Quyết định 10/2008/QĐ-UBND quy định trình tự, thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước xem xét việc đăng ký phong chức, bổ nhiệm, suy cử chức sắc, nhà tu hành; thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành; những người đi đào tạo tại các trường đào tạo tôn giáo và người vào tu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Số hiệu 10/2008/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/03/2008
Ngày có hiệu lực 24/03/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Đàm Thanh Nghị
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2008/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 14 tháng 3 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC XEM XÉT VIỆC ĐĂNG KÝ PHONG CHỨC, BỔ NHIỆM, SUY CỬ CHỨC SẮC, NHÀ TU HÀNH; THUYÊN CHUYỂN NƠI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CỦA CHỨC SẮC, NHÀ TU HÀNH; NHỮNG NGƯỜI ĐI ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO TÔN GIÁO VÀ NGƯỜI VÀO TU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dânUỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004;

Căn cứ Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;

Xét đề nghị của Ban Tôn giáo tỉnh tại Tờ trình số 9/TTr-BTG ngày 5/3/2008; ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại văn bản số 2866/TP-VB ngày 29/11/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này “Quy định trình tự, thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước xem xét việc đăng ký phong chức, bổ nhiệm, suy cử chức sắc, nhà tu hành; thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành; những người đi đào tạo tại các trường đào tạo tôn giáo và người vào tu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban Ban Tôn giáo tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan có liên quan của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công; các tổ chức tôn giáo, chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đàm Thanh Nghị

 

QUY ĐỊNH

VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC XEM XÉT VIỆC ĐĂNG KÝ PHONG CHỨC, BỔ NHIỆM, SUY CỬ CHỨC SẮC, NHÀ TU HÀNH; THUYÊN CHUYỂN NƠI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CỦA CHỨC SẮC, NHÀ TU HÀNH; NHỮNG NGƯỜI ĐI ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO TÔN GIÁO VÀ NGƯỜI VÀO TU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2008/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Quy định này quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thời gian thực hiện đề nghị cơ quan nhà nước xem xét việc đăng ký phong chức, bổ nhiệm, suy cử thành viên trong Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo, Ban Đại diện Phật giáo huyện, thành phố, thị xã; Đại đức, Sư cô đối với đạo Phật, Linh mục đối với đạo Công giáo; chức sắc tôn giáo trụ trì cơ sở thờ tự; thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành; những người đi đào tạo tại các trường đào tạo tôn giáo và người vào tu đối với các tổ chức tôn giáo, các cơ sở tôn giáo được nhà nước công nhận trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Điều 2. Giải thích một số từ ngữ sau:

1. Tổ chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được nhà nước công nhận.

2. Tổ chức tôn giáo cơ sở là đơn vị cơ sở của tổ chức tôn giáo bao gồm Ban hộ tự hoặc Ban quản trị chùa của đạo Phật, giáo xứ của đạo Công giáo, chi hội của đạo Tin lành, họ đạo của đạo Cao đài, Ban trị sự xã, phường, thị trấn của Phật giáo Hòa hảo và đơn vị cơ sở của tổ chức tôn giáo khác.

3. Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo.

4. Cơ sở tôn giáo là nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và những cơ sở khác của tôn giáo được nhà nước công nhận.

5. Nhà tu hành là tín đồ tự nguyện thực hiện thường xuyên nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mình tin theo.

6. Chức sắc là tín đồ có chức vụ, phẩm sắc trong tôn giáo.

Điều 3. Thẩm quyền của các cơ quan nhà nước xem xét việc đăng ký phong chức, bổ nhiệm, suy cử chức sắc, nhà tu hành; thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành; những người đi đào tạo tại các trường đào tạo tôn giáo và người vào tu

Thẩm quyền xem xét việc đăng ký phong chức, bổ nhiệm, suy cử chức sắc, nhà tu hành được quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Điều 16 của Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005.

[...]