ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1109/QĐ-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 3 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ DUYỆT ĐỒ ÁN THIẾT KẾ ĐÔ THỊ RIÊNG TỶ LỆ 1/2000 VÀ QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN TRỤC ĐƯỜNG TÂN SƠN NHẤT – BÌNH LỢI -
VÀNH ĐAI NGOÀI (TRỤC ĐƯỜNG PHẠM VĂN ĐỒNG)
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị
ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số
08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số
37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt
và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số
38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý không
gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
Căn cứ Quyết định số
24/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án điều
chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;
Căn cứ Thông tư số
10/2010/TT-BXD ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng
loại quy hoạch đô thị;
Căn cứ Thông tư số
06/2013/TT-BXD ngày 13 tháng 5 năm 2013 về nội dung hướng dẫn Thiết kế đô thị;
Căn cứ Quyết định số
28/2011/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc
ban hành Quy định về điều chỉnh quy hoạch đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số
50/2011/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc
lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh;
Căn cứ Quyết định số
3258/QĐ-UBND ngày 25 tháng 06 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về duyệt
nhiệm vụ thiết kế đô thị riêng tỷ lệ 1/2000 và Quy định quản lý không gian, kiến
trúc, cảnh quan Trục đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (trục đường
Phạm Văn Đồng);
Xét đề nghị của Sở Quy hoạch
- Kiến trúc tại Tờ trình số 4909/TTr-SQHKT ngày 24 tháng 12 năm 2013 về trình
duyệt đồ án thiết kế đô thị riêng tỷ lệ 1/2000 và Quy định quản lý không gian,
kiến trúc, cảnh quan Trục đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (trục
đường Phạm Văn Đồng),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1.
Duyệt đồ án thiết kế đô thị riêng tỷ lệ
1/2000 Trục
đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (trục đường Phạm Văn Đồng), với các
nội dung chính như sau:
1. Vị
trí, phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực quy hoạch:
a) Vị trí đồ
án: đi qua 5 quận và
12
phường của Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Đi qua quận Tân Bình : Phường 2.
-
Đi qua quận Gò Vấp : Phường 3, Phường 1, Phường 4.
-
Đi qua quận Phú Nhuận : Phường 9.
-
Đi qua quận Bình Thạnh : Phường 11, Phường 13.
-
Đi qua quận Thủ Đức : Phường Hiệp Bình Chánh, phường Linh Đông, phường Linh
Tây, phường Linh trung, phường Tam Phú.
b) Chiều dài
tuyến đường: 15,33 km.
c) Diện tích
khu vực nghiên cứu thiết kế đô thị: 527,3 ha.
d) Tính chất
của khu vực quy hoạch: Trục giao thông mới phát triển đô thị quan trọng
của thành phố kết hợp thương mại dịch vụ và phát triển giao thông công cộng, cải
tạo cảnh quan kiến trúc đô thị.
2. Cơ
quan tổ chức lập đồ án:
Ban Quản lý dự án Quy
hoạch Xây dựng Thành phố (thuộc Sở Quy hoạch - Kiến Trúc).
3. Đơn vị
tư vấn lập đồ án:
Trung tâm
Thông tin Quy hoạch (thuộc
Sở Quy hoạch - Kiến Trúc).
4. Danh mục,
hồ sơ, bản vẽ đồ án:
- Thuyết
minh tổng hợp.
- Thành phần
bản vẽ bao gồm:
+
Sơ đồ vị trí, mối quan hệ giữa khu vực thiết kế với đô thị và khu vực xung
quanh; sơ đồ đánh giá lịch sử phát triển; sơ đồ phân tích hiện trạng sử dụng đất.
+
Sơ đồ phân tích hiện trạng giao thông, kiến trúc, cảnh quan.
+
Sơ đồ phân tích ý tưởng phân khu chức năng và tổ chức không gian.
+
Sơ đồ định hướng phân khu chức năng và tổ chức không gian.
+
Bản vẽ hướng dẫn thiết kế đô thị tỷ lệ 1/2000 các khu A, B, C, D-E-G, H, L-M,
N-O, P, Q-R.
5. Quy hoạch phân khu
chức năng và sử dụng đất:
5.1. Phân
khu chức năng:
STT
|
Tên
khu
|
Khu
vực đô thị
|
Mô tả tính chất - chức
năng - đặc thù kiến trúc cảnh quan đô thị
|
1
|
Khu A
|
Khu cửa ngõ hàng không
|
Khu vực mang đặc trưng là cửa ngõ hàng không Quốc tế,
một phần là công viên Gia Định và 2 dự án thương mại Tân Sơn Nhất
|
2
|
Khu B
|
Khu đa chức năng xây dựng mới và chỉnh trang khu hiện
hữu
|
Khu vực có nút giao thông quan trọng ngã 5 Nguyễn Thái
Sơn cùng với các công trình tôn giáo, giáo dục tập trung khá nhiều ở vị trí
này
|
3
|
Khu C
|
Khu đa chửc năng và ở cao tầng kết hợp chỉnh trang khu
ở hiện hữu
|
Khu vực tập trung nhiều khu nhóm nhà ở,
chung cư với nút giao thông thường xảy ra ùn tắc Lê Quang Định - Nguyên Hồng.
Với lưu lượng giao thông tập trung cao cần đề xuất sử dụng đất thích hợp và
phân luồng hợp lý lại cho khu vực này
|
4
|
Khu D-E-G
|
Khu đa chức năng và chỉnh trang đô thị kết hợp khai
thác tối đa yếu tố cảnh quan rạch Lăng và sông Sài Gòn
|
Sử dụng đất ở khu vực này khá đa dạng với
các loại đất ở, cây xanh, trường học, tôn giáo. Nhóm đất ở phân cấp làm 2 dạng:
nhà ở thấp tầng và cao tầng. Khu vực thích hợp với việc phát triển thêm loại
hình sử dụng đất hỗn hợp kết hợp với các không gian mở vốn có. Ngoài ra còn
có thể tận dụng cảnh quan tự nhiên từ rạch Lăng và vùng cảnh quan sông nước
cầu Bình Lợi
|
5
|
Khu H
|
Khu vực đầu mối giao thông đường sắt quốc gia, khu ở
cao tầng và chỉnh trang đô thị hiện hữu
|
Khu vực mang đặc trưng là đầu mối giao
thông đường sắt quốc gia. Khu vực có nhiều đất công nghiệp vẫn còn đang hoạt
động sản xuất. Tuy nhiên, theo định hướng chung của Thành phố sẽ di dời các
cơ sở này. Do đó, đây sẽ là quỹ đất dự trữ để phát triển các chức năng sử dụng
đất khác. Bên cạnh đó còn có nút giao với Quốc lộ 13 là một nút giao thông
quan trọng không kém khi mà lưu lượng xe cộ tập trung khá cao và thường
xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Cũng tiếp giáp khá lớn với diện tích mặt
sông Sài Gòn, đây cũng là một khu vực thích hợp để phát triển các tuyến điểm
cảnh quan đẹp trên toàn bộ trục đường
|
6
|
Khu K
|
Khu vực đặc trưng cảnh quan du lịch sông nước, tập
trung phát triển nhà ở, chỉnh trang khu hiện hữu
|
Khu vực mang đặc trưng cảnh quan du lịch
sông nước, chủ yếu là đất ở và tiếp giáp với vùng cửa ngõ đường sắt có đường
liên khu vực đi qua. Trong khu vực có các công ty vật tư, đầu tư phát triển
nhà ở chung cư
|
7
|
Khu L-M
|
Khu vực nhà ở biệt thự (đặc trưng truyền thống làng
mai) - kết hợp du lịch sông nước, giáp rạch Gò Dưa
|
Khu vực mang đặc trưng văn hóa xã hội
(làng mai) - kết hợp du lịch sông nước, hình thái đất bị rạch Gò Dưa chia nhỏ
với đất ở chiếm đa số
|
8
|
Khu N-O
|
Khu vực cửa ngõ đường bộ, khu ở cao tầng kết hợp cải tạo
chỉnh trang đô thị hiện hữu
|
Có nút giao với trục chính đô thị - đường
Vành đai 2. Đây là cửa ngõ đường bộ và là nút giao thông quan trọng trong
khu vực
|
9
|
Khu P
|
Khu vực nút giao đường Tô Ngọc Vân, chỉnh trang đô thị
hiện hữu
|
Có nút giao đường Tô Ngọc Vân là nút
giao thông thường xuyên ùn tắc. Khu vực có đất ở chiếm đa phần nhưng mật độ
dân cư thấp tương tự khu N và khu O
|
10
|
Khu Q-R
|
Khu vực cửa ngõ giao thông đường bộ - nút giao Linh
Xuân, khu đô thị mới và chỉnh trang
|
Khu vực mang đặc trưng là cửa ngõ giao
thông đường bộ của Thành phố Hồ Chí Minh. Tập trung hầu hết là đất công nghiệp
với các cơ sở sản xuất. Đây sẽ là quỹ đất dự trữ để khai thác giá trị đất
đúng mức tương xứng với cửa ngõ ở điểm cuối trục đường là nút giao cầu vượt
Linh Xuân
|
5.2. Quy
hoạch sử dụng đất:
- Phương án sử dụng đất được dựa
trên cơ sở tác động của tuyến giao thông công cộng - BRT, mô hình phát triển đô
thị theo định hướng giao thông (TOD - Transit Oriented Development), nghiên cứu
tổng hợp tình hình hiện trạng và đề xuất của quy hoạch chi tiết, cập nhật tình
hình đầu tư phát triển dự án và định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa
phương. Bên cạnh đó, còn dựa trên tính khả thi về tài chính và các hạn chế tác
động đến kinh tế - xã hội - môi trường, đặc biệt là các khu vực được chuyển đổi
chức năng sử dụng đất hoặc xây dựng mới.
- Sử dụng đất hướng đến phát triển
hỗn hợp dựa trên việc bảo tồn và phát huy những giá trị sử dụng đất có sẵn hoặc
hình thành từ việc phát triển giao thông công cộng, tăng cường giá trị sử dụng
đất, tăng cường quỹ đất dành cho không gian mở, công viên cây xanh và các công
trình dịch vụ công cộng.
- Khai thác hiệu quả các giá trị
sử dụng đất sẵn có để tạo lập một hành lang đô thị đa chức năng, kết nối hiệu
quả, là nguồn cung ứng các dịch vụ đô thị cho khu vực cũng như cho toàn thành
phố. Từ việc xác định các khu vực ưu tiên dựa vào thế mạnh của từng khu vực và
đưa ra các chiến lược phát triển đô thị tập trung vào các thế mạnh đó, như khai
thác hiệu quả giao thông, hiệu quả của các dự án đầu tư xây dựng dựa vào các điều
kiện ưu đãi về hệ số sử dụng đất, do đó các chỉ tiêu sử dụng đất đề xuất có thể
thay đổi tùy theo thực trạng đầu tư dự án nhưng phải dựa theo các điều kiện ưu
đãi đã nêu trong quy định quản lý của đồ án này.
5.3. Định hướng
sử dụng đất cho toàn tuyến:
- Căn cứ theo đề
xuất của quy hoạch chung thành phố, quy hoạch chung quận huyện và các định hướng
phát triển kinh tế - xã hội, các khu vực phát triển cho mục đích công cộng được
giữ nguyên.
- Các khu vực phát
triển đa chức năng được đề xuất ở những vị trí tiếp giáp với hệ thống bến trạm
của các loại hình giao thông công cộng hoặc những vị trí có giá trị sử dụng đất
cao, những đầu mối giao thông quan trọng,... Các khu vực này được ưu tiên về hệ
số sử dụng đất do được đảm bảo năng lực giao thông, đảm bảo tính khả thi về tài
chính, đồng thời hệ số sử dụng đất cao sẽ tăng cường hiệu quả hoạt động của khu
vực, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho các khu vực lân cận.
- Các khu vực dân
cư - bao gồm khu dân cư tự cải tạo và khu dân cư xây dựng mới - được bố trí triển
xen kẽ với các khu trung tâm và các khu vực đa chức năng nhằm khai thác triệt để
các dịch vụ đô thị với bán kính tiếp cận hợp lý, cung cấp nguồn việc làm, nâng
cao chất lượng sống cho người dân.
- Tăng cường bố
trí không gian mở, không gian xanh dọc theo bờ kênh và len lỏi vào bên trong
các khu vực chức năng, tăng cường kết nối các khu chức năng đô thị bằng mảng
xanh, bảo tồn đặc thù cảnh quan mang sắc thái riêng nhằm đảm bảo chức năng sinh
thái đô thị, giúp điều hòa tác động ngập lụt, gia tăng tiện ích giải trí cho
người dân.
6. Các chỉ
tiêu quy hoạch sử dụng đất:
Đối với từng
phân khu chức năng trong đồ án, các chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc được đề xuất
trong các bản vẽ sơ đồ hướng dẫn thiết kế đô thị mang tính chất tham khảo và gợi
ý định hướng không gian kiến trúc cảnh quan. Trong trường hợp các chỉ tiêu
trong đồ án thiết kế đô thị (riêng) tỷ lệ 1/2000 và Quy định quản lý không gian,
kiến trúc, cảnh quan Trục đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (trục
đường Phạm Văn Đồng) có khác so với đồ án quy hoạch chung, đồ án quy hoạch chi
tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 (quy hoạch phân khu), đồ án quy hoạch chi tiết
tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt thì các chỉ tiêu này sẽ được Hội đồng
Kiến trúc - Quy
hoạch Thành phố, Hội đồng
quy hoạch tại địa phương xác định khi tiến hành thực hiện quy hoạch.
7. Tổ chức
không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị:
7.1. Định hướng không gian:
- Tổ chức không gian đô thị dọc
theo Trục đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (trục đường Phạm Văn Đồng)
theo hướng hình thành trục phát triển đô thị hiện đại, hài hòa giữa cải tạo, chỉnh
trang đô thị trên cơ sở di dời các cơ sở công nghiệp cũ, chỉnh trang các khu
dân cư chưa được đầu tư đồng bộ về hạ tầng và cấu trúc đô thị chưa hoàn thiện
và phát triển các cụm công trình nhà ở kết hợp chức năng thương mại, dịch vụ,
phát huy tốt lợi thế về giao thông, cải tạo không gian, cảnh quan và môi trường
đô thị.
- Tổ chức không gian đô thị nén
dần về hướng Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình, quận Bình Thạnh) và giãn dần về hướng
quận Thủ Đức, thể hiện qua hệ số sử dụng đất và tổ chức tầng cao xây dựng (đường
chân trời).
- Phát triển các cụm công trình
chung cư cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ tại các khu vực có quỹ đất chuyển
đổi lớn thuận tiện về giao thông công cộng.
- Giữ lại và cải tạo nâng cấp một
số khu dân cư hiện hữu có hạ tầng giao thông tương đối đồng bộ, mật độ xây dựng
cao, cảnh quan và kiến trúc đô thị tương đối khang trang.
- Bảo tồn và phát huy những khu
vực cảnh quan, các khu vực công trình có ý nghĩa về lịch sử và văn hóa như: khu
vực cảnh quan sông Sài Gòn, làng mai, đường Kinh Lý,….
7.2. Định hướng kiến trúc:
- Trục đường Tân Sơn Nhất - Bình
Lợi - Vành đai ngoài (trục đường Phạm Văn Đồng) là một trục phát triển đô thị mới
quan trọng của Thành phố với kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, giao thông công
cộng là chủ đạo, kết nối với nhiều đầu mối giao thông quan trọng của Thành phố.
Vì vậy, kiến trúc đô thị chung của toàn tuyến cũng theo hướng hiện đại và hài
hòa với cảnh quan chung của khu vực.
- Công trình kiến trúc tượng đài
nằm ở vị trí ngã 5 đường Nguyễn Thái Sơn và các công trình điểm nhấn được bố
trí tại khu vực góc của các giao lộ lớn giúp định hướng, dẫn dắt người lưu
thông trên toàn trục đường.
- Trên sơ đồ còn thể hiện một số
tuyến nhìn quan trọng từ các công trình tôn giáo hoặc công trình công cộng về
phía các công trình điểm nhấn. Tại các vị trí này cần tổ chức không gian hợp lý
để khai thác hết các điểm nhìn.
- Các loại hình kiến trúc phù hợp
chức năng và ý đồ tổ chức cảnh quan cho từng khu vực:
+ Khu phức hợp, nhà ở cao tầng kết nối với
giao thông công cộng, hiện đại, có khoảng lùi lớn, bố trí không gian đi bộ tầng
trệt,….
+ Khu biệt thự, nhà liên kế thấp tầng,
kiến trúc hài hòa, đồng bộ.
+ Khu công trình công cộng, tầng cao
trung bình, công trình thoáng, không gian mở.
- Các công trình điểm nhấn có
quy mô tầng cao vượt trội so với các công trình lân cận kết hợp với khoảng lùi
lớn tại khối đế, tạo điều kiện tổ chức không gian và cảnh quan đẹp và sinh động,
thuận lợi cho sinh hoạt của người dân. Các công trình điểm nhấn cần có kiến
trúc hiện đại, đẹp, hài hòa với không gian và cảnh quan đô thị xung quanh nhưng
vẫn đảm bảo tính đặc thù của từng khu vực. Các công trình điểm nhấn trên trục
đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (trục đường Phạm Văn Đồng) được
chia làm hai cấp độ (cấp độ toàn tuyến và cấp độ khu vực).
- Bảo tồn và phát huy giá trị
các công trình kiến trúc, có giá trị như cầu Bình Lợi, chùa Phổ Minh, chùa Long
Nhiễu, làng mai Thủ Đức. Đối với các công trình trên, cần có sự quan tâm duy
tu, tôn tạo để giữ gìn công trình đồng thời quản lý chặt chẽ việc xây dựng các
công trình cao tầng (trên 9 tầng), quy mô lớn xung quanh công trình. Các công
trình xây dựng xung quanh bán kính ảnh hưởng cần được nghiên cứu kỹ và thông
qua Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch Thành phố.
7.3. Định hướng cảnh quan:
- Trục đường Tân Sơn Nhất - Bình
Lợi - Vành đai ngoài (trục đường Phạm Văn Đồng) không chỉ là một hành lang phát
triển chủ đạo, năng động, trục giao thông quan trọng mà còn là trục cảnh quan
quan trọng, cửa ngõ đối ngoại hướng tâm của Thành phố kết nối với trung tâm của
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Dựa trên đặc điểm hiện trạng
cũng như quy hoạch phát triển, việc tổ chức cảnh quan trục đường có những nội
dung chính như sau:
+ Tạo lập trục đường cửa ngõ Thành phố đẹp,
hiện đại, xanh, khai thác tối đa các yếu tố cảnh quan sông nước, các nút giao
thông lớn, các khoảng cách ly cây xanh nhằm tăng không gian mở, cây xanh cho
Thành phố.
+ Bảo tồn, phát huy giá trị của các công
trình văn hóa, lịch sử.
+ Cân nhắc bố trí các công trình kiến
trúc tượng đài, kiến trúc điểm nhấn ở những vị trí quan trọng.
+ Bảo tồn cảnh quan khu vực trồng mai
truyền thống tại phường Linh Đông, quận Thủ Đức kết hợp cảnh quan sông nước và
công trình công viên cây xanh dọc sông Sài gòn.
+ Bảo
tồn và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên. Phát huy giá trị cảnh quan mặt
nước các khu vực khác của sông Sài Gòn, các tuyến rạch trên trục đường.
+ Tổ
chức hệ thống công viên cây xanh toàn tuyến hài hòa tương xứng với vai trò và vị
trí của trục đường cửa ngõ.
+ Tổ
chức cây xanh trên trục đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi -
Vành đai ngoài (trục đường Phạm Văn Đồng) đẹp và hài hòa với không gian và kiến
trúc đô thị.
+ Tổ
chức chiếu sáng đô thị sinh động và có trật tự.
+ Tổ
chức quảng cáo và cổ động đẹp và trật tự.
8. Định
hướng phát triển giao thông cho toàn tuyến:
8.1. Mạng lưới đường bộ:
- Nhằm hỗ trợ hoạt động chung của
tuyến giao thông công cộng có hiệu quả, tạo điều kiện cho người dân đi bộ thuận
tiện tới các trạm xe buýt và cầu vượt. Trên các trục đường này nên kết hợp các
hoạt động thương mại, dịch vụ, phối hợp với hoạt động giao thông, tạo thành
trung tâm da chức năng cho khu vực dân cư. Thiết kế các tuyến này ngắn, có vỉa
hè phù hợp, các công trình có khoảng lùi tầng trệt tối thiểu 3m so với lộ giới
để tổ chức cửa hàng và lối đi cho khách bộ hành.
- Lối vào các công trình cao tầng,
trung tâm thương mại, đa chức năng, nhà ở cao tầng bao gồm cả cổng chính và lối
ra vào tầng hầm được khuyến khích mở ra các trục đường nhánh, trục đường bên
trong nhằm giảm tối đa ảnh hưởng đến giao thông trên Trục đường Tân Sơn Nhất -
Bình Lợi - Vành đai ngoài (trục đường Phạm Văn Đồng). Trong trường hợp công
trình chỉ tiếp giáp với trục đường thì chỉ tổ chức một lối ra vào duy nhất với
chiều rộng tối thiểu và cách xa tối đa các giao lộ.
- Nhà ở riêng lẻ, nhất là nhà ở
liên kế thường đi kèm các hoạt động thương mại nhỏ lẻ, có thể gây ảnh hưởng
tiêu cực đến tổ chức giao thông đô thị và mỹ quan đô thị. Đối với nhà ở liên kế
trên Trục đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (trục đường Phạm Văn Đồng)
và các tuyến đường thương mại dịch vụ trong thiết kế này cần có khoảng lùi 3m
so với lộ giới để bố trí hành lang đi bộ công cộng.
8.2. Hệ thống giao thông công
cộng:
a) Tổ chức thêm các tuyến
xe buýt công cộng:
- Nghiên cứu đầu tư hệ thống xe
buýt tốc độ cao BRT dọc theo trục đường, với cự ly bến hợp lý, kết hợp với các
Trung tâm thương mại dịch vụ, công trình công cộng và nhà ở cao tầng.
- Kết nối với các điểm giao
thông cấp thành phố và vùng.
b) Khuyến khích xây dựng
nhà để xe công cộng:
- Ưu tiên xây dựng các nhà để xe
công cộng kết hợp bến xe buýt trong bán kính dưới 100m đến trạm xe buýt hoặc
trong bán kính 100m gần chân cầu vượt đi bộ.
- Khuyến khích các dự án cao tầng,
khu thương mại dịch vụ xây dựng thêm chỗ để xe (nhiều hơn so với Tiêu chuẩn) sử
dụng cho mục đích công cộng (được thu phí) trong bán kính 200m gần chân cầu vượt
đi bộ.
- Bố trí một số trạm buýt thủy tại
các khu vực cảnh quan sông nước. Tại mỗi trạm cần quy hoạch gắn liền với các điểm
dịch vụ thương mại khai thác giá trị cảnh quan ven sông có hình thức đa dạng và
thu hút các đối tượng đến sử dụng.
- Tuyến xe buýt với vị trí các
trạm cho lượt đi và về trong bán kính 200m đi bộ (khoảng 2,5 phút) được phân bố
đều dọc theo trục đường với khoảng cách thích hợp đáp ứng được nhu cầu phát triển
các khu vực thương mại dịch vụ hỗn hợp, tăng giá trị sử dụng trong mối tương
quan giữa hệ thống giao thông với sử dụng đất. Việc phát triển mạnh giao thông
công cộng còn tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách tiếp cận tốt các dịch vụ
thương mại của khu vực.
9. Những
hạng mục ưu tiên đầu tư, các vấn đề về tổ chức thực hiện theo quy hoạch:
Trên cơ sở định hướng phát triển
đô thị, các chương trình, công trình trọng điểm của khu vực quy hoạch; đồ án đã
xác định các hạng mục ưu tiên đầu tư và đưa vào chương trình hành động như sau:
9.1. Công
tác quy hoạch chi tiết: Đẩy mạnh công tác
quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, thiết kế đô thị tỷ lệ 1/500 một số khu vực đặc
biệt dọc trục đường, như sau:
- Khu vực xung quanh các nút
giao thông quan trọng: Nút giao đường Trường Sơn, nút ngã năm Nguyễn Thái Sơn,
nút giao Lê Quang Định - Nguyên Hồng, nút giao Quốc lộ 13, nút giao với đường
Vành đai 2, nút giao Quốc lộ 1.
- Các khu vực cần bảo tồn: làng
mai, các công trình tôn giáo,...
- Các khu vực cần chỉnh trang:
khu dân cư hiện hữu dọc tuyến.
- Các không gian cảnh quan đặc
biệt: khu vực dọc sông rạch: sông Sài Gòn, rạch Lăng, Gò Dưa,...
- Chuyển đổi chức năng các khu đất
công nghiệp dọc Trục đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (trục đường
Phạm Văn Đồng).
9.2. Công tác phát triển hạ tầng
kỹ thuật:
Hiện nay hệ thống hạ tầng kỹ thuật
dọc tuyến không được triển khai đồng bộ giữa các quận, gây khó khăn trong công
tác triển khai thực hiện đồ án.
- Ủy ban nhân dân các quận, Sở
Giao thông vận tải, các khu quản lý giao thông đô thị cần phối hợp triển khai
các dự án nâng cấp, cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
- Triển khai hệ thống giao thông
công cộng.
- Triển khai hạ tầng kỹ thuật:
quảng trường, cầu vượt đi bộ,...
- Tổ chức công viên cảnh quan
trong hành lang cách ly sông Sài Gòn, cầu Bình Lợi, rạch Lăng, rạch Gò Dưa.
9.3. Công tác đầu tư:
- Tạo điều kiện thu hút đầu tư
triển khai các dự án trọng điểm dọc tuyến.
- Các dự án trọng điểm dọc tuyến
cần tổ chức kêu gọi đầu tư như: tổ chức không gian cảnh quan quanh các nút giao
thông quan trọng.
- Các tuyến đường đi bộ, các dự
án cải tạo không gian - kiến trúc - cảnh quan dọc tuyến,...
- Khuyến khích đầu tư bằng việc
tăng các chỉ tiêu xây dựng hợp lý.
9.4. Những công trình đặc biệt:
- Xác định một số công trình đặc
biệt khuyến khích đầu tư:
- Tổ chức cảnh quan quanh khu vực
các nút giao thông lớn;
- Các công trình điểm nhấn dọc
tuyến Tân Sân Nhất - Bình Lợi;
- Các công trình bảo tồn, có giá
trị dọc tuyến Tân Sân Nhất - Bình Lợi.
- Tăng cường công tác quản lý
triển khai đồng bộ trên tất cả các mặt.
Lưu ý: Khi triển
khai các dự án phát triển các tuyến đường giao thông theo quy hoạch được phê
duyệt, tùy theo điều kiện cụ thể, để tạo nguồn lực thực hiện, cần khai thác hiệu
quả quỹ đất 2 bên đường, tổ chức thu hồi, đấu giá hoặc đấu thầu để lựa chọn chủ
đầu tư theo quy định của pháp luật.
Điều
2.
Duyệt Quy định quản lý kèm theo đồ án thiết kế
đô thị (riêng) tỷ lệ 1/2000 Trục đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài
(trục đường Phạm Văn Đồng), với các nội dung chính như sau:
1. Quy định chung:
- Quy định quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan theo đồ án thiết
kế đô thị nhằm giúp nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị,
tăng cường tính công khai, minh bạch; đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu về đầu tư
phát triển. Cung cấp các quy định, hướng dẫn thiết kế cho từng khu vực không
gian, kiến trúc, cảnh quan, tổ chức giao thông.
- Quy định quản lý này được sử dụng kết hợp với hệ thống bản vẽ, sơ
đồ của đồ án để quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trong ranh thiết
kế của đồ án.
2. Quy định quản lý cấu trúc đô thị và không gian toàn tuyến:
- Trục đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (trục đường
Phạm Văn Đồng) không chỉ là một hành lang phát triển chủ đạo, năng động, trục
giao thông quan trọng mà còn là trục cảnh quan quan trọng, cửa ngõ đối ngoại hướng
tâm của Thành phố kết nối với trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Hệ số sử dụng đất được phân bố theo hướng cao tại vị trí các công
trình kiến trúc cao tầng điểm nhấn, các công trình giáp mặt tiền Trục đường Tân
Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (trục đường Phạm Văn Đồng), giảm dần về
các khu dân cư hiện hữu, biệt thự, về phía bờ sông. Hệ số sử dụng đất cần phối
hợp với mật độ xây dựng để đảm bảo phù hợp với cảnh quan từng khu vực và sẽ được
xem xét cụ thể khi thực hiện dự án.
3. Quy định quản lý kiến trúc và cảnh quan toàn tuyến:
3.1.
Quy định chung về quản lý kiến trúc:
Các
quy định về quản lý kiến trúc là những đề xuất tham khảo về quản lý kiến trúc cần
được lưu ý thực hiện khi xây dựng công trình dọc tuyến. Tùy thuộc vào điều kiện
khác nhau của dự án sẽ được xem xét cụ thể thông qua các Hội đồng kiến trúc -
Quy hoạch cấp Thành phố hoặc cấp địa phương khi tiến hành thực hiện dự án.
3.2.
Quy định quản lý kiến trúc đối với từng loại công trình:
Đối
với từng loại công trình kiến trúc cần dựa trên các văn bản qui định pháp luật
hiện hành để kết hợp với một số lưu ý riêng trong quy định quản lý về kiến trúc
để xem xét đối với từng trường hợp cụ thể. Tùy thuộc vào điều kiện khác nhau của
dự án sẽ được xem xét cụ thể thông qua các Hội đồng kiến trúc - Quy hoạch cấp
Thành phố hoặc cấp địa phương khi tiến hành thực hiện dự án.
3.3.
Quy định cảnh quan toàn tuyến:
Các
quy định về quản lý kiến trúc là những đề xuất tham khảo về cảnh quan toàn tuyến,
nên khi thực hiện dự án cần được lưu ý quan tâm thực hiện khi xây dựng công
trình dọc tuyến, nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng không gian cảnh quan dọc
tuyến.
4. Quy định quản lý thiết kế đô thị riêng hoặc quy hoạch chi tiết tỷ
lệ 1/500 từng khu:
Đồ
án thiết kế đô thị riêng tỷ lệ 1/2000 Trục đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành
đai ngoài (trục đường Phạm Văn Đồng) đề xuất các phương án tham khảo về tổ chức
kiến trúc cảnh quan cho từng phân khu. Do đó, khi tiến hành thực hiện đầu tư
xây dựng các dự án thuộc các khu vực này cần tiến hành lập quy hoạch chi tiết tỷ
lệ 1/500, thiết kế đô thị riêng tỷ lệ 1/500 hoặc được xem xét tại các hội đồng
chuyên môn các cấp để đảm bảo tính khả thi cho dự án.
Điều
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các quận và các đơn vị có liên quan:
1. Sở Quy hoạch - Kiến trúc triển
khai quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500:
- Khu vực xung
quanh các nút giao thông quan trọng: nút giao ngã 5 đường Nguyễn Thái Sơn, nút
giao Quốc lộ 13, nút giao đường Vành đai 2, nút giao Quốc lộ 1K.
- Khu vực cần bảo tồn: làng mai
Thủ Đức, các công trình có giá trị Trục đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành
đai ngoài (trục đường Phạm Văn Đồng).
- Khu vực cần chỉnh trang: khu
dân cư hiện hữu dọc tuyến.
- Các không gian cảnh quan đặc
biệt: khu vực dọc sông rạch: sông Sài Gòn, rạch Gò Dưa, rạch Lăng....
- Các công trình điểm nhấn dọc
Trục đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (trục đường Phạm Văn Đồng).
2.
Sở
Giao thông vận tải và Ủy
ban nhân dân các quận:
-
Phối
hợp triển khai các dự án nâng cấp, cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
-
Triển
khai hệ thống giao thông công cộng: tuyến buýt nhanh dọc tuyến đường, các tuyến
buýt gom kết nối với các khu vực dân cư lân cận,….
-
Triển
khai các hạng mục hạ tầng kỹ thuật: bãi đỗ xe, quảng trường, cầu vượt đi bộ,....
-
Tổ
chức công viên cảnh quan trong hành lang cách ly sông Sài Gòn, hành lang an
toàn cầu Bình Lợi mới.
3. Sở Tài nguyên
và
Môi
trường:
-
Tăng
cường công tác quản lý sử dụng đất công. Rà soát quỹ đất công, không tiếp tục
gia hạn hợp đồng thuê đất đối với các công trình công nghiệp gây ô nhiễm nôi
trường, ách tắc giao thông, tiếng ồn, mỹ quan đối với đô thị và khu dân cư.
- Tăng cường quản
lý sử dụng đất, bảo đảm đúng mục đích quy hoạch, bảo đảm vệ sinh môi trường và
cảnh quan đô thị.
4. Ủy ban
nhân dân các quận liên quan:
-
Tăng cường quản lý xây dựng, bảo đảm không có các dự án xây dựng trái phép, xây
dựng không đúng theo Giấy phép và Quy định quản lý theo đồ án thiết kế đô thị
riêng tỷ lệ 1/2000 Trục đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (trục đường
Phạm Văn Đồng) được duyệt.
- Trong thời
hạn 30 ngày, kể từ ngày được phê duyệt, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Ủy ban
nhân dân quận Gò
Vấp, Ủy
ban nhân dân quận Phú nhuận, Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh, Ủy ban
nhân dân quận Thủ
Đức cần
tổ chức công bố công khai đồ án thiết kế đô thị riêng tỷ lệ
1/2000 Trục đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (trục đường Phạm Văn
Đồng) theo Luật Quy hoạch đô thị và Quyết định số 49/2011/QĐ-UBND ngày 12 tháng
7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định về công bố công khai
và cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh và tổ chức
thực hiện công tác cắm mốc giới theo quy hoạch được duyệt đã được quy định tại
Thông tư số 15/2010/TT-BXD ngày 27 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định về
cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị.
Điều
4. Quyết định này đính kèm bản Quy định quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan theo
đồ án thiết
kế đô
thị riêng tỷ lệ 1/2000 Trục đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (trục
đường Phạm Văn Đồng),
thuyết
minh tổng hợp và các bản vẽ quy hoạch được nêu tại khoản 4, Điều 1 Quyết định
này.
Điều
5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Quy
hoạch - Kiến trúc, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Giao thông
vận tải, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài
chính, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thành phố, Giám đốc
Ban Quản lý dự án Quy hoạch Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh, Thủ trưởng
các Sở - Ban - Ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các phường liên quan và các đơn vị, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận
:
- Như Điều 5;
- Thường trực Thành Ủy;
- Thường trực HĐND.TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- VPUB: Các PVP;
- Các Phòng Chuyên viên;
- Lưu:VT, (ĐTMT-N) D.
|
TM. ỦY
BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Tín
|