Quyết định 104/2003/QĐ-BTM ban hành Quy chế xây dựng và quản lý Chương trình Xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành

Số hiệu 104/2003/QĐ-BTM
Ngày ban hành 24/01/2003
Ngày có hiệu lực 08/02/2003
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Thương mại
Người ký Mai Văn Dâu
Lĩnh vực Thương mại

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 104/2003/QĐ-BTM

Hà Nội, ngày 24 tháng 1 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 104/2003/QĐ-BTM NGÀY 24/01/2003 BAN HÀNH QUY CHẾ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

Căn cứ Nghị định số 95/CP ngày 04/12/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP ngày 24/4/2002 của Chính phủ về một số giải pháp để triển khai thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2002,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xây dựng và quản lý chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

 

 

Mai Văn Dâu

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 104/2003/QĐ-BTM ngày 24/01/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia.

Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia (sau đây gọi tắt là chương trình) là chương trình xúc tiến thương mại được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đề nghị của Bộ Thương mại nhằm phát triển xuất khẩu và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, tập trung cho các hàng hóa trọng điểm và thị trường trọng điểm.

Hàng năm Bộ Thương mại công bố Danh mục các hàng hóa trọng điểm và thị trường trọng điểm.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh.

Quy chế này quy định việc đề xuất, thẩm định và quản lý việc thực hiện chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia.

Điều 3. Đối tượng áp dụng.

1. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo các quy định của pháp luật và được xác định là đơn vị tham gia chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia.

2. Các tổ chức xúc tiến thương mại thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ; các Hiệp hội ngành hàng; các Tổng công ty ngành hàng được chỉ định làm đầu mối chủ trì thực hiện chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia.

Điều 4. Yêu cầu đối với chương trình.

1. Nhằm mục đích tăng trưởng xuất khẩu và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam; phù hợp với định hướng phát triển xuất khẩu quốc gia trong từng thời kỳ; ưu tiên cho các hàng hóa trọng điểm và thị trường trọng điểm được công bố hàng năm.

2. Phù hợp với nội dung hoạt động xúc tiến thương mại trọng điểm theo hướng dẫn tại mục 1 Phần II Thông tư số 86/2002/TT-BTC ngày 27 tháng 9 năm 2002 của Bộ Tài chính.

3. Khả thi và hợp lý trên các phương diện: phương thức triển khai; thời gian, tiến độ triển khai; nguồn lực về con người, tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật.

4. Đối với một số hoạt động dưới đây, ngoài những yêu cầu quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều này, còn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm tại nước ngoài:

[...]