UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1100 /QĐ-UBND
|
Thanh Hoá, ngày
21 tháng 4 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
CHỦ
TỊCH UBND TỈNH THANH HOÁ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND công bố ngày
10/12/2003;
Căn cứ Chỉ thị số: 50-CT/TW ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
Căn cứ Quyết định số: 188/2005/QĐ-TTg ngày
22/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện Chỉ thị số: 50-CT/TW ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về
việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
Căn cứ Quyết
định số: 3897/QĐ-UBND ngày 15/12/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chương trình
hành động của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số: 50-CT/TW ngày 04/3/2005 của Ban
Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
Theo đề nghị
của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số: 105/TT-KHCN ngày 20/3/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tên đề án:
Phát triển công nghiệp sinh học tỉnh Thanh
Hoá giai đoạn 2006 - 2020.
2. Phạm vi xây dựng
đề án:
Phát triển tổng thể các doanh nghiệp công
nghiệp sinh học trong các lĩnh vực chủ yếu như nông nghiệp, công nghiệp, y tế,
bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hoá trong tổng thể phát triển công nghiệp sinh học
trong phạm vi toàn quốc.
3. Cơ quan chủ quản
đề án:
UBND tỉnh Thanh Hoá.
4. Cơ quan chủ trì
xây dựng đề án:
Sở Công nghiệp tỉnh Thanh Hoá.
Phần I
TÌNH
HÌNH ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CNSH
1.1. Tổng quan tình hình phát triển và ứng dụng
CNSH trên thế giới và trong nước.
- Trong nông
nghiệp, công nghiệp, y tế và bảo vệ môi trường.
- Thực trạng về công nghệ gen, tế bào và vi
sinh
1.2. Đánh giá tình hình phát triển CNSH ở
Thanh Hoá.
1.2.1 Thực trạng về ứng dụng công nghệ sinh học
và phát triển công nghiệp sinh học ở Thanh Hoá trong thời gian qua.
a. Trong các lĩnh vực:
- Nông nghiệp:
Chăn nuôi, trồng trọt.
- Công nghiệp.
- Y tế .
- Bảo vệ môi trường.
b. Hệ thống các doanh
nghiệp hoạt động ứng dụng CNSH trên địa bàn
1.2.2. Những hạn chế
và nguyên nhân
- Những hạn chế.
- Nguyên nhân.
1.2.3. Đánh giá tiềm
năng phát triển nền CNSH của Thanh Hóa.
- Những ưu thế về điều
kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực:
+ Vị trí địa lý.
+ Mạng lưới giao
thông, kết cấu hạ tầng.
+ Tiềm năng đất đai
+ Nguồn lao động
- Đánh giá nhận định thị trường.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm CNSH trong các
lĩnh vực: Rượi bia, cồn công nghiệp, các sản phẩn từ mía đường.
+ Thị trường các sản phẩm trong nông nghiệp:
Giống cây, giống con.
+ Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
+ Thị trường các sản phẩm sinh học trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường.
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN
2.1. Định hướng phát triển:
Phát triển và ứng dụng
công nghệ sinh học ở Thanh Hoá trong các lĩnh vực Nông nghiệp, công nghiệp , y
tế, bảo vệ môi trường phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.
2.2. Mục tiêu của đề án:
2.2.1. Mục tiêu chung:
- Xây dựng nền công nghiệp sinh học thành
ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao tạo ra một số sản phẩm chủ lực khai thác
tiềm năng, thế mạnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Thanh Hoá.
- Cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn ứng
dụng công nghệ sinh học để xây dựng và phát triển công nghiệp sinh học.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng luận cứ khoa học thực tiễn phát
triển nền công nghiệp sinh học làm cơ sở cho việc xây dựng qui hoạch phát triển
CNSH, tạo điều kiện phát triển các dự án đầu tư mới, cải tạo mở rộng và sắp xếp
lại sản xuất của các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp sinh học trong
các lĩnh vực chủ yếu như nông nghiệp, công nghiệp, y tế, bảo vệ môi trường theo
hướng sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo qui định, nâng cao
năng lực cạnh tranh.
- Xây dựng các doanh nghiệp sản xuất một số sản
phẩm chủ lực và phân bố các doanh nghiệp công nghiệp sinh học theo quy mô, năng
lực sản xuất phù hợp với từng địa bàn nhằm khai thác tốt lợi thế về nguyên liệu,
cơ sở hạ tầng, thị trường…
2.3. Nội dung của đề án:
Xây dựng mạng lưới các
dự án phát triển công nghiệp sinh học cho từng lĩnh vực từ nay đến năm 2020:
2.3.1. Công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp.
Phát triển hệ thống
các dự án sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học, các chất điều hoà sinh trưởng,
phân hữu cơ vi sinh
+ Tên dự án
+ Địa điểm bố trí
+ Hình thức đầu tư
+ Công suất dự án, tổng
vốn đầu tư
+ Thời gian thực hiện.
2.3.2. Công nghiệp sinh học phục vụ lĩnh vực
y tế.
Phát triển hệ thống các dự án sản xuất các chất
kháng sinh, các chất chuẩn đoán bệnh, men ức chế, vắc xin… đáp ứng nhu cầu khám
và chữa bệnh
+ Tên dự án
+ Địa điểm bố trí
+ Hình thức đầu tư
+ Công suất dự án, tổng
vốn đầu tư
+ Thời gian thực hiện.
2.3.3. Công nghiệp sinh học phục vụ công nghiệp.
Phát triển hệ thống
các dự án sản xuất rượu, bia, cồn công nghiệp; sản xuất các axít amin từ phụ phẩm
mía đường. ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất các chế phẩm xử lý chất thải bảo
vệ môi trường.
+ Tên dự án
+ Địa điểm bố trí
+ Hình thức đầu tư
+ Công suất dự án, tổng
vốn đầu tư
+ Thời gian thực hiện.
Công nghiệp sinh học
phục vụ công tác bảo vệ môi trường.
+ Tên dự án
+ Địa điểm bố trí
+ Hình thức đầu tư
+ Công suất dự án, tổng
vốn đầu tư
+ Thời gian thực hiện.
2.4. Đề xuất các giải pháp thực hiện đề án:
- Giải pháp về thông
tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức về CNSH.
- Giải pháp về sự chỉ đạo thực hiện đề án, mô
hình quản lý các dự án đầu tư.
- Giải pháp về nhân lực và đào tạo nguồn nhân
lực cho phát triển.
- Giải pháp về vật tư và nguồn nguyên liệu
đáp ứng cho sản xuất.
- Giải pháp về thiết bị công nghệ sản xuất, về
phương thức quản lý và về chất lượng sản phẩm.
- Giải pháp về chính sách huy động và sử dụng
các nguồn vốn đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư: Vốn, thuế, đất đai…
- Giải pháp về thị trường.
- Giải pháp về giảm thiểu tác động tiêu cực đến
môi trường sản xuất và môi trường sinh thái.
- Những kiến nghị khác.
2.5. Sản phẩm cụ thể của đề án:
- Bản đề án được UBND tỉnh phê duyệt.
- Luận cứ khoa học và
quy hoạch phát triển mạng lưới các doanh nghiệp công nghiệp sinh học.
- Lựa chọn những doanh nghiệp đầu mối sản xuất
sản phẩm ứng dụng CNSH.
2.6. Kinh phí xây dựng đề án
- Nguồn kinh phí thực hiện xây dựng đề án: Vốn
ngân sách
- Tổng kinh phí thực hiện xây dựng đề án:
Theo dự toán được duyệt của UBND tỉnh .
2.7.
Thời gian thực hiện xây dựng đề án: 09 tháng từ
khi có quyết định phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.1. Phân công tổ chức thực hiện:
3.1.1. Các sở, ban, ngành:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của
mình xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung của đề án.
3.1.2. Các đơn vị sản xuất trong tỉnh:
Xây dựng chương trình, kế hoạch đầu tư mở rộng
sản xuất kinh doanh của đơn vị, đổi mới công nghệ sản xuất các sản phẩm ứng dụng
các thành tựu mới của công nghệ sinh học.
3.2. Thời gian thực hiện đề án:
3.2.1. Giai đoạn
2006 - 2010:
- Xây dựng luận cứ khoa học và quy hoạch tổ
chức sắp xếp, đầu tư mở rộng, ứng dụng công nghệ sinh học trong các doanh nghiệp
hiện có ở các lĩnh vực sản xuất như phân bón, rượu bia, các chế phẩm từ mía đường,
các sản phẩm sinh học xử lý môi trường v.v..
- Xây dựng mới một số cơ sở công nghiệp sinh
học.
3.2.2. Giai đoạn 2011 - 2020:
- Xây dựng một số doanh nghiệp ứng dụng công
nghệ sinh học để sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học, các chất điều hoà
sinh trưởng, chế phẩm xử lý chất thải bảo vệ môi trường vv..
- Xây dựng các dự án sản xuất các chất kháng
sinh, vắc xin phòng, chữa bệnh v.v..
Điều
2. Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
Giám đốc Sở Công nghiệp, Thủ trưởng các ban ngành và các đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 2 QĐ;
- Các sơ, ban, ngành có liên quan (để thực hiện);
- Lưu: VT, NN (2b), Log/10.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Thế Bắc
|