Quyết định 1025/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2024

Số hiệu 1025/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/05/2024
Ngày có hiệu lực 24/05/2024
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Lê Văn Sử
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1025/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 24 tháng 5 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU NĂM 2024

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 và năm 2019;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013, được sửa đổi, bổ sung năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BNNPTNT ngày 07/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương;

Căn cứ Quyết định số 527/QĐ-UBND ngày 21/02/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai 05 năm trên địa bàn tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tại Tờ trình số 06/TTr-BCH ngày 16/5/2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2024 (sau đây gọi là Kế hoạch), với những nội dung chủ yếu như sau (kèm theo Kế hoạch số 02/KH-BCH ngày 16/5/2024 của Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh):

1. Các biện pháp phòng, chống thiên tai

1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu

1.1.1. Biện pháp phi công trình

Rà soát, củng cố, kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự các cấp để thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Xây dựng, cập nhật, bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch phòng, chống thiên tai, các phương án ứng phó với các loại thiên tai phổ biến theo cấp độ rủi ro thiên tai. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai; tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện thực hiện Chiến lược phát triển Ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Nâng cao nhận thức, kiến thức phòng, chống thiên tai cho cộng đồng cộng đồng.

1.1.2. Biện pháp công trình

Đầu tư, nâng cấp các công trình thủy lợi, đê điều, hệ thống thủy lợi ngăn mặn giữ ngọt, hệ thống cấp nước sinh hoạt, các công trình giao thông, chỉnh trang đô thị, khu dân cư kết hợp phòng, chống thiên tai, góp phần ổn định sản xuất và đời sống người dân vùng thiên tai. Bổ sung các trạm đo khí tượng thủy văn chuyên dùng, các trạm cảnh báo thiên tai. Đầu tư các cụm loa truyền thanh cho các xã, thị trấn ven biển thuận tiện cho công tác thông tin và cảnh báo thiên tai. Nạo vét, giải tỏa các chướng ngại vật trên các tuyến sông, luồng lạch đi vào các khu neo đậu tránh trú bão và các điểm quy hoạch bố trí neo đậu tàu thuyền.

1.2. Biện pháp ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai

- Đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác đến các cấp, các ngành và người dân; thông tin dự báo phải cụ thể, rõ ràng để người dân hiểu và không chủ quan; triển khai phương án dự phòng để đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo điều hành khi có sự cố.

- Triển khai các kế hoạch, phương án ứng phó kịp thời, sát tình hình thực tế theo phương châm “bốn tại chỗ”, thông báo rộng rãi để các tổ chức, cá nhân biết, liên hệ trong trường hợp thông tin liên lạc bị gián đoạn; tổ chức phân công cán bộ chỉ huy trực tiếp, cán bộ điều hành bám địa bàn; xác định những nơi trọng yếu và tăng cường lực lượng, phương tiện cứu nạn, sơ cấp cứu ứng trực trước thời điểm thiên tai xảy ra, tùy theo từng tình huống cụ thể để chỉ đạo ứng phó, ứng cứu trong trường hợp khẩn cấp.

- Kêu gọi, hướng dẫn phương tiện khai thác thủy sản vào nơi neo đậu an toàn; lập các chốt kiểm soát tại các cửa sông, cửa biển để kiểm tra; thực hiện lệnh cấm biển, cấm di chuyển trên sông đảm bảo kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền khi có bão.

- Chỉ đạo bảo vệ sản xuất trên các lĩnh vực, địa bàn cụ thể; đảm bảo đủ về lực lượng, phương tiện trong thu hoạch, đảm bảo giá và đầu ra hợp lý hoặc ít nhất có đủ nơi bảo quản các sản phẩm thu hoạch sớm để chạy bão cho người dân; duy trì tối thiểu các hoạt động sơ chế thủy sản đảm bảo an toàn, đặc biệt là đối với tôm.

- Cập nhật thông tin, báo cáo nhanh cho cấp trên về tình hình thiên tai, mức độ ảnh hưởng và nhu cầu hỗ trợ.

1.3. Biện pháp phòng, chống thiên tai liên vùng

Phối hợp với các đơn vị làm công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn như Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hàng hải Khu vực III, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 5, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự các tỉnh lân cận trong công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt phối hợp di dời, sơ tán dân trên các đảo đến nơi an toàn khi có bão, áp thấp nhiệt đới, phối hợp tìm kiếm thuyền viên mất tích, xử lý các sự cố tàu thuyền trên biển.

2. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai

Thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch ngành, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống thiên tai và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra,

3. Nguồn lực thực hiện

[...]