Quyết định 1008/QĐ-UBND năm 2006 quy định mức khoán chi phí quản lý, xử lý tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước của các cơ quan trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Số hiệu 1008/QĐ-UBND
Ngày ban hành 31/03/2006
Ngày có hiệu lực 31/03/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Trần Minh Cả
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1008/QĐ-UBND

Tam Kỳ, ngày 31 tháng 3 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ QUY ĐỊNH MỨC KHOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN TỊCH THU SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC CỦA CÁC CƠ QUAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật tổ chức HĐND & UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002;

Căn cứ Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

Căn cứ Nghị định số 54/1998/NĐ-CP ngày 21/7/1998 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều quy định tại Nghị định số 16/CP ngày 20/3/ 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan;

Căn cứ Thông tư số 72/2004/TT-BTC ngày 15/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ Nhà nước;

Theo đề nghị của Sở Tài chính tại tờ trình số 2777 TT/TC-GCS ngày 29/12/2005 về việc ban hành Quy định khoán chi phí quản lý, xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước của các cơ quan trên địa bàn tỉnh Quảng Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Quy định về mức khoán chi phí quản lý, xử lý tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước của các cơ quan trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, cụ thể như sau:

1. Đối tượng, phạm vi áp dụng khoán chi phí:

a. Các cơ quan nhà nước thuộc các ngành, các cấp có thẩm quyền ra quyết định hoặc cơ quan trình cấp có thẩm quyền ra quyết định tịch thu tài sản, tang vật, phương tiện sung công quỹ nhà nước, gồm: Kiểm lâm, Quản lý thị trường, Bộ đội Biên phòng, Công an, Hải quan và các lực lượng khác (của tỉnh, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn) được Nhà nước giao nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát xử phạt vi phạm hành chính: tạm giữ, bắt giữ, cưỡng chế tịch thu tài sản (kể cả tài sản tạm giữ chờ xử lý, công tác chống làm hàng giả, kém chất lượng) theo quy định hiện hành của Pháp luật;

b. Sở Tài chính, phòng Tài chính các huyện, thị xã (gọi chung là cơ quan tài chính) được giao quản lý, xử lý và bán tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước;

c. Cơ quan có chức năng bán đấu giá tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước, Hội đồng bán đấu giá tài sản tịch thu qung quỹ nhà nước.

2. Mức khoán chi phí cho các cơ quan:

a. Mức khoán:

Mức khoán được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) trên số thu bán tài sản tịch thu, các khoản thu nộp khác (tiền khách hàng vi phạm Quy chế bán đấu giá,....) nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính mở tại Kho bạc nhà nước, cụ thể như sau:

- Cơ quan Tài chính: 4%;

- Cơ quan làm Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá tài sản: 3%;

- Cơ quan Kiểm lâm : 43%;

(Đối với lâm sản và tang vật, phương tiện vận chuyển lâm sản do cơ quan Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, ... phát hiện bắt giữ, chuyển giao cho cơ quan Kiểm lâm ra quyết định tịch thu hoặc trình cấp có thẩm quyền ra quyết định tịch thu thì tỷ lệ 43% nêu trên được phân phối như sau: cơ quan trực tiếp bắt giữ được thanh toán 38%, cơ quan kiểm lâm 5%. Trường hợp có sự tham gia, phối hợp của các cơ quan chức năng khác thì các đơn vị trực tiếp bắt giữ, quyết định tịch thu căn cứ mức được trích để thanh toán lại chi phí cho các cơ quan phối hợp trong tổng số mức trích 43%).

- Cơ quan Quản lý thị trường: 33%;

- Cơ quan Công an: 33%;

- Bộ đội Biên phòng:  45%;

- Cơ quan Hải quan: 30%;

- Các cơ quan khác: 20%;

[...]