Nghị quyết 11/2007/NQ-HĐND về một số giải pháp phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Số hiệu 11/2007/NQ-HĐND
Ngày ban hành 21/09/2007
Ngày có hiệu lực 01/10/2007
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Nguyễn Văn Thuận
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/2007/NQ-HĐND

Hải Phòng, ngày 21 tháng 9 năm 2007

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ; THỰC HÀNH TIẾT KIỆM NHẰM SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
KHÓA XIII KỲ HỌP THỨ 10

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004; Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29/11/2005; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 29/11/2005; Luật Ngân sách nhà nước ngày 06/12/2002; Luật Đấu thầu ngày 29/11/2005; Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 36/2004/QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội khóa XI về công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước; Chỉ thị số 21/2005/CT-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước và chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng; Quyết định số 25/2006/QĐ-TTg ngày 26/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;

Sau khi xem xét Tờ trình số 36/TTr-UBND ngày 08/9/2007 và Đề án số 5283/ĐA-UBND ngày 08/9/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về 'Một số giải pháp phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng'; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân thành phố; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành Đề án số 5283/ĐA-UBND ngày 08/9/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về ‘Một số giải pháp phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng’ và thông qua một số giải pháp sau:

1. Những giải pháp chung

1.1. Bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của các cấp chính quyền đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng.

1.2. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách của thành phố về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, hạn chế những sơ hở và việc lợi dụng sơ hở gây thất thoát, lãng phí, tham nhũng.

1.3. Đổi mới, bổ sung, cụ thể hóa các quy định về trách nhiệm của cán bộ, công chức; nâng cao năng lực và đề cao trách nhiệm của các tổ chức và từng cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong các lĩnh vực quy hoạch, tư vấn, giám sát, thẩm định, phê duyệt, thực hiện dự án và thanh quyết toán công trình; công tác thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử để ngăn ngừa, phòng chống và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí. Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

1.4. Nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức thành viên, các cơ quan thông tin đại chúng và nhân dân đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí.

1.5. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử bảo đảm kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn hành vi lãng phí, thất thoát, tham nhũng; xử lý nghiêm minh mọi hành vi tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng.

2. Những giải pháp cụ thể

2.1. Về quản lý công tác quy hoạch

- Đẩy mạnh công tác lập, rà soát, điều chỉnh, nâng cao chất lượng các quy hoạch; bảo đảm tính chiến lược và đồng bộ, sự phù hợp giữa quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

- Khẩn trương rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng thành phố đến năm 2025, đẩy mạnh quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500; hoàn thành xây dựng các quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng các quận, huyện và quy hoạch ngành. Khắc phục tình trạng quy hoạch được duyệt nhưng không được triển khai thực hiện theo quy định.

2.2. Về chủ trương đầu tư

- Bảo đảm bố trí vốn xây dựng cơ bản theo hướng tập trung vào các lĩnh vực có trọng tâm, trọng điểm của thành phố, như: Bố trí vốn đầu tư phù hợp cho các ngành, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, hạ tầng xã hội, phù hợp với khả năng cân đối vốn của năm kế hoạch và những năm tiếp theo; quản lý vốn theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư. Chấm dứt tình trạng đầu tư không đồng bộ, không hiệu quả; dành vốn thanh toán các khoản nợ đến hạn trong xây dựng cơ bản.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí. Chỉ phân bổ vốn đối với những dự án có đủ nguồn vốn đảm bảo, đúng quy định, trình tự, thủ tục xây dựng cơ bản hiện hành.

- Xác định rõ nguồn lực, cơ cấu nguồn vốn đầu tư, phát huy xã hội hóa đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài và giảm dần tỷ trọng đầu tư từ ngân sách. Xây dựng quy định cụ thể để khuyến khích thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng theo hướng giảm dần danh mục các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Có giải pháp xử lý, hạn chế tình trạng các dự án không thực hiện đúng cam kết huy động các nguồn vốn khác, chỉ trông chờ vào vốn ngân sách. Không bố trí công trình xây dựng mới đối với những dự án trên địa bàn quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn vượt quá tổng mức dư nợ cho phép.

2.3. Về cơ chế quản lý các dự án đầu tư, quản lý chất lượng công trình

- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về xây dựng; xác định rõ trách nhiệm các chủ thể tham gia quá trình đầu tư. Quản lý chặt chẽ về quy hoạch, công tác chuẩn bị đầu tư, bảo đảm đúng kế hoạch, lập dự án khả thi phải sát với yêu cầu nhiệm vụ đầu tư, tiêu chuẩn định mức, quy trình, quy phạm, đơn giá, chế độ chi phí quy định, giảm đến mức thấp nhất các chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư và nghiệm thu công trình.

- Tổ chức tốt công tác đấu thầu; tăng nhanh tỷ lệ dự án đấu thầu rộng rãi ở các khâu tư vấn, thi công và giám sát. Đảm bảo thực hiện đúng, đủ các quy định của pháp luật về công tác đấu thầu, nhằm hạn chế tiến tới chấm dứt tình trạng nhận thầu nhưng triển khai không hiệu quả hoặc giao thầu lại cho các nhà thầu không đủ điều kiện, năng lực thi công xây dựng công trình; chỉ định thầu không đúng quy định, chia nhỏ dự án để chỉ định thầu.

- Kiện toàn, sắp xếp lại, đào tạo, tăng cường trang bị nâng cao năng lực và đổi mới cơ chế hoạt động từ đơn vị hành chính sự nghiệp sang đơn vị tự chủ hạch toán đối với các Ban quản lý dự án; đảm bảo các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án phải đủ năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, hiệu lực, hiệu quả quản lý theo quy định của pháp luật xây dựng.

- Xây dựng cơ chế tiết kiệm (mức giảm giá) đối với các công trình, dự án được thực hiện bằng hình thức chỉ định thầu theo quy định; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống đơn giá xây dựng cơ bản của địa phương làm cơ sở cho việc lập dự toán, quyết toán công trình xây dựng.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ tiến độ thi công, việc chấp hành quy trình, quy phạm, kiểm định chất lượng xây dựng các công trình nhằm nâng cao chất lượng xây dựng công trình và trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ