Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Quyết định 1132/QĐ-UB năm 1996 về quy định tạm thời tổ chức thôn, bản và nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn, bản do tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu 1132/QĐ-UB
Ngày ban hành 16/10/1996
Ngày có hiệu lực 01/10/1996
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Phan Lâm Phương
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1132/QĐ-UB

Đồng Hới, ngày 16 tháng 10 năm 1996

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ TỔ CHỨC THÔN, BẢN VÀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TRƯỞNG THÔN, BẢN

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi) ngày 21/6/1994;

Căn cứ Quyết định số 164/TCCP ngày 26/9/1995 của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc ban hành quy chế tạm thời về tổ chức thôn, bản ở các xã miền núi, vùng cao;

Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, Giám đốc Sở Tài chính Vật giá và Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh;

Để tăng cường củng cố và xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này bản "Quy định tạm thời về tổ chức thôn, bản và nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn, bản" để áp dụng thống nhất ở các xã phường, thị trấn trong toàn tỉnh.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/10/1996.

Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Vật giá, thủ trưởng các ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các xã phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TV TU (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- Ban TCCP (b/c);
- Lưu VP, TC.

TM. UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
QUYỀN CHỦ TỊCH




Phan Lâm Phương

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Vị trí thôn, bản:

- Thôn là khu vực dân cư được hình thành theo địa lý tự nhiên, do lịch sử để lại hoặc do phát triển của các cụm dân cư, thích hợp cho việc quản lý và các hoạt động kinh tế xã hội.

- Bản là cụm dân cư của các đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã miền núi, vùng cao, được hình thành chủ yếu dựa theo quan hệ huyết thống, sắc tộc hoặc do quá trình thực hiện định canh, định cư của đồng bào dân tộc.

- Thông, bản không phải là một cấp hành chính Nhà nước mà là một bộ phận cấu thành đơn vị cấp xã; là tổ chức thừa hành công việc và giúp chính quyền xã thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng.

Điều 2: Quy mô thôn bản:

a) Cơ sở để xác định quy mô thôn bản như sau:

- Đối với thôn cũ thì căn cứ vào địa dư hành chính do lịch sử để lại.

- Đối với thôn mới (kể cả việc bố trí sắp xếp lại cho thích hợp) thì căn cứ vào dân số, địa lý tự nhiên, nhưng ít nhất phải có từ 400 khẩu trở lên mới được lập thôn.

- Bản ít nhất phải có từ 20 hộ trở lên.

b) Quy mô thôn, bản chia làm 3 loại:

Thôn                 (tính theo nhân khẩu)                  Bản (tính theo hộ)

Loại I:               Trên 1.000 khẩu                         Trên 50 hộ

[...]