐ-BNN- VPĐP ngày 14/4/2023).
2. Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới
- Đối với mô hình do Trung ương chỉ đạo điểm: Giao UBND thành phố Hội An làm chủ đầu tư mô hình thí điểm “Du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn giá trị văn hoá bản địa và hệ sinh thái tự nhiên tại Làng mộc Kim Bồng, xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam” (theo danh mục đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tại Quyết định số 1386/QĐ-BNN-VPĐP ngày 06/4/2023).
- Đối với các mô hình do tỉnh chỉ đạo điểm: Giao UBND huyện, thị xã, thành phố (cấp huyện) làm chủ đầu tư các mô hình do tỉnh chỉ đạo để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Đối với Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh[1]: Giao UBND huyện, thị xã, thành phố làm chủ đầu tư các mô hình do tỉnh chỉ đạo điểm để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới
- Đối với mô hình do trung ương chỉ đạo: Trên cơ sở danh mục mô hình thí điểm được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt, giao UBND cấp huyện có mô hình triển khai trên địa bàn làm chủ đầu tư mô hình thí điểm do Trung ương chỉ đạo.
- Đối với các mô hình do tỉnh chỉ đạo: Giao UBND huyện, thị xã, thành phố làm chủ đầu tư các mô hình do tỉnh chỉ đạo điểm để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Ủy quyền thẩm định, phê duyệt các mô hình thí điểm thuộc các Chương trình chuyên đề
Ủy quyền cho UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thẩm định, phê duyệt các mô hình thí điểm thuộc các Chương trình chuyên đề trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021 - 2025, gồm: Chương trình mỗi xã một sản phẩm; Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh; Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (gọi chung là các Chương trình chuyên đề).
Thời gian ủy quyền: Từ ngày Quyết định này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2025.
Trong quá trình thẩm định các Chương trình chuyên đề, đề nghị địa phương căn cứ các định mức, quy định có liên quan, nhất là quy định về môi trường[2] để tổ chức thẩm định cho phù hợp; trong trường hợp cần thiết, liên quan đến năng lực của địa phương và tính đặc thù của các mô hình thí điểm, địa phương có thể lấy ý kiến bằng văn bản của các Sở, ngành có liên quan của tỉnh trước khi thẩm định, phê duyệt. Riêng đối với mô hình thí điểm thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh, đề nghị UBND cấp huyện lấy ý kiến của Sở Thông tin và Truyền thông về giải pháp kỹ thuật, công nghệ trước khi thẩm định, phê duyệt.