Quyết định 11/2004/QĐ-BTS phê duyệt Chương trình tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Thuỷ sản do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
Số hiệu | 11/2004/QĐ-BTS |
Ngày ban hành | 21/05/2004 |
Ngày có hiệu lực | 24/06/2004 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Thuỷ sản |
Người ký | Tạ Quang Ngọc |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
BỘ
THUỶ SẢN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2004/QĐ-BTS |
Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2004 |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG NGÀNH THUỶ SẢN
BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN
Căn cứ Nghị định số 43/2003/NĐ-CP ngày
2/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Thuỷ sản;
Căn cứ Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo
của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành
pháp luật của cán bộ, nhân dân;
Căn cứ Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm
2007;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Thuỷ sản.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Thủ trưởng các Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng, các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ, Chủ tịch Công đoàn Thuỷ sản Việt Nam, Giám đốc các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG BỘ
THUỶ SẢN |
CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG NGÀNH THUỶ SẢN
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 11/2004/QĐ-BT
ngày 21 tháng 5 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản)
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Trong những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được Đảng, Nhà nước quan tâm, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật, góp phần xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Ngành Thuỷ sản Việt Nam là một ngành kinh tế mũi nhọn, cán bộ, công chức và các đối tượng tham gia vào các hoạt động thuỷ sản là những người cần được hiểu biết nhiều về các quy định của pháp luật, nhất là các quy định có liên quan đến quản lý nhà nước, đến quyền, lợi ích hợp pháp của từng đối tượng, các quy định có liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực hoạt động chuyên ngành như lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ hậu cần thuỷ sản, các quy định có liên quan khác như bảo vệ môi trường…
Tuy nhiên, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thời gian qua trong ngành Thuỷ sản chưa được triển khai thường xuyên, rộng khắp, chưa đi vào nề nếp. Sự hiểu biết về pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân lao động trong ngành Thuỷ sản còn hạn chế. Trước yêu cầu xây dựng một nhà nước pháp quyền, thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật, đòi hỏi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần được tăng cường hơn nữa nhằm đưa pháp luật đến từng cán bộ, công chức trong ngành Thuỷ sản và nhân dân lao động nghề cá.
- Phổ biến kịp thời, đầy đủ những nội dung các văn bản pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, công chức và nhân dân lao động ngành Thuỷ sản, tạo điều kiện để họ sử dụng pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đặc biệt quan tâm phổ biến các văn bản có nội dung liên quan đến các hoạt động của ngành.
- Lựa chọn các hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục, các nội dung pháp luật phù hợp với từng đối tượng, từng đơn vị, địa phương, phát huy tác dụng trong phương thức thực hiện, đảm bảo tính phù hợp khả thi; kết hợp các công tác tư vấn pháp luật, giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Kết hợp, lồng ghép có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với các chương trình phát triển ngành. Gắn chặt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; phát huy có hiệu quả công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện pháp luật phục vụ cho việc quản lý và phát triển ngành, thực hiện tốt Quy chế dân chủ.
III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Đối tượng:
Cán bộ, công chức làm công tác quản lý trong ngành Thuỷ sản, các doanh nghiệp hoạt động ngành, nghề thuỷ sản, nhân dân lao động trong ngành Thuỷ sản.
2. Nội dung:
Đối với cán bộ, công chức phổ biến, quán triệt các quy định về cán bộ, công chức, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng, hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ quan.
Đối với các doanh nghiệp cần phổ biến các quy định pháp luật về tài chính, lao động, kinh tế, thương mại, đầu tư, hội nhập kinh tế.
Đối với nhân dân lao động phổ biến sâu rộng các quy định gắn trực tiếp với cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp.