Kế hoạch 838/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án Phát triển bền vững ngành Ong đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Số hiệu 838/KH-UBND
Ngày ban hành 19/12/2024
Ngày có hiệu lực 19/12/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Lê Trọng Yên
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 838/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 19 tháng 12 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH ONG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Quyết định số 898/QĐ-BNN-CN ngày 02/4/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án phát triển ngành Ong đến năm 2030, Quyết định số 3217/QĐ-BNN-CN ngày 23/9/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án Phát triển bền vững ngành Ong đến năm 2030; xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 209/TTr-SNN ngày 10/12/2024 về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án phát triển bền vững ngành Ong đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; Báo cáo 779/BC -SNN ngày 16/12/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển bền vững ngành Ong đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, với các nội dung sau:

I. Mục đích, yêu cầu

- Xác định rõ nhiệm vụ, nội dung công việc gắn với chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Gia Nghĩa; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong việc triển khai Đề án; nhằm thúc đẩy phát triển ngành Ong của tỉnh trong thời gian tới.

- Cụ thể hóa nhiệm vụ và giải pháp của Đề án phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, gắn với trách nhiệm thực hiện của các Sở, Ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Gia Nghĩa và các cơ quan, đơn vị có liên quan, phù hợp với mục tiêu các Đề án đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung: Phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành Ong; sản phẩm hàng hóa của ngành Ong bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, truy xuất nguồn gốc, thân thiện với môi trường, đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Phát triển, duy trì khoảng 25.000 đàn ong; năng suất mật ong đạt khoảng 35 kg/đàn/năm; sản lượng mật ong ổn định 800 tấn/năm; trong đó, xuất khẩu đạt khoảng 30%.

III. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

1. Nâng cao chất lượng giống ong

- Tuyển chọn, lai tạo nâng cao chất lượng giống ong ngoại phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.

- Nhập khẩu các giống ong ngoại có năng suất, chất lượng cao, có tính kháng bệnh để chọn tạo, nhân đàn, mở rộng quy mô nuôi ong theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.

2. Phát triển cây thức ăn và thức ăn bổ sung cho ong

- Thực hiện điều tra, khảo sát về trữ lượng cây nguồn mật, cây nguồn phấn, cây nguồn mật và phấn tại các địa phương để lập kế hoạch phát triển quy mô đàn ong phù hợp với nguồn cây thức ăn, hình thành vùng nuôi ong hàng hóa phục vụ xuất khẩu.

- Sử dụng nguồn thức ăn bổ sung, thức ăn thay thế cho ong bảo đảm cân bằng dinh dưỡng, an toàn cho đàn ong, không tồn dư hóa chất trong sản phẩm ong mật.

3. Kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm và nguồn gốc sản phẩm ong

- Tổ chức kiểm tra, giám sát thú y và an toàn thực phẩm đối với các cơ sở nuôi ong, thu mua, sơ chế, chế biến mật ong phục vụ mục đích thương mại để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Thực hiện kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh và các hóa dược trong sản phẩm ong bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

- Ứng dụng các giải pháp tổng hợp để điều trị bệnh trên ong, giúp bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm ong.

- Thực hiện chuyển đổi số, xây dựng hệ thống quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu ở các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm ong để phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc, phòng chống gian lận thương mại đối với các sản phẩm ong.

4. Đổi mới sản xuất, thương mại ngành ong

- Mở rộng quy mô sản xuất, ưu tiên liên kết với hợp tác xã, trang trại nuôi ong theo chuỗi giá trị, hướng hữu cơ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, sơ chế, chế biến và thương mại hóa sản phẩm ngành ong góp phần duy trì bền vững cơ cấu tổng đàn ong mật, phù hợp với nguồn thức ăn cho ong và nhu cầu thị trường.

- Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi ong, chuyển đổi theo lộ trình từ nuôi ong thùng đơn sang nuôi ong thùng kế để nâng cao năng suất, chất lượng mật ong.

- Tổ chức lại hệ thống thu gom, sơ chế, chế biến, chế biến sâu các sản phẩm ong theo hướng tập trung, công nghiệp gắn với vùng nuôi ong hàng hóa, bảo đảm yêu cầu về bảo yêu cầu của thị trường.

5. Đào tạo nguồn nhân lực

- Thực hiện đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước ngành Ong cho cán bộ quản lý nhà nước, đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ bác sỹ thú y, kỹ sư chăn nuôi thực hành về các lĩnh vực chuyên môn, quản lý trong ngành Ong.

- Đào tạo kết hợp với nghiên cứu học tập từ những mô hình thực tế có hiệu quả; kết hợp kết nối giữa các hộ nuôi với nhau nhằm trao đổi chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau để thúc đẩy phát triển đàn ong mang tính bền vững.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ