ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1133/QĐ-UBND
|
Quảng Ngãi, ngày
30 tháng 7 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN LỘ TRÌNH NÂNG TRÌNH ĐỘ CHUẨN ĐƯỢC ĐÀO TẠO CỦA
GIÁO VIÊN MẦM NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRONG NĂM HỌC
2021-2022
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP
ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ
quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở;
Căn cứ Thông tư số 36/2018/TT-BTC
ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng
kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức;
Căn cứ Kế hoạch số 681/KH-BGDĐT ngày
28/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện lộ trình
nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ
sở giai đoạn 1 (2020-2025);
Căn cứ Quyết định số
62/2017/QĐ-UBND ngày 15/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy
định phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người quản lý doanh nghiệp tỉnh Quảng Ngãi;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 701/TTr-SGDĐT ngày
19/7/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực
hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh trong năm học 2021-2022.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giáo
dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố;
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- VPUB: CVP, PCVP, NC, CBTH;
- Lưu: VT, KGVX.Tr.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Hoàng Tuấn
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN LỘ TRÌNH NÂNG TRÌNH ĐỘ CHUẨN ĐƯỢC ĐÀO TẠO CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON, TIỂU HỌC,
TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2021-2022
(Kèm theo Quyết định số 1133/QĐ-UBND
ngày 30/7/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
I. MỤC TIÊU,
NGUYÊN TẮC, ĐỐI TƯỢNG, CÁCH THỨC CHỌN CỬ GIÁO VIÊN THAM GIA ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu
- Nhằm triển khai thực hiện có kết quả
lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu
học, trung học cơ sở theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP, đạt các chỉ
tiêu đào tạo nâng trình độ chuẩn giai đoạn 1 (2020 - 2025) theo quy định.
- Việc xác định lộ trình và tổ chức
thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên phải bảo đảm
phù hợp với thực trạng đội ngũ giáo viên và điều kiện của các cơ sở giáo dục, địa
phương; không để xảy ra tình trạng thiếu giáo viên giảng dạy.
- Việc thực hiện lộ trình nâng trình
độ chuẩn được đào tạo của giáo viên phải bảo đảm khách quan, công khai, công bằng
và hiệu quả.
- Làm căn cứ để các cơ sở giáo dục mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, xây
dựng kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên
hằng năm.
2. Nguyên tắc
- Việc xác định lộ trình và tổ chức
thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên phải bảo đảm
phù hợp với thực trạng đội ngũ giáo viên và điều kiện của các cơ sở giáo dục, địa
phương; không để xảy ra tình trạng thiếu giáo viên giảng dạy.
- Việc xác định đối tượng giáo viên
tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn được đào tạo phải bảo đảm đúng độ tuổi,
trình độ đào tạo của giáo viên. Ưu tiên bố trí những giáo viên còn đủ tối thiểu
năm công tác tính đến tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 2 Nghị định số
71/2020/NĐ-CP tham gia đào tạo trước. Trường hợp giáo viên không còn đủ năm
công tác, không thuộc đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo thì
thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Thông tư số
24/2020/TT-BGDĐT ngày 25/8/2020 quy định việc sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý
giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đáp ứng
trình độ chuẩn được đào tạo.
- Việc thực hiện lộ trình nâng trình
độ chuẩn được đào tạo của giáo viên phải bảo đảm khách quan, công khai, công bằng
và hiệu quả.
3. Đối tượng
- Giáo viên mầm non chưa có bằng tốt
nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 07 năm
công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
- Giáo viên tiểu học chưa có bằng cử
nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên
ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày
01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 08 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có
trình độ trung cấp, còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có
trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
- Giáo viên trung học cơ sở chưa có bằng
cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bàng cử nhân chuyên ngành phù
hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng
7 năm 2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được
nghỉ hưu theo quy định.
4. Cách thức chọn cử giáo viên
tham gia đào tạo
Việc chọn cử giáo viên tham gia đào tạo
nâng trình độ chuẩn được đào tạo phải bảo đảm đúng nguyên tắc; đúng đối tượng;
đúng độ tuổi, trình độ đào tạo của giáo viên và đảm bảo tiêu chí được phê duyệt.
II. LỘ TRÌNH; SỐ
LƯỢNG GIÁO VIÊN MẦM NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ PHẢI THỰC HIỆN ĐÀO TẠO NÂNG
TRÌNH ĐỘ CHUẨN TỪNG NĂM VÀ CẢ LỘ TRÌNH
1. Lộ trình
Đốn hết ngày 31 tháng 12 năm 2025 bảo
đảm đạt:
- Từ 95% trở lên số giáo viên mầm non
đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt
nghiệp cao đẳng sư phạm.
- Từ 95% trở lên số giáo viên tiểu học
đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử
nhân.
- Từ 95% trở lên số giáo viên trung học
cơ sở đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử
nhân.
2. Số lượng giáo viên mầm non, tiểu
học, trung học cơ sở phải thực hiện đào tạo nâng trình độ chuẩn từng năm và cả
lộ trình
Năm
|
Giáo
viên Mầm non
|
Giáo
viên Tiểu học
|
Giáo
viên THCS
|
Chỉ
tiêu
|
Số
lượng
|
Chỉ
tiêu
|
Số
lượng
|
Chỉ
tiêu
|
Số
lượng
|
2021
|
45,2
|
38
|
49,9
|
461 (84 TC, 377 CĐ
|
53,0
|
336
|
2022
|
15,5
|
13
|
15,2
|
140 (9 TC, 131 CĐ)
|
15,0
|
95
|
2023
|
11,9
|
10
|
13,2
|
122 (6 TC, 116 CĐ)
|
14,7
|
93
|
2024
|
14,3
|
12
|
11,1
|
103 (16 TC, 87 CĐ)
|
7,3
|
46
|
2025
|
11,9
|
10
|
10,2
|
94 (5 TC, 89 CĐ)
|
7,7
|
49
|
2026
|
1,2
|
1
|
0,2
|
2 (0 TC, 2 CĐ)
|
1,9
|
12
|
2027
|
0
|
0
|
0,2
|
2 (0 TC, 2 CĐ)
|
0,5
|
3
|
Tổng
|
100%
|
84
|
100%
|
924
|
100%
|
634
|
Trong đó, thực hiện của năm học
2021-2022:
- 38/84 giáo viên mầm non, chiếm tỷ lệ
45,2% (thuộc đối tượng nâng trình độ chuẩn
theo Nghị định số 71) bắt đầu được đào tạo chương
trình đào tạo cao đẳng sư phạm trở lên.
- 461/924 giáo viên tiểu học, chiếm tỷ
lệ 49,9% (thuộc đối tượng nâng trình độ
chuẩn theo Nghị định số 71) bắt đầu được đào tạo
chương trình đào tạo cấp bằng cử nhân.
- 336/634 số giáo viên trung học cơ sở,
chiếm tỷ lệ 33,0% (thuộc đối tượng nâng
trình độ chuẩn theo Nghị định số 71) bắt đầu được đào
tạo chương trình đào tạo cấp bằng cử nhân.
(Danh sách giáo viên cụ thể do Sở
Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết định theo phân cấp quản lý được quy định
tại Quyết định số 62/2017/QĐ-UBND ngày 15/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Ngãi)
III. NHIỆM VỤ VÀ
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Thực hiện
công tác truyền thông tạo sự đồng thuận trong đội ngũ
- Chính quyền các cấp, các cơ sở giáo
dục tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý,
giáo viên về tầm quan trọng của việc nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo
viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo quy định tại Nghị định số 71 và Kế
hoạch 681 để từ đó có kế hoạch và lộ tình thực hiện.
- Các địa phương phối hợp với các cơ
quan báo chí, phát thanh, truyền hình tổ chức tuyên truyền việc thực hiện Nghị
định số 71. Đẩy mạnh công tác truyền thông tạo sự đồng thuận trong cán bộ, giáo
viên ở các cơ sở giáo dục.
- UBND huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo,
hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức quán triệt cho giáo viên các quy định tại
Nghị định số 71; cách thức chọn cử giáo viên tham gia đào tạo, tiêu chí xác định
đối tượng, số lượng giáo viên cử tham gia đào tạo; kế hoạch thực hiện của Bộ
Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh để giáo viên hiểu rõ và
thực hiện.
2. Bố trí, sắp
xếp giáo viên
Trên cơ sở kế hoạch đào tạo, trong đó
đã xác định cụ thể đối tượng giáo viên phải đào tạo để đạt trình độ chuẩn ở từng
cơ sở giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Phòng Giáo dục và Đào tạo
cấp huyện phối hợp với Phòng Nội Vụ cấp huyện tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng phương án và giải pháp bố trí, sắp xếp,
điều tiết, phân công nhiệm vụ cho giáo viên hợp lý giữa các cơ sở giáo dục nhằm
đảm bảo nguyên tắc, có đủ giáo viên giảng dạy dưỡng bối cảnh
thiếu giáo viên và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia đào tạo theo
hình thức vừa làm, vừa học.
3. Thực hiện chế
độ chính sách cho giáo viên và thực hiện công tác truyền thông tạo sự đồng thuận
trong đội ngũ
- Các cơ sở giáo dục phải bảo đảm thực
hiện đầy đủ các chế độ, chính sách về lương, phụ cấp và
các chính sách hiện hành cho giáo viên kịp thời theo đúng quy định.
- Các cơ sở giáo dục tổ chức quán triệt
cho giáo viên các (quy định tại Nghị định số 71; các tiêu chí xác định cử giáo
viên đi học hàng năm; kế hoạch thực hiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Ủy
ban nhân dân tỉnh để giáo viên nắm được và thực hiện. Kịp thời giải đáp thắc mắc
của giáo viên trong quá trình thực hiện.
4. Lựa chọn cơ sở
đào tạo; xác định hình thức đào tạo; giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào
tạo cho cơ sở đào tạo giáo viên được lựa chọn
Căn cứ vào kế hoạch chỉ tiêu, số lượng
giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tham gia đào tạo, Sở Giáo dục và
Đào tạo trình UBND tỉnh xem xét, quyết định việc giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu
thầu theo quy định của pháp luật
IV. KINH PHÍ, BỒI
HOÀN KINH PHÍ
1. Kinh phí
- Kinh phí thực hiện lộ trình nâng
trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên do ngân sách đảm bảo theo quy định của
Luật Ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
- Việc thanh toán kinh phí đào tạo
nâng trình độ chuẩn của giáo viên cho các cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ, đặt
hàng hoặc đấu thầu theo quy định của pháp luật.
* Dự kiến kinh phí đào tạo thực hiện
trong năm học 2021-2022 (ước tính kinh phí cho
01 học kỳ của khóa học)
Tổng kinh phí đào tạo nâng trình độ
chuẩn của giáo viên (GV) thực hiện năm học 2021-2022: 6.201,5 triệu đồng (sáu
tỷ hai trăm lẻ một triệu năm trăm ngàn đồng), trong đó:
- Kinh phí đào tạo GV Mầm non:
Từ trình độ Trung cấp nâng lên Cao đẳng:
38 GV x 1 học kỳ/GV x 7 triệu đồng/học
kỳ = 266 triệu đồng.
- Kinh phí đào tạo GV Tiểu học:
3.415,5 triệu đồng, trong đó:
+ Từ trình độ Trung cấp nâng lên Đại
học: 84 GV x 1 học kỳ/GV x 7 triệu đồng/học
kỳ = 588 triệu đồng.
+ Từ trình độ Cao đẳng nâng lên Đại học:
377 GV x 1 học kỳ/GV x 7,5 triệu đồng/học
kỳ = 2.827,5 triệu đồng.
- Kinh phí đào tạo GV Trung học cơ sở:
Từ trình độ Cao đẳng nâng lên Đại học:
336 GV X 1 học kỳ/GV X 7,5 triệu đồng/học kỳ = 2.520 triệu đồng.
2. Nguồn kinh phí: Sở Giáo dục và Đào tạo sắp xếp, bố trí kinh phí trong dự toán ngân
sách được giao năm 2021 tại Quyết định số 856/QĐ-UBND ngày 14/12/2020 của UBND
để tổ chức thực hiện. Trường hợp không đảm bảo được kinh phí thì bố trí vào dự
toán năm sau.
3. Đền bù chi phí đào tạo
Thực hiện đúng theo quy định tại Điều
6 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực
hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học
cơ sở.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục
và Đào tạo
- Là cơ quan đầu mối, thường trực
giúp UBND tỉnh đôn đốc, hướng dẫn, theo dõi việc triển khai thực hiện kế hoạch
thực hiện lộ trình của UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở đào tạo
giáo viên.
- Lập dự toán và phối hợp Sở Tài
chính để cân đối, bố trí kinh phí; quản lý sử dụng kinh phí được cấp theo đúng
quy định.
- Phối hợp với UBND các huyện, thị
xã, thành phố và các cơ quan liên quan tổ chức các lớp đào tạo nâng trình độ chuẩn
được đào tạo đảm bảo quy định.
- Quyết định cử giáo viên thuộc thẩm
quyền quản lý đi đào tạo trình độ đại học, cao đẳng theo quy định và báo cáo Sở
Nội vụ để theo dõi, tổng hợp.
- Giải quyết chế độ, chính sách đối với
giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý tham gia các lớp
đào tạo nâng trình độ chuẩn đảm bảo kịp thời, chặt chẽ và đúng
quy định.
- Quyết định thành lập Hội đồng xét đền
bù chi phí đào tạo đối với giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý thuộc diện phải đền
bù chi phí đào tạo theo quy định (nếu có).
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có
liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện lộ trình đào tạo nâng trình độ chuẩn
cho giáo viên và xử lý vi phạm theo thẩm quyền; kịp thời chỉ đạo, đôn đốc, hướng
dẫn các địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện
lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên.
2. Sở Nội vụ có
trách nhiệm theo dõi, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị
xã, thành phố trong công tác đào tạo đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
nhằm đảm bảo đáp ứng trình độ chuẩn theo quy định.
3. Sở Tài chính
tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí để thực hiện việc đào tạo nâng trình độ
chuẩn được đào tạo của giáo viên theo quy định.
4. Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục
mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông trực thuộc tổ chức quán triệt cho giáo viên
các quy định tại Nghi đinh số 71, Kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của
UBND tỉnh để giáo viên nắm và thực hiện.
- Rà soát thực trạng đội ngũ, tổng hợp
kế hoạch đào tạo hàng năm của các cơ sở giáo dục trực thuộc để ban hành kế hoạch
hàng năm của UBND huyện; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện
và rút kinh nghiệm đối với cấp huyện.
- Giải quyết chế độ, chính sách đối với
giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý tham gia các lớp đào tạo nâng trình độ chuẩn
đảm bảo kịp thời, chặt chẽ, đúng quy định.
- Quyết định cử giáo viên thuộc thẩm
quyền quản lý đi đào tạo trình độ đại học, cao đẳng theo quy định và báo cáo Sở
Nội vụ để theo dõi, tổng hợp.
- Quyết định thành lập Hội đồng xét đền
bù chi phí đào tạo đối với giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý thuộc diện phải đền
bù chi phí đào tạo theo quy định (nếu có).
5. Các cơ sở giáo
dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện
- Căn cứ vào kế hoạch đào tạo được
phê duyệt, đề nghị cử người, bố trí, sắp xếp công việc của giáo viên phù hợp để
tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia đào tạo theo hình thức vừa làm,
vừa học.
- Bảo đảm các chế độ, chính sách đối
với giáo viên theo quy định.
Trong quá trình triển khai Kế hoạch
này, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Giáo dục và
Đào tạo để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.