Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 1128/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Phát triển thể dục, thể thao tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 1128/QĐ-UBND
Ngày ban hành 25/05/2022
Ngày có hiệu lực 25/05/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Nguyễn Duy Hưng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1128/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 25 tháng 5 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỂ DỤC, THỂ THAO TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2022-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Thể dục thể thao năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thể dục, thể thao ngày 14/6/2018;

Căn cứ Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 Hội nghị lần thứ IX Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;

Căn cứ Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1355/QĐ-TTg ngày 14/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và Du lịch vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 -2025 ngày 26/10/2020;

Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 08/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 252/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chế độ đối với vận động viên, huấn luyện viên và chi tiêu tài chính đối với các giải thể thao;

Theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên tại Tờ trình số 70/TTr-SVHTTDL ngày 27/4/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển thể dục, thể thao tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 với các nội dung sau:

I. THỰC TRẠNG THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2012 - 2021

1. Kết quả công tác thể dục thể thao

1.1. Thể dục thể thao cho mọi người

a) Thể dục thể thao quần chúng

Qua 10 năm thực hiện Đề án Phát triển sự nghiệp Thể dục thể thao tỉnh Hưng Yên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 1097/QĐ-UBND ngày 28/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên) số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên bình quân hằng năm tăng từ 0,9 đến 1,3%; số gia đình thể thao bình quân hàng năm tăng từ 0,8 đến 1%.

Nhận thức của người dân về lợi ích của luyện tập thể dục thể thao (TDTT), nâng cao sức khỏe được nâng lên; nhu cầu tập luyện TDTT của các đối tượng từ thiếu niên, nhi đồng đến người cao tuổi; các tầng lớp nông dân, công nhân, trí thức; người dân thành thị và nông thôn; người bình thường và người khuyết tật đều tăng cao; các điểm, nhóm, câu lạc bộ TDTT cơ sở được tăng cường; góp phần đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” gắn với việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “Chương trình xây dựng nông thôn mới”.

b) Giáo dục thể chất và thể thao trong trường học

Công tác giáo dục thể chất trong nhà trường thường xuyên được củng cố và nâng cao chất lượng, các hoạt động phong trào thể thao trong trường học ngày càng phong phú. Hằng năm có nhiều cuộc thi đấu thể thao, Hội khỏe Phù Đổng không ngừng được nâng lên về số lượng vận động viên và chất lượng giải thi đấu.

100% trường cấp Tiểu học, THCS, THPT tổ chức giảng dạy GDTC nội khóa theo đúng chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định; trên 80% số trường có giờ TDTT ngoại khóa. Hằng năm cấp Tiểu học, THCS, THPT đạt từ 90-95% tiêu chuẩn rèn luyện thể thao; các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đạt 85-90%.

c) Phong trào thể dục thể thao trong lực lượng vũ trang

Phong trào TDTT trong lực lượng vũ trang thường xuyên được duy trì, trọng tâm là tổ chức huấn luyện, rèn luyện thể lực theo chuẩn, gắn liền với phong trào "Chiến sỹ khỏe”; thực hiện phương châm mọi quân nhân đều phải tham gia chương trình huấn luyện thể lực bắt buộc, đồng thời mỗi người tự chọn cho mình một môn thể thao hoặc một hình thức luyện tập để tăng cường sức khỏe nâng cao hiệu quả công tác, phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần. Có 98,1% cán bộ, chiến sỹ trong độ tuổi đạt tiêu chuẩn về rèn luyện thân thể hằng năm.

(Chi tiết tại phụ lục I kèm theo).

1.2. Thể thao thành tích cao

[...]