Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 10/2018/QĐ-UBND về phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 10/2018/QĐ-UBND
Ngày ban hành 10/08/2018
Ngày có hiệu lực 28/08/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Long
Người ký Nguyễn Văn Quang
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2018/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 10 tháng 8 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÁT LÒNG SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2016-2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH 13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 2806/TTr-STNMT ngày 24 tháng 7 năm 2018.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030, với các nội dung cụ thể như sau:

1. Mục tiêu:

a) Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản cát lòng sông, nhằm sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, là cơ sở pháp lý để thực hiện việc cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác khoáng sản cát lòng sông và nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật.

b) Đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên khoáng sản cát lòng sông của tỉnh và khả năng đáp ứng nguồn tài nguyên khoáng sản; Xác định nhu cầu thăm dò khai thác trong từng giai đoạn từ nay đến năm 2025 và làm cơ sở định hướng phát triển cho những năm tiếp theo, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

c) Bảo đảm yêu cầu về môi trường, sinh thái, về cảnh quan thiên nhiên và các tài nguyên thiên nhiên khác.

2. Nội dung điều chỉnh quy hoạch (Phụ lục kèm theo).

a) Đánh giá lại tiềm năng tài nguyên khoáng sản cát sông của tỉnh; đánh giá hiện trạng thăm dò, khai thác; hiện trạng sạt lở bờ. Tài nguyên cát lòng sông tại thời điểm lập điều chỉnh quy hoạch có 17 thân cát với tổng tài nguyên cấp 333 là 125.237.855 m3.

b) Tổng hợp kết quả điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng cát lòng sông giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long là 86 khu vực (có 22 khu vực vừa thuộc quy hoạch giai đoạn 2016-2020, vừa thuộc quy hoạch đến năm 2025), trong đó:

- Khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản: 19 khu vực; tổng diện tích: 1.211,1 ha; tổng tài nguyên cấp 333: 12.181.862 m3 và trữ lượng cấp 122 là: 744.751 m3.

- Khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng cát lòng sông giai đoạn 2016 - 2020: 37 khu vực, trong đó có 29 khu vực mỏ đã được cấp phép khai thác khoáng sản, 02 khu vực được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, 06 khu vực có chủ trương chấp thuận thăm dò, khai thác của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long; tổng diện tích: 2.089,1 ha; tổng trữ lượng cấp 122 là 31.277.026 m3, tổng tài nguyên cấp 333 là: 16.337.590 m3; có 34 khu vực thuộc khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo Quyết định số 1899/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2017 và Quyết định số 2169/QĐ-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

- Khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng cát lòng đến năm 2025: 32 khu vực, trong đó có 10 khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng cát lòng sông trong giai đoạn này và 22 khu vực khoáng sản đã được cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản hoặc có chủ trương chấp thuận thăm dò, khai thác của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn 2016-2020 của điều chỉnh quy hoạch lần này; tổng diện tích: 2.465,3 ha; tổng trữ lượng và tài nguyên: 5.350.735 m3 cấp 122 và 58.641.595 m3 cấp 333; thuộc tiêu chí khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

- Khu vực quy hoạch dự trữ tài nguyên cát lòng sông: 20 khu vực, trong đó: (i) có 09 khu vực dự trữ tài nguyên có tính tài nguyên cát lòng sông với tổng diện tích: 356,3 ha, tổng tài nguyên: 14.639.431 m3 cấp 333 (08 khu vực thuộc quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng cát lòng sông giai đoạn 2010-2020 của Quy hoạch 2009 được điều chỉnh diện tích, đưa vào quy hoạch dự trữ tài nguyên cát lòng sông trong điều chỉnh quy hoạch lần này và 01 khu vực vẫn giữ nguyên như Quy hoạch 2009); (ii) có 11 khu vực dự trữ tài nguyên không tính tài nguyên với tổng diện tích: 552,6 ha.

3. Giải pháp triển khai, thực hiện quy hoạch:

a) Xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý thăm dò, khai thác khoáng sản theo hướng đảm bảo tính thống nhất và chặt chẽ, không chồng chéo, nâng cao tính cơ động và hiệu quả của việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên.

b) Kiểm tra, khảo sát thực tế, đánh giá lại trữ lượng đối với các mỏ đã thăm dò, đánh giá trữ lượng đang làm thủ tục cấp phép khai thác. Nếu độ sâu khai thác vượt quá độ sâu khai thác tối đa -20 m (đối với sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Hậu) hoặc -15 m (đối với sông Pang Tra, nhánh trái sông Hậu và sông Trà Ôn) hoặc có dấu hiệu sạt lở bờ sông, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét thu hồi giấy phép hoặc không cấp phép.

c) Thông báo, công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về sản lượng và thời gian khai thác của các mỏ cát đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép thăm dò, khai thác, đồng thời yêu cầu các đơn vị hoạt động khai thác lập biển báo công khai các thông tin khai thác tại khu vực mỏ khai thác để nhân dân theo dõi, tham gia giám sát.

d) Ban hành quy định về giá tối thiểu của khoáng sản cát lòng sông để làm cơ sở tính thuế phù hợp với thực tế.

đ) Rà soát, khoanh định các khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản cát lòng sông để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

e) Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản, thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tại khu vực có khoáng sản.

[...]