Quyết định 10/2009/QĐ-UBND quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công, viên chức thuộc tỉnh Đồng Tháp
Số hiệu | 10/2009/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 18/05/2009 |
Ngày có hiệu lực | 28/05/2009 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đồng Tháp |
Người ký | Võ Trọng Nghĩa |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính,Tài chính nhà nước |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2009/QĐ-UBND |
Thành phố Cao Lãnh, ngày 18 tháng 5 năm 2009 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức;
Căn cứ Quyết định số 41/2006/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2006 quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký, và thay thế Quyết định số 41/2006/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2006 quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh Đồng Tháp.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Giám đốc các sở: Tài chính, Nội vụ; Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể Tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐÀO
TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THUỘC TỈNH ĐỒNG THÁP
(Kèm theo Quyết định số: 10/ 2009/QĐ-UBND
ngày 18/5/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Điều 1. Về quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp thực hiện quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và phân cấp quản lý của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
2. Sở Nội vụ là cơ quan đầu mối giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp thực hiện quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong Tỉnh.
3. Sở Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp quản lý, cấp phát và quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong Tỉnh.
4. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ là cơ quan đầu mối giúp Tỉnh uỷ quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, ban đảng, đoàn thể cấp Tỉnh, cấp huyện và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc diện quản lý của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
5. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị cấp Tỉnh) và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, phân cấp quản lý của Uỷ ban nhân dân Tỉnh và kế hoạch được duyệt.
Điều 2. Phạm vi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
Theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt các lớp:
1. Lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2009/QĐ-UBND |
Thành phố Cao Lãnh, ngày 18 tháng 5 năm 2009 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức;
Căn cứ Quyết định số 41/2006/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2006 quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký, và thay thế Quyết định số 41/2006/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2006 quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh Đồng Tháp.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Giám đốc các sở: Tài chính, Nội vụ; Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể Tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐÀO
TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THUỘC TỈNH ĐỒNG THÁP
(Kèm theo Quyết định số: 10/ 2009/QĐ-UBND
ngày 18/5/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Điều 1. Về quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp thực hiện quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và phân cấp quản lý của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
2. Sở Nội vụ là cơ quan đầu mối giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp thực hiện quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong Tỉnh.
3. Sở Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp quản lý, cấp phát và quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong Tỉnh.
4. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ là cơ quan đầu mối giúp Tỉnh uỷ quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, ban đảng, đoàn thể cấp Tỉnh, cấp huyện và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc diện quản lý của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
5. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị cấp Tỉnh) và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, phân cấp quản lý của Uỷ ban nhân dân Tỉnh và kế hoạch được duyệt.
Điều 2. Phạm vi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
Theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt các lớp:
1. Lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
2. Kiến thức pháp luật, kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính, quản lý Nhà nước;
3. Kiến thức về quản lý các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ;
4. Đào tạo chuyên sâu và nâng cao trình độ, kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp;
5. Kiến thức tin học, ngoại ngữ và các kiến thức bổ trợ khác.
Điều 3. Đối tượng được đi đào tạo
1. Cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức số 11/2003/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2003 và cán bộ, công chức dự bị công tác, làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội cấp Tỉnh, cấp huyện và cấp xã thuộc tỉnh Đồng Tháp;
2. Cán bộ, viên chức ở các đơn vị sự nghiệp kinh tế (nhà nước không giao biên chế);
3. Cán bộ, viên chức lãnh đạo, quản lý ở các doanh nghiệp nhà nước;
4. Cán bộ hợp đồng ở cấp xã, phường, thị trấn;
5. Cán bộ ở ấp, khóm;
6. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp;
7. Một số đối tượng khác theo Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ hoặc Uỷ ban nhân dân Tỉnh.
Điều 4. Phân công thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
1. Trường Chính trị Tỉnh thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng trung cấp lý luận chính trị, trung cấp hành chính, phương pháp giảng dạy các bộ môn lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giảng dạy ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã; bồi dưỡng, cập nhật đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của Ban Thường vụ Tỉnh Uỷ và Uỷ ban nhân dân Tỉnh; làm đầu mối trong việc phối hợp với các Học viện, trường Trung học, Cao đẳng, Đại học của Trung ương mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, hành chính nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp cấp Tỉnh, cấp huyện và cán bộ cấp xã;
2. Trường Trung học Y tế thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế;
3. Trường Quân sự địa phương thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đối với lực lượng dự bị động viên, cán bộ quân sự xã, phường, thị trấn, ấp, khóm; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước theo phân cấp; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên, cán bộ, công chức, viên chức giảng dạy môn quân sự quốc phòng ở các trường thuộc tỉnh quản lý; Thực hiện nhiệm vụ tổ chức hội thi, hội thao quân sự quốc phòng địa phương...;
4. Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng chương trình cơ sở và sơ cấp lý luận chính trị; bồi dưỡng, cập nhật đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của Ban Thường vụ Huyện Uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện; bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn đối với cán bộ xã, phường, thị trấn và ấp, khóm; tập huấn bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho đối tượng 4, 5;
5. Trường Cao đẳng cộng đồng, Trường Cao đẳng nghề, các trường trung cấp nghề và các Trung tâm dạy nghề thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nghề cho các đối tượng ngoài xã hội. Khi cần thiết, Uỷ ban nhân dân Tỉnh sẽ có kế hoạch giao cho các Trường, Trung tâm thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước về một số lĩnh vực;
Các Trường, Trung tâm nói trên, nếu có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên có thể mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng và dạy nghề cho các đối tượng ngoài xã hội phải được Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Lao động Thương binh và Xã hội cấp giấy phép, hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật và tự đảm bảo trang trải toàn bộ chi phí.
Điều 5. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
1. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phải dựa trên những căn cứ sau:
- Yêu cầu quản lý;
- Vị trí công tác;
- Tiêu chuẩn chức vụ, chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức, viên chức theo quy định của đảng và nhà nước;
- Chỉ tiêu biên chế được giao.
Đây là những đòi hỏi khách quan bắt buộc cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ phải được cập nhật kiến thức hoặc đạt được trình độ, kỹ năng nhất định nhưng bản thân cán bộ, công chức, viên chức đó chưa đáp ứng được cần phải tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng mà không phải tuyển dụng người thay thế.
2. Chỉ đưa vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức sau:
- Thiếu tiêu chuẩn nào theo quy định của chức vụ, chức danh hoặc ngạch công chức, viên chức thì đào tạo, bồi dưỡng tiêu chuẩn đó;
- Ngoại trừ những người đang học theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, chỉ đưa vào kế hoạch đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học về chuyên môn, nghiệp vụ đối với những đối tượng sau:
+ Cán bộ, công chức ở xã đã có thâm niên công tác từ 01 năm trở lên, đáp ứng được yêu cầu, có năng lực, khả năng phục vụ lâu dài, đối với nữ có tuổi đời dưới 45 đối với nam có tuổi đời dưới 49.
+ Cán bộ, công chức được bố trí trái ngành nghề đào tạo nhưng đáp ứng được yêu cầu công việc, có khả năng bố trí chức vụ cao hơn theo quy hoạch.
- Đào tạo chuyên khoa, trình độ thạc sỹ, tiến sỹ đối với cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, triển vọng bố trí chức vụ cao hơn theo quy hoạch hoặc trở thành chuyên gia của ngành, lĩnh vực đang đảm trách.
Điều 6. Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
1. Sở Nội vụ có trách nhiệm:
- Quản lý và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sau khi được Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt;
- Thông báo cho các cơ quan, đơn vị cấp Tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức sau khi được Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó;
- Trực tiếp hoặc phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ chiêu sinh các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
- Phê duyệt mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn;
- Trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng dài hạn.
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp Tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
- Quản lý và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và chính quyền cơ sở theo thông báo của Sở Nội vụ;
- Chọn cử cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ xã, phường, thị trấn và cán bộ ấp, khóm đi đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch và danh sách được duyệt.
3. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ quản lý và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo Quyết định số 337/QĐ-TU ngày 31 tháng 10 năm 2002 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
THẨM QUYỀN CỬ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
Điều 7. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp quyết định cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng đối với
1. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Tỉnh, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh sau khi có Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ;
2. Trưởng, Phó trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân Tỉnh;
3. Giám đốc, Phó giám đốc Sở và tương đương;
4. Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện;
5. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
6. Cán bộ, công chức, viên chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương;
7. Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng các doanh nghiệp nhà nước;
8. Cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài;
9. Đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh
Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý, nếu thời gian học dưới 03 tháng, Sở Nội vụ trao đổi thống nhất với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định; nếu thời gian học trên 03 tháng, Sở Nội vụ lập thủ tục để Ban Cán sự Đảng Uỷ ban nhân dân Tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chấp thuận trước khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định.
Điều 8. Sở Nội vụ quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng đối với
1. Cán bộ, công chức, viên chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống (không giử các chức vụ quy định tại Điều 7 Quyết định này);
2. Cán bộ, công chức, viên chức giử các chức vụ: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng các cơ quan, đơn vị sự nghiệp trực thuộc các cơ quan, đơn vị cấp Tỉnh, trưởng, phó trưởng phòng sở và tương đương;
3. Cán bộ chuyên trách, không chuyên trách và công chức cấp xã, ấp, khóm;
4. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã, phường, thị trấn.
Căn cứ vào thông báo chiêu sinh của các trường, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp Tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định cử cán bộ, công chức của cơ quan đi bồi dưỡng các lớp ngoài Tỉnh có thời gian từ 30 ngày trở xuống.
Điều 9. Ban Tổ chức Tỉnh ủy quyết định hoặc trình Thường trực Tỉnh uỷ quyết định (theo phân cấp của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ) cử đi đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Quyết định số 337/QĐ-TU ngày 31 tháng 10 năm 2002 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Ban tổ chức Tỉnh ủy.
Điều 10. Quy định về chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở trong nước
1. Chi thù lao giảng viên (một buối giảng được tính 4 tiết):
Mức chi thù lao giảng viên, báo cáo viên (đã bao gồm cả việc soạn giáo án bài giảng, tiền ăn giảng viên)
- Giảng viên, báo cáo viên là Uỷ viên TW Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Bí thư, Phó Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh và tương đương mức chi là 500.000 đồng/buổi
- Giảng viên, báo cáo viên cấp Cục, Vụ, Viện, giáo sư, phó giáo sư, chuyên viên cao cấp, Tỉnh uỷ viên, trưởng các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh và tương đương, mức chi là 400.000 đồng/buổi
- Giảng viên, báo cáo viên là tiến sỹ khoa học, tiến sỹ; chuyên viên chính; phó các Sở, Ban, ngành cấp Tỉnh và tương đương, mức chi là: 300.000 đồng/buổi;
- Giảng viên, báo cáo viên là chuyên viên; giảng viên, báo cáo viên cấp huyện (kể cả báo cáo cáo viên Thường vụ Huyện ủy) mức chi là: 200.000 đồng/buổi;
- Giảng viên, báo cáo viên cấp xã mức chi là: 120.000 đồng/buổi;
Riêng đối với các giảng viên chuyên nghiệp làm nhiệm vụ giảng dạy trong Trường Chính trị Tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện thị, thành phố thì số giờ giảng vượt định mức được thanh toán phụ cấp giảng bài theo quy định về chế độ giảng vượt giờ đối với giảng viên các trường trung cấp chuyên nghiệp, không trả theo mức trên khi tham gia giảng dạy các lớp học do cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho các trường thực hiện; nhưng khi được mời giảng dạy tại các lớp học do các cơ sở đào tạo khác tổ chức thì vẫn được hưởng theo chế độ thù lao giảng viên theo quy định nêu trên.
2. Quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức trong tỉnh Đồng Tháp:
a) Trợ cấp học phí: thanh toán 100% theo chứng từ hợp lệ, cụ thể:
- Thanh toán 100% học phí chính khoá, học phí chứng chỉ của các lớp chuyên khoa I và chuyên khoa II ngành y, lệ phí tuyển sinh, lệ phí thi tốt nghiệp (lần I);
- Thanh toán 100% học phí học chuyển đổi kiến thức và ôn thi đầu vào các lớp đào tạo sau đại học cao học, nghiên cứu sinh, cử nhân chính trị, cử nhân hành chính và các lớp chuyên khoa I, chuyên khoa II ngành y.
b)- Hỗ trợ tiền mua tài liệu:
Cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo, được khoán tiền mua tài liệu như sau:
- Đối với các lớp học tại các trường ngoài Tỉnh:
+ Sau đại học (kể cả sau đại học trong Tỉnh): 1.000.000đ/người/niên học;
+ Đại học: 500.000đ/người/niên học;
+ Các lớp đào tạo dài hạn khác: 400.000đ/người/niên học
Riêng các lớp bồi dưỡng ngắn hạn từ 30 ngày trở xuống được thanh toán theo thông báo chiêu sinh thực tế của trường.
- Đối với các lớp học tại các Trường trong Tỉnh:
+ Do Trường thanh toán thực tế cho các môn học chính khoá theo quy định đối với từng ngành học hoặc theo hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng với các Trường ngoài tỉnh.
+ Các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, khi mở lớp các Trường của Tỉnh lập dự toán bao gồm tiền tài liệu để cấp cho học viên.
c)- Hỗ trợ chi phí nghiên cứu, học tập thực tế để viết tiểu luận của các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị ngoài tỉnh:
Cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị ở các trường ngoài tỉnh, theo quy chế học tập bắt buộc học viên phải đi nghiên cứu, học tập thực tế để viết tiểu luận cuối khoá được hỗ trợ hỗ trợ phần chênh lệch thực tế và phần kinh phí trường cấp theo quy định của nhà nước.
Khi thanh toán phải có bảng kê cụ thể mức hỗ trợ của nhà Trường (kèm theo thông báo của trường) và phần được cấp bù.
d)- Trợ cấp học ngoại ngữ, tin học (học phí, tài liệu, lệ phí thi tốt nghiệp) đối với các lớp đào tạo cử nhân chính trị, cử nhân hành chính và các lớp sau đại học: cao học, nghiên cứu sinh và các lớp chuyên khoa I, chuyên khoa II ngành y.
Theo quy chế học tập bắt buộc học viên phải tự học và có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc tin học, được thanh toán thực tế theo phiếu thu của nơi đào tạo đối với từng loại chứng chỉ theo quy định bắt buộc đối với từng ngành học.
Nếu học ngoài tỉnh sẽ do Sở Tài chính thanh toán từ nguồn kinh phí đào tạo của Tỉnh, các lớp học mở trong Tỉnh sẽ do các trường của Tỉnh thanh toán.
đ)- Hỗ trợ làm luận văn tốt nghiệp đối với các lớp sau đại học:
Cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo sau đại học được trợ cấp tiền làm luận văn tốt nghiệp, mức cụ thể sau:
- Chuyên khoa I và chuyên Khoa II (nếu có viết): 10.000.000 đồng/người
- Thạc sĩ: 15.000.000 đồng/người
- Tiến sĩ 25.000.000 đồng/người
Căn cứ chi trả khoản hỗ trợ làm luận văn tốt nghiệp dựa vào quyết định giao đề tài luận văn của nhà trường cho học viên.
e)- Hỗ trợ một phần tiền ăn cho học viên trong thời gian tập trung:
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở các Trường ngoài tỉnh:
Mức hỗ một phần tiền ăn đối với các học viên học ngoài tỉnh như sau: các lớp cao cấp chính trị, cử nhân chính trị, cử nhân hành chính, các lớp sau đại học: cao học, nghiên cứu sinh, chuyên khoa I, chuyên khoa II (kể cả thời gian học chuyển đổi kiến thức và ôn thi đầu vào) (kể cả lớp bồi dưỡng ngắn hạn có thời gian tập trung trên 30 ngày đến 06 tháng) mức hỗ trợ là: 25.000đ/người/ngày (như mức chi quy định tại Thông tư 51/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính)
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở các Trường trong Tỉnh:
Các lớp đào tạo bồi dưỡng về chính trị, hành chính; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ dưới 03 tháng tại Trường Chính trị Tỉnh và các Trung tâm bồi dưỡng huyện, thị, thành phố được hỗ trợ một phần tiền ăn do kinh phí của Trường, Trung tâm chi, cụ thể:
* Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức: 10.000đ/người/ngày;
* Đối tượng không hưởng lương: 15.000đ/người/ngày.
- Đối với với học viên đi học sau đại học trong Tỉnh được hỗ trợ tiền ăn, ở: 15.000 đồng/người/ngày.
Riêng đối với các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn trong Tỉnh không được thanh toán tiền ăn trong thời gian đi học.
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức được trợ cấp tiền ăn thì không được thanh toán phụ cấp lưu trú theo chế độ công tác phí.
Trường hợp đối với tiền ăn học viên đi học nếu Trung Ương chi thì địa phương không chi.
Đối với các lớp bồi dưỡng ngắn hạn trong và ngoài tỉnh có thời gian tập trung từ 30 ngày trở lại sẽ thanh toán trong kinh phí thường xuyên của đơn vị theo chế độ công tác phí tại Quyết định số 32/2007/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh.
f) Trợ cấp thuê chỗ ở:
- Đối với các lớp được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo dài hạn và các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngoài tỉnh có thời hạn tập trung trên 30 ngày đến 06 tháng trợ cấp khoán tiền thuê chỗ ở là 15.000đ/người/ngày (trường hợp trong thông báo chiêu sinh bắt buộc học viên phải ở tại Trường thì được thanh toán thực tế theo phiếu thu của nhà Trường).
- Đối với các lớp bồi dưỡng ngắn hạn có thời gian tập trung từ 30 ngày trở lại sẽ thanh toán trong kinh phí thường xuyên của đơn vị theo chế độ công tác phí tại Quyết định số 32/2007/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh.
Trong thời gian đi học cán bộ, công chức, viên chức không được thanh toán chế độ công tác phí.
g)- Tiền tàu xe đi học của cán bộ, công chức, viên chức được thanh toán trong kinh phí thường xuyên của đơn vị, cụ thhể như sau:
- Đối với lớp học tập trung một năm thanh toán 02 lần (04 lượt đi và về);
- Đối với các lớp đào tạo tại chức mỗi quý học 01 đợt thanh toán mỗi năm 04 lần (08 lượt đi và về).
- Đối với các lớp bồi dưỡng ngắn hạn có thời gian tập trung từ 30 ngày trở lại sẽ thanh toán theo chế độ công tác phí tại Quyết định số 32/2007/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh.
- Đối với các lớp bồi dưỡng ngắn hạn có thời gian tập trung từ 30 ngày trở lại sẽ thanh toán trong kinh phí thường xuyên của đơn vị theo chế độ công tác phí tại Quyết định số 32/2007/QĐ-UBND ngày ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh.
h) Trợ cấp tiền y tế phí: Cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở các Trường ngoài Tỉnh, trong thông báo chiêu sinh có quy định học viên phải đóng tiền y tế phí, được thanh toán thực tế theo phiếu thu của nhà trường.
l) Trợ cấp đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức:
Nữ cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở các trường ngoài Tỉnh từ một năm trở lên, ngoài các khoản trợ cấp được hưởng theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, Điều 7 của Quyết định này, còn được trợ cấp 500.000đ/người/niên học.
m) Đối với cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng các lớp sau đại học, nếu tốt nghiệp loại xuất sắc, giỏi, ngoài các khoản trợ cấp quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, f, g, h, l, khoản 2, Điều 10 của Quyết định này, còn được hưởng theo các mức, cụ thể sau:
- Thạc sĩ, chuyên khoa I, chuyên Khoa 2:
+ Luận án tốt nghiệp loại xuất sắc: 4.000.000 đ/người;
+ Luận án tốt nghiệp loại giỏi: 2.000.000 đ/người
- Tiến sĩ:
+ Luận án tốt nghiệp loại xuất sắc: 5.000.000đ/người;
Căn cứ chi trả khen thưởng dựa vào kết qủa có xác nhận của nhà Trường.
Điều 11. Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước ở nước ngoài: thanh toán theo quy định của Thông tư 51/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính và Quyết định số 499/QĐ-UBND.HC ngày 16 tháng 5 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh.
Điều 12. Đối với cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử đi học bị xem xét xử lý kỹ luật buộc phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật trong các trường hợp cụ thể sau:
- Bị kỹ luật buộc thôi học;
- Tự ý bỏ học;
- Tự ý thôi việc hoặc chuyển công tác ra khỏi khu vực nhà nước, ra khỏi Tỉnh vì lý do cá nhân trong khi chưa hết thời gian phục vụ sau khi đào tạo quy định tại mục III khoản 3 Thông tư 130/2005/TT-BNV ngày 07 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẩn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2005/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức.
QUẢN LÝ CẤP PHÁT VÀ QUYẾT TOÁN
Điều 13. Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức
1. Ngân sách Tỉnh hàng năm bố trí kinh phí đào tạo để thanh toán đối với đối tượng sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức quy định tại khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh cán bộ công chức số 11/2003/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; cán bộ, công chức dự bị tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương thuộc quyền quản lý của Tỉnh;
- Cán bộ hợp đồng ở cấp xã, phường, thị trấn
- Cán bộ ở ấp, khóm;
- Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp;
- Cán bộ, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và cơ quan thi hành án ở cấp Tỉnh, cấp huyện;
- Một số đối tượng khác theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ hoặc Uỷ ban nhân dân Tỉnh.
2. Đơn vị tự chi trả từ nguồn tài chính của đơn vị và được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ cho các đối tượng:
- Cán bộ, viên chức ở các đơn vị sự nghiệp kinh tế, đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên.
- Cán bộ, viên chức ở các doanh nghiệp nhà nước.
3. Đối với lực lượng vũ trang và các đơn vị do ngành dọc Trung ương quản lý đóng trên địa bàn Tỉnh do kinh phí của đơn vị chi trả và kinh phí hỗ trợ của Tỉnh hàng năm.
Điều 14. Hàng năm, Sở Tài chính có trách nhiệm lập dự toán và quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán các khoản chi trả trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Quyết định này.
Điều 15. Những trường hợp sau đây không được thanh toán các khoản trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng từ ngân sách Tỉnh:
1. Cán bộ, công chức, viên chức học các lớp đào tạo từ xa;
2. Cán bộ, công chức, viên chức đi học không theo yêu cầu, tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức, hoặc không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
3. Người lao động làm việc ở các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, không được nhà nước tài trợ về kinh phí và biên chế, trừ những trường hợp do Uỷ ban nhân dân Tỉnh chấp thuận việc mở lớp và hỗ trợ kinh phí.
4. Những ngày tự học, những ngày viết tiểu luận, luận văn tốt nghiệp không được hưởng trợ cấp theo quy định tại điểm 2, 6, 7,8, 11 khoản 2 Điều 10 của Quyết định này.
Điều 16. Thủ tục tạm ứng và thanh toán các khoản trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, quy định cụ thể sau
1. Tạm ứng kinh phí:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan, đơn vị, tổ chức trực tiếp quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học (bản chính);
b) Quyết định cử đi học của cơ quan có thẩm quyền quy định tại các điều 6, 7, 8, 9, 10 Quyết định này (bản sao);
c) Thông báo chiêu sinh, thông báo nhập học, kế hoạch đào tạo (bản sao);
2. Thanh toán kinh phí:
- Văn bản đề nghị của cơ quan, đơn vị, tổ chức trực tiếp quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học (bản chính);
- Biên lai thu hoặc phiếu thu hợp lệ của nhà trường đối với các khoản: tiền học phí, tiền lệ phí thi (bản chính);
- Biên lai thu hoặc phiếu thu hợp lệ của nhà trường đối với các khoản: tiền tài liệu, tiền thuê chỗ ở (bản chính) theo thông báo chiêu sinh đối với các lớp bồi dưỡng ngắn hạn;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ về ngoại ngữ, tin học;
- Thông báo chiêu sinh, thông báo nhập học, kế hoạch đào tạo (bản chính), giấy chứng nhận thời gian tập trung học tập (đối với học viên tập trung học tập theo kế hoạch đào tạo);
- Quyết định cử đi học của cơ quan có thẩm quyền quy định tại các điều 6,7,8,9,10 Quyết định này (bản chính).
Khi mang hồ sơ, thủ tục đề nghị tạm ứng hoặc thanh toán kinh phí phải mang theo bản chính để cơ quan Tài chính kiểm tra, đối chiếu các bản sao.
Sở Tài chính có quyền từ chối cấp tạm ứng hoặc thanh toán các khoản trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nếu các chứng từ đề nghị thanh toán không thực hiện đúng các quy định của pháp luật và các quy định tại Quyết định này.
Điều 17. Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ, công chức, viên chức
- Đối với với các lớp ngoài Tỉnh căn cứ vào thông báo chiêu sinh của các trường và quyết định của cấp có thẩm quyền cử đi học.
- Đối với các lớp trong Tỉnh theo kế hoạch cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ do các trường lập dự toán hằng năm của đơn vị.
- Giám đốc Sở Tài chính và Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
- Trong quá trình thực hiện nếu Trung ương có ban hành chính sách chi đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức thì sẽ thực hiện theo chế độ của Trung ương. Nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh trực tiếp về Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ giải quyết theo thẩm quyền.
Điều 19. Tổ chức, cá nhân vi phạm về công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng và chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 20. Giám đốc Sở Tài chính và Giám đốc Sở Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ hàng năm tổng hợp báo cáo đánh giá tình hình quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh, kể cả kiến nghị sửa đổi, bổ sung (nếu có) về Uỷ ban nhân dân Tỉnh./.