ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
11/2010/QĐ-UBND
|
Vĩnh
Long, ngày 24 tháng 02 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ ĐOÀN ĐI NƯỚC NGOÀI, ĐOÀN NƯỚC NGOÀI
ĐẾN LÀM VIỆC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt
Nam số 24/1999/PL- UBTVQH10 ngày 28/4/2000;
Căn cứ Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập
cảnh của công dân Việt Nam;
Căn cứ thông tư số 02/2008/TT-BNG ngày 04/02/2008 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn
việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở
trong nước và ở nước ngoài theo Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của
Chính phủ;
Căn cứ Quyết định 340/QĐ-TTg ngày 24/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Quy chế về hoạt động của các Tổ chức phi Chính phủ nước ngoài tại Việt
Nam;
Căn cứ Quyết định 28/2005/QĐ-TTg ngày 01/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quy chế thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại của các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT-BNG-BNV ngày 22/12/2005 của liên Bộ
Ngoại giao, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại ở địa phương;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế quản lý đoàn đi nước ngoài, đoàn nước
ngoài vào làm việc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Điều 2.
Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký và được đăng
công báo cấp tỉnh.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố, Giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động
trên địa bàn tỉnh và các đối tượng có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết
định./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TU, HĐND;
- TT.UBT;
- Ban LĐVP.UBT;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- BTC Tỉnh ủy;
- Cục KTVBQPPL-Bộ Tư pháp;
- TT Công báo tỉnh;
- Báo Vĩnh Long (Đăng báo);
- Phòng NV-KTĐN;
- Lưu VT. 2.18.6.
|
TM.ỦY
BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phạm Văn Đấu
|
QUY CHẾ
QUẢN LÝ ĐOÀN ĐI NƯỚC NGOÀI, ĐOÀN NƯỚC NGOÀI VÀO LÀM VIỆC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 24 tháng 02 năm
2010 của UBND tỉnh Vĩnh Long)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng: Quy chế này
quy định về quản lý đoàn đi nước ngoài, đoàn nước ngoài vào làm việc trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Cán bộ, công chức, viên chức
Nhà nước theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức đang làm việc trong
các cơ quan Nhà nước, tổ chức trong hệ thống chính trị, đơn vị vũ trang, doanh
nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh đi nước ngoài.
b) Các đoàn nước ngoài vào làm
việc trên địa bàn tỉnh được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 2. Nguyên
tắc quản lý
1. Đảm bảo chấp hành đúng chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về hoạt động đối
ngoại nhằm góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính
trị và trật tự an toàn xã hội.
2. Hoạt động quản lý đoàn đi nước
ngoài, đoàn nước ngoài vào làm việc trên địa bàn tỉnh phải chú trọng đến nội
dung, hiệu quả với phương châm đúng thành phần, tiết kiệm, đảm bảo yêu cầu đối
ngoại.
3. Nâng cao trách nhiệm và vai
trò chủ động của các ngành, các cấp, phân công, phân nhiệm vụ rõ ràng; có sự kiểm
tra, giám sát chặt chẽ trong việc tổ chức các đoàn đi nước ngoài, đón tiếp các
đoàn vào làm việc trên địa bàn tỉnh.
4. Đảm bảo an toàn, an ninh và tạo
điều kiện thuận lợi cho đoàn vào làm việc trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
1. Đoàn đi nước ngoài
(sau đây gọi tắt là đoàn ra): Các đoàn (kể cả là cá nhân) gồm cán bộ, công chức,
viên chức ở các cơ quan Nhà nước, tổ chức trong hệ thống chính trị, đơn vị vũ
trang, doanh nghiệp Nhà nước (gọi là các cơ quan, đơn vị) đóng trên địa bàn tỉnh
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cho phép đi nước ngoài.
2. Đoàn nước ngoài vào làm việc
trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là đoàn vào): Bao gồm các đoàn nước
ngoài (cá nhân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế) được sự cho phép của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Thẩm
quyền cho phép đoàn ra
1. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định
cho phép các đoàn ra đi công tác ở nước ngoài.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền
cho Giám đốc Sở Nội vụ ký quyết định cho phép các đoàn ra với mục đích riêng
(du lịch, trị bệnh, thăm thân nhân,...). Quyết định cho phép đi nước ngoài với
mục đích riêng sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 5.
Trình tự, thủ tục cho phép đoàn ra
Cơ quan, đơn vị cử đoàn ra nước
ngoài gửi văn bản và hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh (trường hợp đi nước ngoài
với mục đích riêng, hồ sơ gửi Sở Nội vụ)
1. Đoàn ra thuộc thẩm quyền của Ủy
ban nhân dân tỉnh:
Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh
gồm:
a/ Văn bản đề nghị của Thủ trưởng
cơ quan chủ quản trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, nội dung văn bản nêu rõ:
+ Họ và tên, chức danh, loại
công chức, ngạch công chức, mã ngạch, bậc lương, hệ số lương. Đối với cán bộ là
sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, ghi rõ chức vụ, cấp hàm.
+ Mục đích chuyến đi.
+ Nước đến và thời gian lưu trú ở
nước ngoài.
+ Kinh phí cho chuyến đi (nêu rõ
kinh phí từ nguồn nào; nếu sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước phải có ý kiến của
Sở Tài chính (trừ kinh phí tự chủ tài chính); nếu do cơ quan, đơn vị hoặc phía
nước ngoài đài thọ thì phải có văn bản chứng minh đính kèm.
+ Ý kiến chấp thuận cử hoặc cho
phép cán bộ đi công tác nước ngoài.
b/ Đối với cán bộ là Bí thư Tỉnh
ủy: Tỉnh ủy gửi văn bản xin ý kiến Ban Bí thư Trung ương Đảng. Ủy ban nhân dân tỉnh
ra quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
c/ Đối với cán bộ là Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh: Ủy ban nhân dân tỉnh gửi văn bản xin ý kiến Thủ tướng Chính
phủ. Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng
Chính phủ.
e/ Đối với cán bộ là Tỉnh ủy
viên: Ủy ban nhân dân tỉnh gửi văn bản xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy và ra quyết
định sau khi có văn bản chấp thuận của Thường trực Tỉnh ủy.
f/ Đối với cán bộ công tác trong
các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh phải có văn bản chấp thuận của cơ
quan ngành dọc cấp trên.
g/ Công chức hợp đồng 01 năm trở
lên thì phải nộp hợp đồng lao động (bản sao phải có công chứng Nhà nước hoặc
xác nhận của lãnh đạo cơ quan cử cán bộ đi công tác nước ngoài);
h/ Thư mời đi nước ngoài của đơn
vị mời: Bản sao (kèm bản gốc để đối chiếu). Nếu bằng tiếng nước ngoài, phải có
bản dịch tiếng Việt do cơ quan có chức năng dịch thuật thực hiện.
2. Đoàn ra thuộc thẩm quyền của
Giám đốc Sở Nội vụ:
Hồ sơ gửi Sở Nội vụ gồm:
a/ Văn bản đề nghị của Thủ trưởng
cơ quan chủ quản cho phép cán bộ nghỉ phép đi nước ngoài.
b/ Đơn xin nghỉ phép đi nước
ngoài của cá nhân, trong đơn nêu rõ:
- Họ và tên, chức danh.
- Đơn vị công tác.
- Mục đích chuyến đi.
- Nước đến và thời gian lưu trú ở
nước ngoài.
- Kinh phí cho chuyến đi (nêu rõ
kinh phí từ nguồn nào, tự túc hay được đơn vị nào đài thọ...)
3. Trường hợp cơ quan có thẩm
quyền không đồng ý cho phép đoàn ra theo Khoản 1 và 2 Điều này thì phải trả lời
bằng văn bản cho cơ quan đề nghị biết trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 6. Các
trường hợp không được ra nước ngoài
Các đối tượng theo quy định tại
Điều 21 của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh,
nhập cảnh của công dân Việt Nam thì thuộc các trường hợp không được ra nước
ngoài theo quy định của Quy chế này.
Điều 7. Thẩm
quyền cho phép đoàn vào
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
quyết định việc cho phép đoàn vào trong các trường hợp sau:
1. Các đoàn nước ngoài vào làm
việc theo lời mời của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh về các lĩnh vực
công tác chuyên môn của ngành, địa phương hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo Quốc
tế.
2. Các đoàn thuộc các tổ chức
Phi chính phủ nước ngoài đến hoạt động nhân đạo tại tỉnh, thực hiện theo Quyết
định 340/QĐ-TTg ngày 24/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế
về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định
số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về Ban hành Quy chế quản lý và sử
dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
3. Các đoàn phóng viên, báo chí
nước ngoài vào hoạt động tại tỉnh.
4. Các đoàn Đại sứ quán, Tổng
Lãnh sự quán nước ngoài tại Việt Nam đến chào xã giao, thực hiện các chương
trình tài trợ nhân đạo, xác minh lãnh sự, tìm hiểu tình hình thương mại, kinh tế,
khoa học, văn hóa tại các địa phương và thực hiện các chức năng khác trong phạm
vi thỏa thuận ngoại giao cho phép.
5. Các đoàn nước ngoài đến
nghiên cứu, trao đổi học tập kinh nghiệm về công tác quản lý, chuyên môn thuộc
các lĩnh vực theo giới thiệu bằng văn bản của các Bộ, ngành Trung ương.
6. Các đoàn nước ngoài vào tỉnh
để triển khai các bước tiếp theo của các chương trình, dự án đầu tư đã được Ủy
ban nhân dân tỉnh cho phép.
Điều 8.
Trình tự, thủ tục cho phép đoàn vào
1. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh
gồm:
a/ Văn bản của cơ quan, đơn vị
trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, nội dung văn bản nêu rõ:
- Mục đích: trình bày chi tiết nội
dung làm việc (kèm chương trình, kế hoạch cụ thể).
- Thành phần làm việc: các cơ quan,
đơn vị tham gia tiếp và làm việc với đoàn; đoàn vào (tên đoàn vào kèm danh sách
cụ thể: họ tên, tuổi, chức vụ, giới tính, quốc tịch, số hộ chiếu, visa).
- Thời gian làm việc (gồm ngày đến,
ngày đi)
- Địa điểm làm việc và tạm trú
trong thời gian ở địa phương.
b/ Văn bản đề nghị làm việc của
đối tác.
c/ Văn bản cho phép hoạt động tại
Việt Nam của cơ quan chức năng có liên quan đối với đoàn vào quy định tại khoản
2 và 3 Điều 7 của Quy chế này.
2. Trường hợp cơ quan có thẩm
quyền không đồng ý cho phép đoàn vào thì sẽ trả lời bằng văn bản cho cơ quan đề
nghị biết trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Chương III
VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ
QUAN, TỔ CHỨC TRONG VIỆC QUẢN LÝ ĐOÀN RA, ĐOÀN VÀO LÀM VIỆC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Điều 9. Quản
lý hộ chiếu đối với đoàn ra
Thủ trưởng các cơ quan chủ quản
có trách nhiệm:
1. Thu hồi hộ chiếu ngoại giao
(HCNG) và hộ chiếu công vụ (HCCV) của cán bộ trong cơ quan, đơn vị mình giao
cho Phòng Ngoại vụ và Kinh tế đối ngoại- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý
sau khi đi công tác nước ngoài về.
2. Đảm bảo các cán bộ sử dụng
HCNG, HCCV phù hợp với tính chất chuyến đi, không sử dụng HCNG, HCCV vào mục
đích kinh doanh, du lịch hay các mục đích khác không mang tính công vụ.
3. Thông báo cho Phòng Ngoại vụ-
KTĐN- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ quản mới
trong trường hợp cán bộ, viên chức của mình được điều động, biệt phái đến làm
việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà hộ chiếu đó cấp cho họ vẫn còn giá trị.
4. Thông báo cho Phòng Ngoại vụ-
KTĐN- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để tiến hành thủ tục hủy hộ chiếu trong
các trường hợp: phát hiện HCNG, HCCV bị mất hoặc hư hỏng (trường hợp đương sự
đang ở nước ngoài thì báo cho Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài); cán bộ,
viên chức không còn thuộc diện sử dụng HCNG, HCCV (nghỉ hưu, ra khỏi biên chế,
chấm dứt hợp đồng lao động, xuất ngũ, bị chết, bị mất tích...) mà hộ chiếu cấp
cho họ vẫn còn giá trị.
Điều 10.
Trách nhiệm cá nhân của người ra nước ngoài.
1. Thực hiện nghiêm túc các quy
định của pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, luật pháp và các
quy định khác có liên quan của nước sở tại về xuất cảnh, nhập cảnh.
2. Báo cáo kết quả các chuyến đi
công tác nước ngoài theo Quy định số 17/BCT ngày 10/12/1996 của Bộ Chính trị về
"Nhiệm vụ của đảng viên khi ra nước ngoài"; Quy định 57/BCT ngày
03/5/2007 của Bộ Chính trị quy định "Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội
bộ Đảng". Báo cáo gửi 01 bản về Phòng Ngoại vụ và Kinh tế đối ngoại - Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Không được lạm dụng quyền ưu
đãi, miễn trừ vì lợi ích cá nhân, làm ảnh hưởng danh dự, uy tín của nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
4. Nộp hồ sơ đề nghị cấp HCNG hoặc
HCCV đến Phòng Ngoại vụ- KTĐN thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh sau khi được
Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định cử hoặc cho phép đi nước ngoài để thực hiện
nhiệm vụ chính thức theo khoản 1 Điều 5 (nếu chưa có hộ chiếu hoặc hộ chiếu
không còn giá trị).
5. Cá nhân được cấp hộ chiếu phải
tự quản lý và sử dụng hộ chiếu theo đúng quy định khi chưa giao cho Phòng Ngoại
vụ và Kinh tế đối ngoại- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý.
Điều 11.
Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong quản lý đoàn vào
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
liên quan khi có đoàn nước ngoài vào quan hệ công tác có trách nhiệm trong việc
quản lý đoàn vào:
1. Phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan có liên quan tổ chức tiếp và làm việc với đoàn vào theo đúng nội dung, thời
gian và địa điểm được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Đảm bảo tính chính xác nội
dung của hồ sơ đoàn vào trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Hướng dẫn đoàn vào thực hiện
nghiêm chỉnh các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
4. Nghiêm chỉnh tuân thủ các quy
định về bảo vệ bí mật Nhà nước, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
tôn trọng pháp luật, quan hệ ngoại giao bình đẳng gắn liền nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội địa phương.
5. Trong quá trình làm việc, nếu
phát hiện các hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc có những việc phát sinh
ngoài nội dung được phê duyệt thì phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh,
Công an tỉnh, Phòng Ngoại vụ và Kinh tế đối ngoại - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
và các cơ quan chức năng có liên quan.
6. Đối với đoàn vào liên quan đến
chính trị, các vấn đề nhạy cảm, phức tạp như tôn giáo, dân tộc, nhân quyền và
tiếp xúc với một số đối tác đặc biệt đề nghị các cơ quan, địa phương, đơn vị cần
phải thống nhất với Công An tỉnh, Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ, Ban Dân tộc, Phòng
Ngoại vụ và Kinh tế đối ngoại- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chức
năng có liên quan trước khi làm thủ tục đón đoàn vào.
7. Phối hợp với Phòng Ngoại vụ
và Kinh tế đối ngoại - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện nghiệp
vụ lễ tân theo đúng các nghi thức quy định.
8. Báo cáo kết quả làm việc với
đoàn vào và theo định kỳ: quý, 6 tháng, năm và đột xuất (nếu có) về Phòng Ngoại
vụ và Kinh tế đối ngoại - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh, Bộ, ngành Trung ương và các cơ quan có liên quan.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Sự
phối hợp giữa các cơ quan hữu quan của tỉnh
1. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc
Công An tỉnh và các cơ quan có liên quan hướng dẫn, triển khai thực hiện Quy chế
này.
2. Các cơ quan hữu quan quá
trình thực hiện nhiệm vụ phải phối hợp chặt chẽ, trao đổi thông tin nhanh
chóng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, an toàn, an ninh cho đoàn ra và đoàn vào.
Điều 13. Xử
lý vi phạm
Các cơ quan, đơn vị, cá nhân nếu
có hành vi vi phạm Quy chế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ
luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định
của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện Quy chế,
nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh bằng văn bản
về Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để tổng hợp, giải trình và đề xuất Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét giải quyết./.